Cameron và Robert Quinn
Để giúp doanh nghệp có thể dễ dàng hiểu và đánh giá được đặc điểm văn hóa của mình, Quinn và Cameron đã nghiên cứu và phát triển ra bộ công cụ chuẩn đoán văn hóa doanh nghiệp OCAI (Organizational Culture Assessment Instrument). Bộ công cụ này có thể đánh giá cụ thể các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp từ đó định dạng nền văn hóa doanh nghiệp của tổ chức dựa trên khung giá trị cạnh tranh.
Hiện tại bộ công cụ chuẩn đoán văn hóa doanh nghiệp đang được sử dụng trên 10.000 công ty trên toàn thế giới. Và để chuẩn đoán văn hóa của Bizman Group, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình OCAI của 2 nhà nghiên cứu trên. Bản dịch tiếng việt của mô hình OCAI được dịch bởi Phạm Thị Ly.
Cameron và Quinn cho rằng có 6 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp được sử dụng để phân biệt các loại hình văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Đặc tính nổi bật của doanh nghiệp - Loại hình lãnh đạo
- Đặc điểm nhân viên - Chất keo gắn kết
- Chiến lược phát triển
- Tiêu chí thành công
Trong OCAI mỗi yếu tố cấu thành sẽ có bốn lựa chọn để người được hỏi phân chia số điểm. Mỗi yếu tố được cho tổng điểm là 100 điểm. Các lựa chọn trong từng yếu tố lần lượt là A, B, C và D. Có thể hiểu đơn giản thông qua ví dụ dưới đây:
Bảng 2.1 Bảng khảo sát mẫu về Đặc tính nổi bật của doanh nghiệp
Đặc tính nổi bật của doanh nghiệp Points A. Tổ chức có không khí rất gần gũi. Nó giống như một gia đình
lớn. Mọi người rất chia sẻ với nhau.
40
B. Tổ chức rất năng động và mang đậm chất kinh doanh. Tất cả mọi người đều sẵn sàng đương đầu trên thương trường và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
20
C. Tổ chức luôn hướng về kết quả. Vấn đề được quan tâm nhất chính là công việc được hoàn thành. Các thành viên luôn cạnh tranh và hướng về thành quả công việc.
30
D. Tổ chức có cấu trúc được xây dựng và kiểm soát tốt. Các quy trình chính thức của tổ chức đều nhằm điều chỉnh hoạt động của các thành viên.
10
(Nguồn: Bảng khảo sát OCAI, Cameroon & Quinn, dịch bởi Phạm Thị Lý )
Người được hỏi phân chia số điểm cho từng lựa chọn sao cho tổng điểm của 4 lựa chọn luôn luôn là 100 điểm. Nếu trong quá trình trả lời người được hỏi bỏ lỡ không điền số điểm vào một hoặc vài lựa chọn nào đó. Số điểm của các lựa chọn bị trống này sẽ bằng tổng 100 điểm trừ đi số điểm đã được phân bổ sau đó chia đểu cho số lựa chọn còn thiếu.
Ví dụ như ở trên, người trả lời đã cho lựa chọn A 40 điểm và lựa chọn B 20 đểm nhưng không điền vào C và D thì số điểm của C, D sẽ bằng: (100- 40- 20)/2= 20 điểm. Như vậy số điểm của C và D cùng là 20.
Sau quá trình này chúng ta cộng tổng của từng lựa chọn của 6 yếu tố lại và xem xét kết quả. Theo mô hình này thì ứng với mỗi lựa chọn là một loại hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù. Nếu tổng số điểm của lựa chọn nào là cao nhất thì nền văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp sẽ thiên về loại hình tương ứng mà cụ thể từng loại hình ứng với mỗi lựa chọn sẽ được để cập trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Ý nghĩ của từng lựa chọn A, B, C, D
Hướng Nội Hướng ngoại
Linh hoạt A. Văn hóa gia đình B. Văn hóa sáng tạo Ổn định D. Văn hóa thứ bậc C. Văn hóa cạnh tranh
(Nguồn: Bảng khảo sát OCAI, Cameroon & Quinn, dịch bởi Phạm Thị Lý )