Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu KT04009_Giangluongkien_KT (Trang 97 - 99)

Thứ nhất: Hoàn thiện việc lập kế hoạch kiểm toán năm

Nhằm đảm bảo hoạt động KTNB đáp ứng được mong muốn của các bên hữu quan và luôn bám sát danh mục rủi ro của ngân hàng, được tiến hành một cách hiệu quả với chi phí hợp lý, công tác lập kế hoạch kiểm toán hàng năm đóng vai trò rất lớn. Đánh giá rủi ro là bước quan trọng đầu tiên cho quy trình lập kế hoạch kiểm toán, làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động kiểm toán trong năm tài chính. Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, KTNB lập kế hoạch kiểm toán, trong đó xác định đối tượng, tần suất và nhân sự cho các cuộc kiểm toán. Những quy trình nghiệp vụ được đánh giá là có mức rủi ro cao cần được kiểm toán thường xuyên, ví dụ ít nhất một lần trong một năm. Ngoài kết quả đánh giá rủi ro, KTNB có thể dựa vào một số yếu tố khác để lập kế hoạch, chẳng hạn các vấn đề đã được phát hiện trong lần kiểm toán trước, các yêu cầu cụ thể của cấp quản lý hoặc ban kiểm soát, hoặc của cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Cần thực hiện đầy đủ yêu cầu của khoản 2, điều 23 Thông tư 44/2011/TT-NHNN và khoản 2, điều 26 quyết định 969/QĐ-HĐTV-BSK là định hướng theo rủi ro và đảm bảo tính toàn diện (tất cả các quy trình nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Bảo Việt đều được kiểm toán; các quy trình, đơn vị, bộ phận được đánh giá là có rủi ro thấp nhất cũng phải được kiểm toán ít nhất 03 năm một lần) Sau đó, các nội dung chính cần được trình bày trong kế hoạch kiểm toán năm bao gồm:

Một là, căn cứ xác định phạm vi kiểm toán: kết quả tóm tắt đánh giá rủi ro, kỳ

ban kiểm soát và các yếu tố khác. Yêu cầu của hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát là một trong các yếu tố quan trọng khi xây dựng kế hoạch kiểm toán. Các yêu cầu này có thể khác với kết quả đánh giá rủi ro, tuy nhiên có thể tham khảo như một xuất phát điểm.

Hai là, phạm vi kiểm toán: các đơn vị kinh doanh sẽ được kiểm toán, tần suất

hoạt động kiểm toán. Khi xác định phạm vi kiểm toán, cần làm rõ: lý do đưa đơn vị kinh doanh vào phạm vi kiểm toán, các rủi ro chính cần chú ý, mô tả sơ lược về hoạt động của đơn vị kinh doanh.

Ba là, kế hoạch về nhân sự của bộ phận kiểm toán: cập nhật thời gian có thể

dành cho công việc kiểm toán của tất cả các KTVNB, và kế hoạch nhân sự trong thời gian tới căn cứ vào khối lượng công việc thực tế và ước tính), thời gian thực hiện kiểm toán tại từng đơn vị kinh doanh. Khi lập kế hoạch nhân sự, cần quan tâm đến các vấn đề như sự cần thiết phải mời các chuyên gia ngành hay thuê KTNB từ bên ngoài với các lĩnh vực đặc thù như kiểm toán công nghệ thông tin.

Thứ hai: Chỉ đạo thực hiện chuẩn hóa quy trình kiểm toán

KTVNB căn cứ vào kế hoạch và chương trình kiểm toán để thực hiện kiểm toán bằng cách phối kết hợp các thử nghiệm kiểm toán hệ thống, kiểm toán riêng lẻ cùng với các kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập bằng chứng kiểm toán. Theo học viên, kiểm toán nội bộ nên: Thực hiện đầy đủ chức năng tư vấn, KTNB không làm chức năng của một người cảnh sát, tức là tập trung vào việc phát hiện các sai phạm, mà quan trọng hơn là ngăn ngừa các sai phạm đó, đó chính là việc KTNB thực hiện chức năng tư vấn của mình. Chức năng tư vấn là việc trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, KTNB đề xuất và tư vấn các giải pháp để khắc phục sai sót, cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB, giúp ngân hàng đạt được mục tiêu của mình. Dựa trên những sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán, bộ phận KTNB cần

đưa ra các kiến nghị một cách chi tiết. Các kiến nghị này phải gắn với các sai phạm cụ thể, chỉ định rõ cá nhân nào, bộ phận nào phải thực hiện kiến nghị, các kiến nghị phải xuất phát từ việc phân tích nguyên nhân xảy ra các sai phạm, có tính xây dựng đối với đơn vị được kiểm toán và đơn vị có khả năng thực hiện được.

Một phần của tài liệu KT04009_Giangluongkien_KT (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w