Những yêu cầu mới tác động đến công tác vận động ngườ

Một phần của tài liệu Luận án_Mai Quốc Dũng (Trang 80 - 95)

3.1.1. Bối cảnh lịch sử và những biến động mới của ngƣời Việt Nam

nƣớc ngoài

Bối cảnh lịch

Là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội lớn nhất phía Nam, đầu mối giao lưu quốc tế, TP.HCM luôn chịu tác động bởi bối cảnh chung trong nước và quốc tế, cả thời cơ, thuận lợi lẫn khó khăn, thách thức.

Từ năm 2006, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh trong kinh tế sẽ diễn ra rất gay gắt. Hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chung trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế đang diễn ra. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của đất nước và TP.HCM.

Bên cạnh những thời cơ, vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức. Các nhân tố gây mất ổn định ở một số nước. Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế sẽ tác động rất mạnh đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo tiếp tục đẩy mạnh toàn diện; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hoàn thiện hơn; môi trường chính trị - xã hội ổn định; nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới. Nhưng xuất phát điểm về kinh tế còn thấp, càng hội nhập kinh tế quốc tế càng bộc lộ nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Trong bối cảnh đó, TP.HCM phải chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển, đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Được khơi nguồn, NVNONN sẽ là một nguồn lực quan trọng, tiếp tục có những đóng góp lớn cho công cuộc phát triển của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

Những biến động mới của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Trong thế kỷ XX, lý do người Việt Nam ra đi, chủ yếu là do biến động lịch sử - chính trị, đại bộ phận người Việt tập trung ở 21 nước thuộc 5 khu vực địa lý: Bắc Mỹ, Tây Bắc Âu, Nga và Đông Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương. Bước vào thế kỷ XXI, số lượng NVNONN không ngừng tăng lên, địa bàn cư trú được mở rộng và lý do ra đi cũng có nhiều thay đổi, chủ yếu là do vấn đề kinh tế - xã hội, tuy chưa nhiều, nhưng những khu vực nghèo và đang phát triển ở châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ hoặc các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương đều có NVNONN sinh sống, làm ăn. Đây là, những biến động mới, dẫn đến đặc điểm của NVNONN cũng có nhiều thay đổi (số lượng, nơi cư trú xem phụ lục 2). Cụ thể tình hình NVNONN ở một số khu vực, địa bàn như sau:

Tại các nước phương Tây, cuộc sống của kiều bào tương đối ổn định, mặc dù mức độ hòa nhập về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục… đều thấp hơn so với cộng đồng người Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc. Một số người Việt ở Mỹ, Ôxtrâylia… đã tham gia giữ một số chức vụ trong chính quyền địa phương, như: Trợ lý Bộ trưởng, Nghị sĩ Tiểu bang, ủy viên Hội đồng thành phố. Mặc dù bị các thế lực phản động đe dọa, lôi kéo nhưng số “trung gian” chiếm phần lớn, cộng đồng ít quan tâm và tránh dính líu đến các vấn đề chính trị, tìm cách về nước thăm thân, du lịch, tìm kiếm cơ hội làm ăn, giúp đỡ gia đình. Kiều bào ngày càng quan tâm hơn đến chính sách trong nước liên quan đến mình; đa

số kiều bào các nước nhất là ở Mỹ, ủng hộ tiến triển Hiệp định Thương mại Việt

- Mỹ. Nhiều người, nhất là giới trẻ hăng hái thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc giới thiệu các đối tác nước ngoài vào Việt Nam làm ăn. Các Hội người Việt Nam và các tổ chức nghề nghiệp, đồng hương, từ thiện tiến bộ ở Pháp, Bỉ, Nhật, Đức, Ôxtrâylia được củng cố và có những hoạt động đóng góp thiết thực hướng về quê hương, đất nước.

Tại các nước khu vực Đông Âu, cuộc sống của người Việt Nam ở khu vực này có những bước phát triển nhất định, song, so với các nước phương Tây cuộc sống của kiều bào chưa ổn định. Nhiều nguời chưa xác định lập nghiệp lâu dài, cộng thêm dòng người nhập cư mới từ Việt Nam tiếp tục đổ vào khu vực này càng làm cho cộng đồng thêm phức tạp, phải đối mặt hàng ngày trước nhiều khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội, về địa vị pháp lý và vấn đề an ninh cộng đồng, phần nào gây nên một số khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng bản địa

và trở ngại trong mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với một số nước tại khu vực này.

Tại các nước láng giềng với Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng tiếp tục phát triển tốt đẹp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ổn định cuộc sống, nhất là ở Lào và Trung Quốc. Đối với kiều bào ở Thái Lan, chính quyền địa phương đã có thái độ rộng rãi hơn với bà con, đã thúc đẩy việc giải quyết cho kiều bào thế hệ 2, 3 nhập quốc tịch Thái và cấp giấy tờ định cư cho kiều bào thế hệ 1. Đối với kiều bào ở Campuchia, cuộc sống bước đầu có cải thiện hơn. Tuy nhiên, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế kinh tế Campuchia chưa ổn định và do bị ảnh hưởng bởi tình trạng một số người trong nước sang Camphuchia bất hợp pháp để làm ăn theo thời vụ. Một số phe phái chính trị đối lập Campuchia lại sử dụng vấn đề Việt kiều để phục vụ cho việc tranh giành quyền lực và vấn đề này còn có những diễn biến phức tạp khi bị các thế lực thù địch lợi dụng, nhằm phá hoại tình hữu nghị truyền thống vốn có giữa hai nước, hai dân tộc.

Với những biến động mới về lý do ra đi, địa bàn cư trú, địa vị kinh tế - xã hội, nhưng NVNONN vẫn có những đặc điểm chung như sau:

Tình cảm của NVNONN đối với dân tộc. Đại đa số NVNONN có tinh thần tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, quê hương, không quan tâm và không đồng tình với các hoạt động đi ngược lại lợi ích của đất nước hiện nay. Lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của kiều bào ngày càng được củng cố nhờ những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, ổn định chính trị - xã hội và vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng cao.

Người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng nhanh chóng hoà nhập vào cuộc sống ở nước họ sinh sống nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá riêng. Với tư chất thông minh, nhanh nhẹn trong học tập, giao tiếp, làm ăn kinh tế nên người Việt có xu hướng hội nhập nhanh vào xã hội nơi mình sinh sống. Họ sẵn sàng gia nhập quốc tịch các nước sở tại nếu thấy điều đó có lợi cho cuộc sống của họ. Mối quan hệ của họ với người dân sở tại là thân tình, và dựa vào mối quan hệ này để vươn lên trong cuộc sống. NVNONN dù sống ở quốc gia nào thì các thế hệ cha anh cũng luôn dạy bảo con cháu giữ gìn tiếng Việt và bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc trong quan hệ, làm ăn và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Người Việt Nam ở nước ngoài đang từng bước vươn lên song tiềm lực kinh tế nhìn chung còn thấp. Do phần lớn xuất thân từ tầng lớp nghèo hay trung lưu ở Việt Nam ra nước ngoài nên NVNONN rất cần cù chịu khó trong học tập, làm ăn, ổn định cuộc sống và tạo chỗ đứng trong xã hội ở nước sở tại. Thế hệ thứ 2, thứ 3 thì nhận thức được rằng chỉ có học tập mới giúp được người Việt có được vị trí cao trong xã hội, nên tỷ lệ đầu tư cho con em đi học và tỷ lệ tiết kiệm của người Việt ở các nước tư bản phát triển (Anh, Pháp, Đức, Ôxtrâylia,... và nhất là Mỹ) thuộc diện cao nhất so với các cộng đồng khác. Tuy nhiên, do vị trí xuất phát thấp, bị các cộng đồng khác cạnh tranh,

thiếu tính đoàn kết trong kinh doanh, thậm chí còn đố kỵ kìm hãm nhau, nên điều kiện kinh tế của NVNONN vẫn thấp.

Người Việt Nam ở nước ngoài có thái độ chính trị đa dạng đối với chế độ XHCN ở Việt Nam. Thái độ, tình cảm của NVNONN đối với đất nước, đối với chế độ XHCN ở Việt Nam rất đa dạng phụ thuộc vào thành phần xuất thân, hoàn cảnh ra đi và sinh sống ở nước ngoài. Đại đa số NVNONN có lòng yêu nước không cần mang màu sắc chính trị, không cần phải yêu thích chế độ XHCN. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ NVNONN chủ yếu ở Mỹ, Canada, Ôxtrâylia, Pháp, Ba Lan, Na Uy,... vẫn còn định kiến, thậm chí có tư tưởng hận thù dân tộc, có những hoạt động chống phá sự ổn định và phát triển của đất nước với nhiều hình thức thủ đoạn như là tập hợp lực lượng, sử dụng những chiêu bài tuyên truyền xuyên tạc hình tượng lãnh tụ, xuyên tạc các chính sách của nhà nước Việt Nam, móc nối, kích động các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị trong nước hòng làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Có thể chia làm 3 thành phần có thái độ chính trị khác nhau đối với đất nước hiện nay của cộng đồng NVNONN:

