Quá trình chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh công tác vận động

Một phần của tài liệu Luận án_Mai Quốc Dũng (Trang 95 - 127)

CHÍ MINH (2006 – 2015)

Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác NVNONN, trong giai đoạn 2006 - 2015, Đảng bộ TP.HCM đã chỉ đạo thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo công tác vận động NVNONN, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để bà con Việt kiều về thành phố làm ăn, sinh sống, cống hiến trí tuệ, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

3.3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền

Dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng NVNONN luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, mong muốn đất nước phát triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Tuy nhiên, có một bộ phận NVNONN do chưa hiểu đúng về tình hình trong nước nên còn có thái độ tiêu cực hoặc dè dặt, thậm chí có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Sự đóng góp của kiều bào vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức còn ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng của cộng đồng NVNONN. Chính vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền đến NVNONN và thân nhân của họ luôn được thành phố quan tâm, chú trọng. Thành phố yêu cầu công tác thông tin, tuyên truyền phải:

Đầy đủ, chính xác tình hình kinh tế -văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng cả nước và Thành phố cho các cơ quan nước ngoài và kiều bào. Tiếp tục tuyên truyền tinh thần yêu nước, tinh thần hướng về quê hương, vun đắp tình cảm gắn bó các dân tộc, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, kịp thời phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch [124].

Thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định kiều bào là một bộ phận cần được thông tin, tuyên truyền. Thành phố yêu cầu các cơ quan chức năng xây dựng đề án tăng cường thông tin, nhằm hỗ trợ kiều bào trong các hoạt động quảng bá hình ảnh, văn hóa truyền thống dân tộc; phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến kiều bào; thực hiện chế độ trợ giá cho công tác này:

Xây dựng đề án tăng cường thông tin cho kiều bào và thân nhân, chú ý phối hợp với Ủy ban NVNONN của Trung ương; Tiếp tục duy trì thực hiện tốt việc trợ giá 50% cước vận chuyển báo chí, văn hóa phẩm cho tổ chức và cá nhân kiều bào ở nước ngoài [118]. Mục tiêu của thành phố là “100% văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam được

tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp” [119], Ủy ban nhân dân TP.HCM giao nhiệm vụ cho Ủy ban về NVNONN TP.HCM, phối hợp với các cơ quan khác tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối với kiều bào và thân nhân kiều bào ở trong nước.

Phối hợp với các sở - ban - ngành, địa phương các tổ chức liên quan thông tin tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; về tình hình chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước, của thành phố đến NVNONN và thân nhân trong nước [120]. Thông qua các phương tiện thông tin, các cơ quan báo, đài của thành phố đã tăng thêm thời lượng và nội dung hướng về cộng đồng NVNONN. Việc tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu, hội thảo chuyên đề, trao đổi trực tiếp, trao đổi sách, báo, tư liệu, thông tin qua địa chỉ email đã có sự phối hợp và phát huy vai trò của cơ quan báo chí, các tổ chức hội đoàn kiều bào, góp phần giúp kiều bào nắm bắt được những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hiểu biết rõ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Mặt khác, công tác thông tin đến cộng đồng NVNONN thông qua thân nhân tại thành phố được thực hiện tại các Tổ, Ban Liên lạc thân nhân NVNONN tại các phường/xã/thị trấn, quận/huyện với sự hỗ trợ về nội dung từ các bản tin hàng tháng của Ủy ban về NVNONN TP.HCM và Hội Liên lạc NVNONN thành phố. Thành phố ghi nhận và biểu dương các gương kiều bào tiêu biểu, thành đạt, ghi nhận những đóng góp, thành tích nổi bật trong các hoạt động xã hội, từ thiện. TP.HCM đã giới thiệu gương mặt kiều bào điển hình cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV4) thực hiện chương trình “Ngày trở về” kể về cuộc hành trình của những người con xa xứ trở về quê hương, cội nguồn, chương trình “Xuân Hội ngộ” của Đài truyền hình Việt Nam và chương trình “Hoa cuộc sống” của Đài truyền hình thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện mục tiêu chiến lược là trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa

học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á, nên cần huy động rất nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó có nguồn lực từ Việt kiều. Để tranh thủ nguồn lực từ kiều bào, Lãnh đạo thành phố tổ chức gặp gỡ NVNONN về thăm quê hương vào các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc, để lắng nghe những đóng góp ý kiến, nguyện vọng của kiều bào, nhất là những ý kiến, đóng góp của các trí thức, doanh nhân thành đạt, những người làm công tác xã hội, đối với các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa thanh thiếu niên kiều bào với tuổi trẻ thành phố để đối thoại, trao đổi, học tập kinh nghiệm. Tiêu biểu như:

Ngày 7-4-2006, TP.HCM tổ chức buổi gặp gỡ gần 100 doanh nghiệp Việt kiều để lắng nghe phản ánh khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc như: quy định về cấp phép, đóng góp lệ phí ngành, quy định ở cấp địa phương, thuê đất, mua nhà, mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư ra các địa phương khác, đưa công nghệ mới từ nước ngoài vào, vấn đề sử dụng lao động… Qua buổi gặp gỡ này, TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tiếp xúc ngay với các doanh nghiệp để có hướng giải quyết các vướng mắc, đồng thời sẽ tổ chức định kỳ 3 tháng một lần các cuộc gặp gỡ tương tự để lãnh đạo thành phố lắng nghe nhiều ý kiến của doanh nghiệp Việt kiều.

