CÁC XÉT NGHIỆM TỰ MIỄN KHÁC TRONG BỆNH ĐÁI THÁO

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHÁNG THỂ KHÁNG GAD Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ (Trang 35 - 38)

ĐƯỜNG

ICA (Islet cell antibody) được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1974, được phát hiện bởi xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Kháng nguyên nằm trong bào tương của tế bào nội tiết đảo tụy. ICA là kháng thể IgG đa dòng (polyclone), là chỉ điểm miễn dịch của tiến trình tự miễn ở đảo tụy. ICA tìm thấy ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1, bệnh đa tuyến nội tiết do miễn dịch, và cũng tìm thấy ở người bình thường với tỷ lệ 0,24- 4,1%. ICA được phát hiện trong tuần hoàn ngoại vi vài năm trước khi chẩn đoán đái tháo đường típ 1 và giảm dần sau đó. Khoảng 73- 88% bệnh nhân đái tháo đường típ 1 có ICA dương tính vào thời điểm chẩn đoán.

Đã có nhiều hội thảo được tổ chức để chuẩn hóa việc đo nồng độ kháng thể chống lại bào tương của tế bào đảo tụy. Hội thảo của Hiệp hội ĐTĐ Miễn dịch cho rằng có sự khác nhau lớn giữa các phòng xét nghiệm trong việc định lượng nồng độ kháng thể chống lại bào tương của tế bào đảo tụy. Chuẩn hóa đơn vị định lượng kháng thể chống lại bào tương của tế bào đảo tụy đã được thiết lập bằng cách pha loãng huyết thanh và sử dụng đơn vị JDF (Juvenile Diabetes Foundation).

Mặc dầu ICA là chỉ điểm tiên đoán cao ĐTĐ típ 1 nhưng việc sử dụng nó thường quy còn rất hạn chế do xét nghiệm khó thực hiện, khó chuẩn hóa.

Biểu đồ 1.4. Sơ đồ ELISA trực tiếp và ELISA capture [66].

IAA (Insulin autoantibodies): Là tự kháng thể đặc hiệu cho tế bào beta duy nhất được tìm thấy. Tiền insulin cũng được tìm thấy trong nhóm tế bào ở lách và tuyến ức. Gen tiền insulin ở người nằm trên nhiễm sắc thể số 11. Insulin hoàn thiện là protein hình cầu trọng lượng phân tử là 5,8 kDa.

Vào 1983, Palmer và cộng sự phát hiện kháng thể kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ típ 1 trước khi cho insulin ngoại sinh. Có một hội chứng hiếm gặp là hội chứng tự miễn insulin được đặc tên là hội chứng Hirata. Bệnh nhân mắc hội

chứng này sau khi tiếp xúc với thuốc chứa sulfhydryl như là Methimazole sẽ xuất hiện kháng thể kháng insulin ở mức cao.

IAA tìm thấy trong 28- 69% bệnh nhân ĐTĐ típ 1 mới được chẩn đoán. IAA cũng tìm thấy ở 0,9- 3% trẻ em trong dân số chung. IAA cũng được tìm thấy trong nhiều bệnh lý khác bệnh: Graves, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison, viêm gan mạn, thiếu máu ác tính, viêm khớp dạng thấp, và Lupus ban đỏ.

Nhiều nghiên cứu cho rằng kháng thể kháng insulin xuất hiện nhiều năm trước khi khởi phát đái tháo đường típ 1.

Có hai xét nghiệm phát hiện kháng thể đó là ELISA và phóng xạ. Có nhiều hội thảo quốc tế đã đi đến kết luận rằng có 02 dạng kháng thể khác nhau được phát hiện bởi hai loại xét nghiệm và chỉ có dạng kháng thể phát hiện bởi xét nghiệm phóng xạ là có liên quan đến nguy cơ ĐTĐ típ 1. Lý do vì sao ELISA không thể phát hiện được kháng thể liên quan đến phát triển bệnh thì chưa rõ.

Nồng độ kháng thể kháng insulin tương quang nghịch với tuổi xuất hiện ĐTĐ típ 1. Nghiên cứu DIPP ở Phần Lan cho thấy kháng thể kháng insulin có độ nhạy cao, xuất hiện sớm. Kháng thể kháng insulin thường là kháng thể xuất hiện đầu tiên ở trẻ nhỏ bị ĐTĐ típ 1. Trong 5 trẻ em dưới 1 tuổi có kháng thể kháng insulin thì 04 trẻ xuất hiện ĐTĐ trước 3 tuổi.

Kháng thể kháng IA-2: IA-2 thuộc họ protein tyrosine phosphatase biểu hiện ở đảo tụy và não. Kháng thể chống lại phân tử IA-2, chống trực tiếp phần trong tế bào của protein, kháng thể kháng IA-2 được ứng dụng như là chỉ điểm đặc hiệu phá hủy tế bào beta và tiến triển nhanh chóng đến ĐTĐ típ 1. Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 1 mới chẩn đoán dương tính với kháng thể kháng IA-2 (54%- 86%). Khoảng 0,2%- 2,4% trẻ em trong dân số chung dương tính với kháng thể kháng IA-2

Các kháng thể kháng lại các kháng nguyên khác: Nhiều kháng nguyên khác là mục tiêu tấn công miễn dịch trên tế bào beta trong tiến trình hình thành bệnh

đái tháo đường típ 1 như là : Carboxypeptidase H, kháng nguyên 38kD, ICA69, receptor insulin…

Bảng 1.3. Các điều cần biết về các xét nghiệm tự kháng thể [29]

Thông tin Đề nghị

1.Các xét nghiệm khác nhau độ nhạy và đặc hiệu

Không đo ICA trong bào tương, theo dõi các hội thảo về kháng thể tự miễn để thiết lập xét nghiệm tốt nhất.

2. Kháng thể kháng insulin gây bởi tiêm insulin

Xét nghiệm IAA không dùng phát hiện IAA 2 tuần sau tiêm insulin

3. IAA tìm thấy nhiều ở trẻ em, kháng thể kháng GAD tìm thấy chủ yếu ở người lớn

Cần đo nhiều kháng thể

4. Kháng thể duy nhất giá trị tiên lượng thấp

Cần đo nhiều kháng thể 5. Kháng thể tự miễn xuất hiện ở mọi

lứa tuổi

Cần đo lập lại hàng năm 6. Bệnh nhân kháng thể tự miễn âm

tính

Cần kiểm tra chỉ điểm khác như HLA, nhiều dạng gen insulin.

7. Sự xuất hiện thoáng qua kháng thể Huyết thanh nên được kiểm tra hơn một lần để loại trừ nhầm lẫn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHÁNG THỂ KHÁNG GAD Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w