Thực trạng hoạt động của các doanhnghiệp Dệt may tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 33)

Sự phát triển của ngành Dệt may năm vừa qua đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa, trong khi đó chính sách bảo hộ ngành Dệt may của các thị trường xuất khẩu lớn như Bangladesh, Pakistan hay Ản Độ còn tạo ra sức ép lớn. Sự gia tăng của nguyên liệu đầu vào hay việc ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0 vào sản xuất kinh doanh là một yếu tố bất lợi trong năm 2018. Doanh nghiệp nào không cập nhật xu hướng toàn cầu sẽ luôn dậm chân tại chỗ dẫn tới bị đào thải khỏi ngành. Các công ty Dệt may Việt Nam đang nỗ lực đầu tư nguồn lực lớn trong việc hội nhập xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ. Các doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp thay đổi kết cấu dây chuyền và robot tự động nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cỡ lớn đang chiếm thị phần xuất khẩu khoảng 65% so với 5000 công ty Dệt may nội địa đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy rằng khoảng 44 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn không thể vẽ lên được bức tranh tổng quan về ngành, nhưng công ty May Việt Tiến (VGG), tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) hay Sợi Thế Kỷ (STK) vẫn đang là những cái tên nổi bật nhất trong năm 2018 vừa qua.

phần giúp ngành Dệt may Việt Nam năm 2018 phát triển ấn tượng. Các doanh nghiệp Dệt may lớn đã đạt được những kết quả tích cực như mức lợi nhuận của tập

đoàn Dệt may Việt Nam tăng khoảng 63% tương đương 261 tỉ VND hay May Việt Tiến thu về 215 tỷ tương đương tăng 22.4%. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ như CTCP Dệt may Hòa Thọ và CTCP May mặc Bình Dương cũng thu về mức lợi nhuận gấp 2 lần so với năm 2017. Doanh thu của Sợi Thế Kỷ cũng tăng 29.9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng đến hơn 84 tỷ VND tương đương tăng 72%.

Toàn ngành Dệt may đều báo cáo mức lợi nhuận trung bình đạt đến 34.7%, trong đó

chỉ có công ty Đầu tư Dệt may G.Home báo cáo thua lỗ.

Dệt may đang nằm trong top những nhóm ngành tăng trưởng tốt nhất trên sàn. Chỉ số EPS của các doanh nghiệp lớn như VGG và BDG đạt mức rất cao gần 10,000 hay một số mã có chỉ số EPS lớn hơn 4,000 như GMC và HTG. Chỉ số P/E trung bình ngành chỉ đạt khoảng 7.3, tuy nhiên một số cổ phiếu như KMR đạt mức P/E 18.8 hay FTM đạt P/E 16.9. Một số doanh nghiệp lại có chỉ số ROE vượt trội phải kể đến là HTG đạt 26.1%, VGG đạt 27.4% và BDG đạt 53%. Tuy tình hình tài chính có sự khởi sắc song cổ phiếu Dệt may vẫn chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Tỷ trọng của nhóm ngành có thể là nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. So sánh với nhóm ngành Ngân hàng, Bất động sản và Thực phẩm thì Dệt may đang còn khá nhỏ, từ đó cũng dẫn tới sự khó khăn trong việc tạo lập hiệu ứng sóng cho cổ phiếu toàn ngành. Giá cổ phiếu Dệt may nói chung chỉ nổi theo từng đợt sóng nhỏ khi bắt đầu có thông tin về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. So với năm 2017, chỉ có một số mã cổ phiếu như BDG, GMC, HTG hay FTM đạt mức tăng trưởng từ 10-20%, hầu hết các mã chứng khoán Dệt may còn lại đều giảm khoảng 5-20% mặc dù kết quả kinh doanh rất tốt. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng khá lớn từ việc biến động của tỷ giá làm cổ phiếu ngành Dệt may mất giá. Bên cạnh đó, số lượng cổ phiếu free float của đa số các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may nằm dưới 50 triệu, trong khi nhiều doanh nghiệp lại chọn niêm yết trên sàn UPCOM mà không được giao dịch ký quỹ khiến sức hút của cổ phiếu bị giảm sút. Nhờ niêm yết trên hai sàn chứng khoán lớn là HSX và HNX mà một số mã chứng khoán Dệt may được giao dịch khá mạnh. Do đó, để ngành Dệt may huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, cần đưa tỷ lệ cổ

phiếu tự do lên cao và khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang niêm yết tại hai sàn HOSE và HNX.

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w