Ngày 31-1-2008, TP.HCM tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển đến 2010 và tầm nhìn 2020 của TP.HCM: Cơ hội thương mại, đầu tư dành cho kiều bào”, với sự tham dự của 120 kiều bào đại diện các doanh nghiệp. Tại hội thảo, Lãnh đạo thành phố đã thông tin về một số dự án của thành phố kêu gọi đầu tư, như: tại khu Đông Bắc (quận 9, Thủ Đức) gắn với cụm trường đại học, viện nghiên cứu, hình thành khu đô thị khoa học - công nghệ; phía Nam, huyện Nhà Bè là đô thị dịch vụ cảng lớn. Phía Tây Bắc, huyện Củ Chi, Hóc Môn là đô thị sinh thái kết hợp du lịch nghỉ ngơi. TP.HCM ưu tiên cho các dự án liên quan đến xây dựng các cơ sở kinh tế tạo

động lực phát triển đô thị, chương trình chỉnh trang nội thành cũ, quản lý đô thị. Những dự án này, rất cần nguồn vốn dồi dào, vì vậy thành phố mong muốn kiều bào quan tâm và định hướng đầu tư:

Để phát triển giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông, từ nay đến năm 2010, TP cần vốn 7,9 tỉ USD và đến năm 2020 là 22 tỉ USD. Trong đó có 10 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư từ cộng đồng kiều bào, như hệ thống đường cao tốc, đường trên cao, tàu điện ngầm, xe điện mặt đất, cảng biển, cảng sông [Error! Reference source not found.].

Ngày 31-1-2010, TP.HCM tổ chức giao lưu gặp gỡ giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước và Việt kiều để trao đổi xúc tiến thương mại và đầu tư, giới thiệu, triển lãm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu... TP.HCM cũng tổ chức giới thiệu các dự án đầu tư và hướng dẫn Việt kiều tham quan các cơ sở sản xuất do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố đảm nhiệm, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều tổ chức cho Việt kiều chuyến xuyên Việt đi một số tỉnh tìm cơ hội đầu tư. Đặc biệt, với chủ đề: “Kiều bào - Cầu nối thương hiệu Việt”, chương trình đã tổ chức buổi giao lưu với một số kiều bào đã có quá trình đóng góp tích cực xây dựng “thương hiệu Việt” trong các lĩnh vực: thủy sản, thực phẩm, may mặc, y tế và văn hóa, nhằm trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, tăng cường khả năng quản lý và thích ứng với sự cạnh tranh của thị trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng các nước.

Chương trình gặp gỡ, giao lưu mừng xuân Tân Mão 2011 với chủ đề “Kiều bào và hội nhập”, do Hội Liên lạc với NVNONN thành phố tổ chức ngày 22-1-2011, thu hút hơn 600 kiều bào ở các nước tham gia. Trong chương trình, các kiều bào được tư vấn các thông tin liên quan đến Luật Quốc tịch, sở hữu nhà đất, đầu tư, kinh doanh, du lịch, dành cho kiều bào; đồng thời nghe lãnh đạo sở, ngành thành phố giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế-

xã hội thành phố; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025; các chương trình, công trình trọng điểm; các dự án quan trọng của thành phố; giới thiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tại buổi gặp gỡ, TP.HCM đã tổ chức chương trình giao lưu với các kiều bào tiêu biểu về nước, đồng thời tổ chức tư vấn về Luật Quốc tịch, sở hữu nhà, đất, đầu tư tới kiều bào.

Tiếp đó, ngày 7-1-2012, tại hội trường TP.HCM diễn ra chương trình gặp gỡ kiều bào Xuân Nhâm Thìn 2012 với chủ đề “Kiều bào - Cầu nối thương hiệu Việt” do Hội liên lạc NVNONN thành phố tổ chức, với sự tham gia của hơn 500 kiều bào các nước về quê ăn Tết. Tham gia chương trình, kiều bào được các chuyên gia tư vấn về Luật Đầu tư và các chính sách của Nhà nước liên quan đến kiều bào như: Dịch vụ ngân hàng, kiều hối, địa ốc, bảo hiểm, y tế...

