Tác động của đòn bẩy tài chính đến chỉ số lợi nhuận
Trong bài nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran” của Pourahajan A. và Bagheri M. (2012) đã chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả Nduati M. (2010) cũng đưa ra kết luận tương tự ở nghiên cứu của mình. Điều này trái ngược với mô hình M&M và một số nghiên cứu khác. Tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
H1: Đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến chỉ số lợi nhuận. Trong đó: H1a: Đòn bẩy tài chínhcó tác động tiêu cực đến ROA.
H1b: Đòn bẩy tài chính có tácđộng tiêu cực đến ROE. H1c: Đòn bẩy tài chínhcó tác đông tiêu cực đến ROS. H1d: Đòn bẩy tài chính có tácđộng tiêu cực đến ROCE.
Tác động của quy mô doanh nghiệp lên chỉ số lợi nhuận
Trong bài nghiên cứu của tác giả Pandey I. M. (2008), tác giả đã đưa ra định nghĩa về quy mô của doanh nghiệp và được sử dụng nghiên cứu bởi rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Quy mô của doanh nghiệp được xác định bởi tổng lượng tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ. Nó được cho vào mô hình với vai trò là biến kiểm soát bởi lẽ nó được cho là cần thiết khi xem xét đến khả năng sinh lời của công ty. Các doanh nghiệp lớn, nơi mà có ảnh hưởng đáng kể lên các cổ đông lớn và công chúng, sẽ có vị thế cao và ít khả năng đối mặt với tình trạng phá sản nên họ dễ dàng có thể dễ dàng vay nợ bởi lẽ họ được cho rằng là có đầy đủ khả năng thanh toán các khoản chi phí lãi vay. So với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty lớn thường đa dạng hóa trong hoạt động của mình hơn và có phạm vi tiếp cận thông tin thị trường rộng hơn. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ hơn sử dụng công cụ đòn bẩy như là công cụ phòng ngừa rủi ro như phá sản hay mất quyền làm chủ.
Biến Quy mô doanh nghiệp được tính toán bằng ln của Tổng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô của doanh nghiệp cũng được cho là không có ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này đã được chỉ ra trong bài nghiên cứu của tác giả Magaret O. với chủ đề “Tác động của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Nairobi” đăng trên
tạp chí IJSR năm 2015. Một số bài nghiên cứu khác cũng đưa ra kết quả tương tự như bài nghiên cứu của tác giả Yulius W. và Yeterina N. (2013). Vì vậy, tác giả xin đề xuất giả thuyết như sau:
H2: Quy mô doanh nghiệp không có tác động đến chỉ số lợi nhuận. Trong đó: H2a: Quy mô doanhnghiệp không có tácđộng đến ROA.
H2b: Quy mô doanhnghiệp không có tácđộng đến ROE. H2c: Quy mô doanhnghiệp không có tácđộng đến ROS. H2d: Quy mô doanhnghiệp không có tácđộng đến ROCE.
Tác động của cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp đến chỉ số lợi nhuận
Trong những nghiên cứu đi trước về cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp, tăng trưởng về doanh thu là một thước đo phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các bài nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới. Ba tác giả Fitzsimmons, Steffens và Douglas (2015) đã thống kê được rằng khoảng 50 trên 82 đề tài được xem xét đều sử dụng tăng trưởng về doanh thu làm thước đo cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường bởi tỷ lệ phần trăm thay đổi của doanh thu từng năm. Tác giả kỳ vọng rằng khi doanh nghiệp có cơ hội đầu tư cao sẽ dẫn tới khả năng sinh lời cao và tác động tích cực đến chỉ số lợi nhuận. Kỳ vọng này phù hợp với kết quả của bài nghiên cứu của 4 tác giả Rehana K., Tahira B., Muhammad A. Và Masood H. về đề tác “Mối quan hệ giữa khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng và quy mô của các công ty phi tài chính ở Pakistan”, với cơ hội tăng trưởng và chỉ số lợi nhuận có mối tương quan thuận chiều mạnh mẽ với nhau. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết:
H3: Cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực đến chỉ số lợi nhuận. Trong đó: H3a: Cơ hội tăng trưởng cótác động tíchcực đến ROA.
H3b: Cơ hội tăng trưởng có tác động tíchcực đến ROE. H3c: Cơ hội tăng trưởng có tác động tíchcực đến ROS. H3d: Cơ hội tăng trưởng có tác động tíchcực đến ROCE.
Tác động của tài sản cố định hữu hình đến chỉ số lợi nhuận
Biến tài sản cố định hữu hình trong bài nghiên cứu này được đo lường bằng tỉ số giữa tài sản cố định và tổng tài sản của doanh nghiệp theo từng năm. Khi doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định hữu hình chứng tỏ họ có nhiều tài sản thế
chấp để có thể vay nợ, từ đó làm giảm rủi ro cho người cho vay và giúp việc vay nợ dễ dàng hơn. Trong bài nghiên cứu về “Cấu trúc vốn và hiệu quả các hoạt động của các doanh nghiệp ở Jordan” của hai tác giả Zeitun R. và Tian G. (3014), kết quả chỉ ra rằng biến tài sản cố định hữu hình có tác động tích cực đến chỉ số lợi nhuận của công ty. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
H4: Tài sản cố định hữu hình có tác động tích cực đến chỉ số lợi nhuận. Trong đó: H4a: Tài sản cố địnhhữuhình có tác động tích cực đếnROA.
H4b: Tài sản cố địnhhữuhình có tác động tích cực đếnROE. H4c: Tài sản cố địnhhữuhình có tác động tích cực đếnROS. H4d: Tài sản cố địnhhữuhình có tác động tích cực đếnROCE.
2.3. Phương pháp nghiên cứu về tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ sốlợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ngành Dệt may tại Việt Nam