Thành phần thứ nhất, số người từng đứng trong chính quyền VNCH, số đảng phái phản động lưu vong có thái độ thù địch, chống lại Nhà nước Việt Nam XHCN và một số người trong giới trẻ bị lôi cuốn vào các hoạt động chống chính quyền Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, số lượng những người trong thành phần này đang giảm đi nhanh chóng, thế hệ gắn bó trực tiếp với chế độ VNCH đa phần đã lớn tuổi hoặc đã mất.

Thành phần thứ hai, những người tuy không thích chế độ Nhà nước XHCN nhưng có những tình cảm nhất định đối với Nhà nước Việt Nam, họ thường so sánh những ưu điểm về quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chế độ XHCN với chế độ cũ trước đây. Họ còn là những người không quan tâm nhiều đến chính trị mà chỉ lo đến làm ăn kinh tế, quan tâm đến mối quan hệ gia đình dòng tộc ở trong nước, thái độ đối với chính quyền trong nước không

thân thiện nhưng cũng không thù ghét. Những người này chiếm số đông nhất NVNONN.

Thành phần thứ ba, những người là xuất thân từ cán bộ, công nhân được ra nước ngoài lao động, học tập rồi ở lại (số đông ở các nước Đông Âu) và một số có quan điểm chính trị phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Số này thường xuyên liên hệ với Sứ quán Việt Nam và hay về thăm, làm ăn ở Việt Nam. Đại bộ phận thành phần này rất hoan nghênh chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, ủng hộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều này đang trở thành xu thế chung của NVNONN.

Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ NVNONN vi phạm pháp luật của nước sở tại, đã gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của các nước này và vấn nạn trồng cần sa bất hợp pháp dần đang trở thành một “nghề” của một số kiều bào, có xu hướng gia tăng và lan tràn mạnh mẽ giữa một số cộng đồng người Việt tại châu Âu như ở Cộng hòa Séc, Ba Lan, Anh, Bỉ,… làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh người Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Số lượng lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản cư trú bất hợp pháp đang ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng tới chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam.

3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng về công tác vận động ngƣời Việt Nam

nƣớc ngoài (2006 - 2015)

Trong giai đoạn 2006 - 2015, những thay đổi nhanh chóng của tình hình trong nước cũng như quốc tế, tạo ra thời cơ nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ, thách thức, đòi hỏi Việt Nam phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong hành động cũng như các chính sách, theo hướng tinh giảm thủ tục hành chính, các quy định phải chặt chẽ, phù hợp với điều kiện đất nước và thông lệ quốc tế. Công tác đối với NVNONN cũng phải có những thay đổi phù hợp từ chính sách đến cách thức thực hiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả

của công tác đối với NVNONN còn hạn chế, một bộ phận bà con còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập và lao động. Để đẩy mạnh hơn nữa đối với công tác NVNONN, Ban Bí thư ra Kết luận số 14-KL/TW ngày 11- 11-2011 về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó nêu rõ: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách có liên quan đến công tác đối với NVNONN. Đồng thời yêu cầu các ban ngành phải có tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin đầy đủ tình hình trong nước để kiều bào nắm vững và hiểu sâu sắc tình hình trong nước, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Phối hợp với các cơ quan, quốc gia sở tại bảo vệ lợi ích chính đáng của bà con Việt kiều ở các nước sở tại, trên cơ sở tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của dân tộc, quốc gia sở tại, tăng cường đoàn kết cộng đồng NVNONN. Rà soát, sửa đổi chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước sinh sống, thăm thân, du lịch, đầu tư kinh tế, cống hiến tri thức.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, công tác đối với NVNONN có nhiều tiến bộ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế, việc ban hành và thực hiện cơ chế còn chậm và chưa thống nhất. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19-5-2015 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Trên cơ sở phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, Bộ Chính trị yêu cầu cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả những chủ trương, phương hướng công tác đối với NVNONN đã nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị nhấn mạnh:

Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tăng cường hơn nữa sự gắn bó của NVNONN với đất nước. Mọi NVNONN đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm [3].

Chỉ thị khẳng định: “NVNONN là nhân tố quan trọng góp phần tăng

Một phần của tài liệu Luận án_Mai Quốc Dũng (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w