Ngày 21-01-2014, UBND TP.HCM tổ chức chương trình “Họp mặt kiều bào mừng Xuân Giáp Ngọ 2014” với sự tham dự của 700 kiều bào ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới về thăm quê hương nhân dịp tết Nguyên đán. Buổi họp mặt là dịp để Lãnh đạo thành phố thể hiện tình cảm, sự quan tâm đối với kiều bào, tạo điều kiện cho bà con gặp gỡ, giao lưu trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Thành phố chủ động cung cấp thông tin về tình hình trong nước đến kiều bào; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho kiều bào về lưu trú, hợp tác làm ăn trên địa bàn thành phố; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của kiều bào; vận động và phát huy các nguồn lực của kiều bào đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, thành phố trong tất cả các lĩnh vực.

Ngày 21-8-2015, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với Ủy ban về NVNONN TP.HCM, tổ chức hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp kiều bào với Cục Hải quan, Cục Thuế TP.HCM nhằm tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp kiều bào tại thành phố. Thông qua

hội nghị, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân là NVNONN trao đổi thẳng thắn với các cơ quan nhà nước và đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.3.2. Tăng cƣờng công tác hỗ trợ ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài

Phát huy truyền thống dân tộc, từ khi có Đảng lãnh đạo, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được chú trọng củng cố và phát huy cao độ, là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn đưa đất nước liên tiếp đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong khối đại đoàn kết đó, NVNONN luôn là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam.

Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa NVNONN với quê hương, đất nước, với nhân dân thành phố, UBND TP.HCM chú trọng các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao với kiều bào, TP.HCM yêu cầu các cơ quan chuyên trách:

Về hoạt động văn hóa, văn nghệ,

Lập kế hoạch tổ chức các đoàn nghệ thuật với các loại hình thích hợp đi biểu diễn ở những nước có đông kiều bào định cư vào các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm truyền thống, lễ hội trọng đại của dân tộc theo đề nghị và khả năng đóng góp của kiều bào; mời các cá nhân hoặc tổ chức kiều bào về nước tham dự các lễ hội trọng đại ở thành phố [118].

Về thể dục, thể thao,

Khuyến khích các vận động viên, huấn luyện viên là kiều bào tham dự các hoạt động thể dục, thể thao ở thành phố nhằm tăng cường điều kiện giao lưu, kinh nghiệm tổ chức thi đấu và thu hút tài năng. Tổ chức các hoạt động giao lưu thể dục, thể thao với kiều bào ở thành phố [118].

Về hoạt động đối với kiều bào trẻ,

Tổ chức những chương trình hoạt động, giao lưu trong các dịp Lễ, Tết, Hè hàng năm của tuổi trẻ thành phố để giới thiệu và vận động thanh, thiếu niên kiều bào tham gia. Tạo điều kiện thuận lợi để thanh, thiếu niên kiều bào tham gia các hoạt động của tuổi trẻ thành phố, như: Thanh niên tình nguyện, Mùa hè xanh, Về nguồn và các hoạt động xã hội [118].

Bên cạnh những hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, TP.HCM chú trọng tới hoạt động dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ. Thông qua hoạt động dạy tiếng Việt, truyền thống văn hóa dân tộc sẽ tiếp tục được lưu giữ trong các thế hệ NVNONN. Đồng thời, con em kiều bào về nước có nhu cầu học tập tại các trường của thành phố, sẽ được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi:

Triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: “Giáo trình và phương pháp dạy và học tiếng Việt cho NVNONN”. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cho con em kiều bào vào học ở các trường phổ thông, thực tập tốt nghiệp ở thành phố, thu hút kiều bào tham gia xã hội hóa, đầu tư phát triển giáo dục phổ thông và dạy

nghề [118]. `

Thành phố thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa với các cộng đồng NVNONN. Từ năm 2005 đến năm 2015, thành phố đã tạo điều kiện cho nhiều đoàn nghệ thuật với gần 1.500 lượt nghệ sĩ ra nước ngoài biểu diễn, giao lưu văn hóa và phục vụ kiều bào; cấp phép cho hơn 153 văn nghệ sĩ, ca sĩ là NVNONN về thành phố tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phục vụ đồng bào thành phố [126, tr.5]; tổ chức các hoạt động triển lãm văn hóa, nghệ thuật ở một số nước như: Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Lào, Pháp, Úc,... Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, thành phố tổ chức các đoàn văn nghệ phục vụ bà con ở nước ngoài không có điều kiện về quê hương đón tết, đoàn tụ với gia đình. Thành phố đã cấp kinh phí hỗ trợ 50% chi phí

vận chuyển một số đầu báo, phim tư liệu, hình ảnh về hoạt động trong nước tới tổ chức Hội người Việt Nam ở một số nước, góp phần vào việc phổ biến văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Một số hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật ở nước ngoài phục vụ kiều bào của các đoàn nghệ thuật thành phố, tiêu biểu như:

Ngày 5-2-2011, tại Nhà hát Marni, thủ đô Bruxells - Bỉ, Đoàn nghệ thuật TP.HCM đã biểu diễn 2 đêm văn nghệ mừng Xuân Tân Mão 2011 với chủ đề “Việt Nam quê hương tôi” phục vụ đông đảo bà con Việt kiều và nhân

Một phần của tài liệu Luận án_Mai Quốc Dũng (Trang 95 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w