Bản thân các đơn vị cần nhận thức rằng, kiểm toán nội bộ hành động vì lợi ích chung của toàn ngân hàng nên phải tạo mọi điều kiện tối đa cho các KTV nội bộ thực hiện chức trách của mình, ví dụ như:
- Nhân viên và lãnh đạo của đơn vị tạo mọi điều kiện để KTNB truy cập một cách không hạn chế vào cơ sở dữ liệu của đơn vị, không che dấu số liệu.
- Giữ thái độ cởi mở, có tính xây dựng cao, luôn đáp ứng các yêu cầu của KTNB về tài liệu, hồ sơ, thông tin.
- Có sự trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc, không né tránh với KTV trước các vấn đề cần khắc phục.
- Có thái độ tích cực trước các phát hiện của KTV và luôn cầu thị, mong muốn sửa chữa các khuyết điểm của đơn vị.
- Chấp nhận ký các biên bản kiểm toán một cách vô điều kiện nếu đó là những kết luận rất trung thực, khách quan của đoàn kiểm toán.
- Tìm mọi biện pháp để sửa chữa các khuyết điểm trong thời gian sau kiểm toán theo khuyến nghị của KTV…
Ngược lại, về phía bộ phận kiểm toán nội bộ cũng dần dần phải thay đổi định hướng hoạt động của mình thiên về tư vấn cho các đơn vị, tránh sa đà vào việc chỉ tìm kiếm các lỗi sai của đơn vị, từ đó dần dần cải thiện nhận thức của các đơn vị về hoạt động của kiểm toán nội bộ thì mới nhận được sự hợp tác tốt từ các đơn vị được kiểm toán. Có thể nói, thay đổi ý thức của một đối tượng là một quá trình lâu dài và cần có sự tương tác, hỗ trợ, thấu hiểu,
tôn trọng giữa các bên liên quan.Phòng KTNB cần duy trì được mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác.