II. Đánh giá cho điểm:
2.1.2.3. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của công ty
a. Nguồn lao động
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động
Tiêu thức Trong đó Năm 2013
Số lượng (người) Tỷ lệ ( %)
Tổng lao động Người 100 100
sản xuất Lao động trực tiếp 80 80
Theo trình độ
Đại học 8 8
Cao đẳng, trung cấp 12 12
Công nhân tay nghề kĩ
thuật, xe máy 50 50
Lao động phổ thông 30 30
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính)
Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu lao động theo chức năng sản xuất thì lao động tham gia lao động động gián tiếp 20%, trong khi đó lao động trực tiếp chiếm 80%,chênh lệch tới 60%. Số lượng công nhân có tay nghề chiếm 50%, lao động có trình độ điều hành công việc gián tiếp chiếm 20% nhưng điều này cho thấy đội ngũ lao động trực tiếp có tay nghề tương đối tốt. Cơ cấu lao động của công ty là tương đối hợp lí, trong tương lai gần có thể thu hút nhiều nhân tài có trình độ cao hơn.
Trong nhưng năm gần đây điều kiện làm việc của người lao động luôn được cải thiện, các chế độ BHXH, BHYT, Bảo hộ lao động…đối với người lao động luôn được thực hiện đúng quy định, công tác bổ nhiệm, bố trí, điều động cán bộ đã được thực hiện nghiêm túc, đúng năng lực; công tác đào tạo, bồi dưỡng thi tay nghề, nâng bậc lương, xét thi đua khen thưởng luôn được quan tâm đúng mức… Do đó, trong những năm qua lực lượng lao động luôn gắn bó, ổn định với doanh nghiệp, không có tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp xảy ra.
b. Tình hình tài sản
Bảng 2.5: Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản của công ty qua một số năm
( ĐVT: Đồng )
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản ngắn hạn 15.244.009.600 15.715.473.815 19.328.309.440 Tài sản dài hạn 9.081.505.511 9.362.376.815 8.816.513.831 Tổng 24.325.515.111 25.077.850.630 28.144.823.271
Qua bảng trên ta thấy, công ty có tài sản tương đối cao. Tổng tài sản tăng hàng năm, đặc biệt TSNH chiếm tỷ lệ lớn trong doanh nghiệp, còn Tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Về TSNH năm 2012 so với năm 2011 thay đổi không đáng kể ,chỉ tăng 471.464.215 đồng so với 2011. Đến năm 2013 tuy tỷ lệ tăng vẫn còn thấp nhưng vẫn có bước cải thiện hơn so với năm 2011.Năm 2013 đạt 19.328.309.440 đồng tăng 3.612.835.625 đồng so với năm 2012. Tương tự về tổng tài sản cũng có sự thay đổi tương đương với sự thay đổi TSNH qua các năm. Cùng Với chính sách khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty đã chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp sang công ty Cổ phần được một thời gian. Điều này đã giúp Công ty tạo tiềm lực tiềm lực phát triển, với xu hướng mở rộng kinh doanh ngày càng cao.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí tại công ty
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình là đơn vị hoạt động sản xuất trong lĩnh vực xây dựng, sản phẩm chủ yếu là các công trình giao thông, thủy lợi… Nơi tổ chức sản xuất tại các công trường xây dựng. Tùy theo đặc điểm, quy mô và thiết kế của công trình để tổ chức và bố trí dây chuyền sản xuất hợp lí trên nguyên tắc tối đa hóa thi công bằng cơ giới. Cụ thể là :
Tổ chức sản xuất:
(Nguồn :phòng TC –HC)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Tổ chức dây chuyền thi công + Dây chuyền thi công nền đường
Máy ủi -> Máy xúc -> Ô tô vận chuyển -> Máy san, máy lu, đầm -> Sản phẩm nền đường
+ Dây chuyền thi công mặt đường
Máy xúc -> Ô tô vận chuyển -> Máy ủi -> Máy san -> Máy lu -> Nhân công -> Sản phẩm bán thấm nhập nhựa hoặc mặt đường cấp phối
+ Dây chuyền đổ bê tông từng hạng mục Ban chỉ huy công
trường Bộ phận phụ trợ khác Bộ phận thi công nhân lực Bộ phận thi công cơ giới
Máy xúc -> Ô tô vận chuyển -> Máy trộn+ máy đầm bê tông -> Nhân công -> Sản phẩm bê tông theo hạng mục
+ Dây chuyền lắp ráp cấu kiện
Ô tô vận chuyển -> Cần cẩu -> Nhân công -> Sản phẩm cấu kiện cầu, công trình được lắp ráp
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty
Sơ đồ tổ chức quản lí
Bộ máy tổ chức quản lí của công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình được xây dựng theo cơ cấu tổ chức chức năng, thể hiện qua sơ đồ sau:
(Nguồn :phòng TC –HC)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty
Chức năng nhiệm vụ
- Giám đốc: Là người lãnh đạo và trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Là người chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp phụ trách công tác sản xuất, phụ trách phòng KH- KT.
Giám đốc Phó Giám đốc Phòng KH
Đầu tư Phòng Tài vụ Phòng
TC-HC
Phòng KH- KT Phòng VT- XM BCH Công trường
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác nhân sự, quản lí lao động, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các chế độ của người lao động, công tác thi đua khen thưởng, kỉ luật của công ty.
- Phòng kế hoạch Đầu tư: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn cho công ty, cùng tham mưu cho ban giám đốc công ty và hội đồng quản trị những hướng đi cho công ty. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, kế hoạch phát triển đã đề ra của công ty. Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để lập quy hoạch, kế hoạch tham gia các dự án đầu tư bên ngoài: như chuẩn bị tham gia đấu thầu, chuẩn bị hồ sơ dự thầu, tính toán cân nhắc hiệu quả đầu tư, chuẩn bị triển khai các dự án đã trúng thầu theo sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty và giám sát các dự án đó.
- Phòng Tài vụ: Là bộ máy chức năng làm công tác tổ chức, quản lí, thực hiện và giám sát toàn bộ các hoạt động tài chính của công ty.
- Phòng Kế hoạch- kỉ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí, thực hiện và giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tham mưu xây dựng các định mức kinh tế, kỉ thuật.
- Phòng Vật tư - xe máy: Chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, vật liệu theo kế hoạch. Theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư. Quản lí và điều hành toàn bộ hoạt động của đội thi công Cơ giới.
- Ban chỉ huy các công trường: Trực tiếp chỉ đạo thi công các công trình được phân công đảm bảo theo yêu cầu kỉ thuật đúng tiến độ.
2.2. Thực trạng công tác tham gia dự thầu tại công ty cổ phần xây dựng tổng hợp II Quảng Bình.
2.2.1. Đặc điểm chung của các gói thầu công ty tham dự
Công ty CPXDTH II Quảng Bình hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp. Các gói thầu công ty tham dự có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Loại gói thầu: Chủ yếu là các gói thầu xây lắp xây dựng các công trình giao
thong (đường, sá, cầu, cống,..) ngoài ra là các công trình thủy lợi, công trình dân dụng( nhà, trường học,..)
- Quy mô gói thầu: Các gói thầu mà công ty đảm nhiệm thường có quy mô trung bình dưới 10 tỷ. Ví dụ: Cầu tràn Yleeng nối ba bản xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. 9.336.000.000 đồng (Chín tỷ, ba trăm ba mươi sáu triệu đồng
chẳn).Gói thầu số 4: Xây dựng cầu trên đường thi công ngoại tuyến - Thuộc dự án
Hồ chứa nước Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình. 7.139.828.694 đồng(Bảy tỷ, một trăm
ba mươi chín triệu, tám trăm hai mươi tám nghìn, sáu trăm chín tư đồng). Hồ chứa
nước Thác Chuối, tỉnh Quảng Bình….
Tuy nhiên cùng với sự phát triển cũng như uy tín được nâng cao nên công ty ngày càng đảm nhận các công trình có giá trị lớn và yều cầu kỹ thuật phức tạp hơn.ví dụ: gói thầu Xây dựng Quốc lộ 12A đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. 40.720.808.000 đồng. Thực hiện cùng với nhà thầu Liên danh 13.418.181.000 đồng.
- Hình thức đấu thầu: Cạnh tranh rộng rãi và chỉ định thầu.
- Hình thức hợp đồng: Tùy thuộc vào từng gói thầu nhưng chủ yếu là hợp đồng
trọn gói và hợp đồng có điều chỉnh giá.
- Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện các gói thầu không quá dài thông
thường là trong vòng 1 năm. Tuy nhiên cũng có một số gói thầu do đặc điểm tính chất kỹ thuật cao nên đòi hỏi thời gian thi công dài trên 2 năm.
- Tính chất kỹ thuật: Các gói thầu công ty tham dự có tính chất kỹ thuật không quá
phức tạp. Tuy nhiên do đặc thù của các công trình giao thông nên điều kiện thi công cũng tương đối khó khăn. Tuy nhiên với kinh nghiệm và uy tín công ty đang ngày càng nhận được nhiều công trình có tính chất kỹ thuật cao hơn.
2.2.2. Công tác tổ chức tham gia dự thầu
Để thực hiện công tác dự thầu, phòng kĩ thuật và các phòng ban phốí hợp tham gia. Trưởng phòng kĩ thuật sẽ là người trực tiếp quản lý quá trình tham dự thầu dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.
Phòng kế hoạch - kĩ thuật: Có nhiệm vụ thu thập thông tin đánh giá xem có nên
tham dự thầu hay không mua hồ sơ đăng kí dự thầu, chịu trách nhiệm mảng kĩ thuật trong Hồ sơ dự thầu. Dựa trên bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, cán bộ phòng kĩ thuật bóc tách khối lượng công việc cần làm. Kết quả của công việc này
được thể hiện ở Bảng tiên lượng dự toán chi tiết. Nó thể hiện xem nhà thầu đọc và hiểu rõ công việc cần làm như thế nào và là cơ sở để tính giá trị dự toán xây lắp.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình khối lượng các công việc, điều kiện thi công mặt bằng thi công. yêu cầu chất lượng và thời gian hoàn thành công trình, yêu cầu về khối lượng máy móc, nguồn nhân lực của nhà thầu, cán bộ kỹ thuật sẽ tính toán thời gian xây dựng tối ưu. Tiến độ thi công công trình được thể hiện chi tiết trên sơ đồ tiến độ thi công. Tính toán tiến độ thi công chính xác giúp nhà thầu ứng phó với những bất định và thay đổi, tập trung sự chú ý lãnh đạo thi công vào các mục tiêu quan trọng tạo khả năng kiểm tra công việc thuận lợi và tạo khả năng tác nghiệp kinh tế .Vì nó giúp tạo khả năng cực tiểu hoá chi phí xây dựng, chú trọng vào các hoạt động có hiệu quả và phù hợp. Lập kế hoạch tiến độ thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ càng và được luận giá thận trọng.
Tuỳ theo đặc điểm từng công trình yêu cầu về thời gian mà các cán bộ kỹ thuật tính toán khối lượng máy móc, nhân công cần thiết huy động cho công trình đảm bảo hoàn thành công trình theo yêu cầu bên mời thầu, tận dụng hợp lý khoa học số lượng máy móc và nhân công của nhà thầu.
Khối lượng máy móc cần huy động cho công trình thể hiện ở danh sách máy móc thiết bị dự kiến đưa vào công trình. Đây là số lượng máy móc sẵn sàng được đưa vào sử dụng khi thắng thầu.
Căn cứ trên hồ sơ thiết kế kỹ thuật, yêu cầu của hồ sơ mời thầu, điều kiện thực tế của công trình và năng lực công ty, các cán bộ kỹ thuật sẽ đưa ra biện pháp thi công thích hợp, và có phụ lục thuyết minh biện pháp thi công kèm theo.
Phòng tổ chức hành chính: Phòng kĩ thuật sẽ không thể hoàn thành việc bố trí
nhân sự nếu không có sự hỗ trợ của phòng tổ chức hành chính. Phòng tổ chức hành chính nắm được số lượng lao động hiện có và xác định được số nhân công cần thiết có thể huy động cho công trình, chuẩn bị kế hoạch về nhân sự tham gia thi công trên công trường. Số lượng lao động cần thiết huy động cho công trình sẽ được thể hiện trong sơ đồ tổ chức nhân sự. Phòng tổ chức hành chính sẽ đảm nhiệm việc tính toán bố trí, sử dụng lao động, đảm bảo huy động tối đa lực lượng, vào giai đoạn cao điểm đồng thời tránh việc dư thừa lao động gây lãng phí ở các giai đoạn chuyển tiếp.
Phòng tài vụ: Sẽ hỗ trợ việc hoàn tất hồ sơ dự thầu bằng việc cung cấp các tài liệu phản ánh tình hình tài chính của công ty như: Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, biên bản bảo lãnh dự thầu, biên bản cam kết cho vay vốn …chuẩn bị hồ sơ hành chính và đề án tài chính.
Phòng kế hoach - kĩ thuật : Thực hiện công tác khảo sát hiện trường, Tổ chức đóng gói niêm phong giao nộp hồ sơ dự thầu cho đơn vị mời thầu theo quy định, lưu trữ hồ sơ.
2.2.3.Quy trình tham dự thầu của công ty
Công việc Phòng Ban
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6
Tìm kiếm thông tin về các gói thầu
Phòng kế hoạch đầu tư phối hợp với phòng kinh tế kỹ thuật Mua hồ sơ dự thầu
Nhận kết quả đấu thầu Tham gia mở thầu Nộp hồ sơ dự thầu Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kế hoạch đầu tư + phòng
tài vụ
Bước 7
(Nguồn: Phòng KH – KT)
Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện đấu thầu của công ty CPXDTH II Quảng Bình
Cụ thể các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Tìm kiếm thông tin các gói thầu
Trước tiên phòng đầu tư tìm kiếm thị trường của công ty sẽ phải nghiên cứu và tìm các gói thầu trong lĩnh vực minh tham gia. Phòng kinh tế kỹ thuật sẽ nghiên cứu thông tin các gói thầu và chuyển qua cho phòng kế hoạch đầu tư xem xét và duyệt qua tính khả thi của gói thầu trước khi mua hồ sơ.
Nếu là các gói thầu cạnh tranh rộng rãi hay cạnh tranh hạn chế thì bên mời thầu sẽ đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đấu thầu, trang thông tin đấu thầu của bộ kế hoạch đầu tư, các trang báo xây dựng của ngành... công ty sẽ tìm kiếm các gói thầu trên các nguồn này để biết thông tin cũng như có kế hoạch tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, nếu các gói thầu là các gói thầu chỉ định thầu hoặc các gói thầu chào hàng cạnh tranh thì bên mời thầu sẽ gọi điện thông báo để mời công ty. Nếu công ty đồng ý tham gia thì sẽ nhận lời và lên kế hoạch tham gia. Để có được uy tín cũng như thông tin để bên mời thầu biết đến thì công ty cần marketing để tiếp thị cho hình ảnh của công ty để các bên mời thầu biết đến mình.
Các thông tin mà công ty cần biết là:
Bên mời thầu, tên gói thầu, tên dự án, nguồn vốn, phương thức thực hiện hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng, hình thức đấu thầu, hình thức nhận hồ sơ dự thầu, phương thức hồ sơ dự thầu, thời gian nhận hồ sơ dự thầu, địa điểm bán hồ sơ, địa điểm mở thầu, thời điểm mở thầu, giá gói thầu.
Các thông tin này cho biết khả năng thực hiện của công ty, liệu có bị trùng