Xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo động lực làm việc tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ô tô thanh hóa (Trang 84)

4.2.1. Xác định đúng, đủ nhu cầu người lao động

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 3, hiện nay cách thức tiến hành xác định nhu cầu của NLĐ của Thanh Hóa Ford còn chƣa có hoặc chƣa đầy đủ, mặc dù nhu cầu của NLĐ khá đa dạng và luôn thay đổi do đó ch ng ta cần phải có phƣơng pháp phát hiện ra nhu cầu của NLĐ trong từng thời kỳ, theo từng nhóm lao động, phân xem nhu cầu nào cấp bách để tìm ra biện pháp thỏa mãn nhu cầu, góp phần tạo động lực lao động.

Để thực hiện việc triển khai và xác định nhu cầu của NLĐ thì thời gian tới Công ty cần tiền hành khảo sát điều tra hàng năm với các ti u chí và phân mức độ quan trọng của từng ti u chí theo thang điểm tăng dần hoặc giảm dần để có thể phân tích, đánh giá đƣợc nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp thiết của đa số NLĐ. Đối tƣợng điều tra đƣợc phân theo: giới tính, độ tuổi, trình độ chuy n môn, theo vị trí công việc… Việc phân theo nhiều ti u thức khác nhau sẽ gi p cho việc phát hiện ra chính xác nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng. Sau đó kết quả sẽ đƣợc tổng hợp. Tr n cơ sở đó, xác định đƣợc tần suất của mỗi nhu cầu, nếu nhu cầu nào có tần suất lớn nhất, tức là NLĐ đang có nhu cầu thỏa mãn nhu cầu đó. Việc xác định nhu cầu của NLĐ n n tiến hành hàng năm vì nhu cầu của NLĐ luôn thay đổi, giúp các nhà quản trị nắm bắt đƣợc những mong muốn, nguyện vọng của NLĐ từ đó đƣa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng cƣờng động lực cho NLĐ.

4.2.2. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc

4.2.2.1. Xác định nhiệm vụ, xây dựng và triển khai mô tả cho từng công việc

Nhƣ thực trạng mức độ thỏa mãn của ngƣời lao động đối với công việc đã nghi n cứu tại Chƣơng 3 đang tồn tại hai vấn đề: Vị trí công việc đang có sự khác

biệt rất rõ rệt trong phiếu khảo sát về mức độ thỏa mãn đối với từng nhóm đối tƣợng trong Công ty; về Trình độ chuy n môn những ngƣời có trình độ chuy n môn càng cao thì mức độ thỏa mãn của họ đối với công việc càng cao và ngƣợc lại.

Tìm hiểu nguy n nhân chủ yếu do công chi chƣa có bản mô tả công việc từng vị trí cụ thể, rõ ràng cho khâu tuyển dụng, bố trí công việc. Do đó trong thời gian tới công ty cần hoàn thiện bản mô tả công việc cho những vị trí còn thiếu. Để làm tốt công tác này công ty cần phát huy sự tham gia tích cực của NLĐ và của ngƣời lãnh đạo trực tiếp vị trí công việc đó. Vì họ là ngƣời hiểu công việc và hiểu NLĐ. Có nhƣ vậy công việc đƣợc thiết kế sẽ phù hợp với thực tế và là cơ sở để NLĐ nắm rõ nhiệm vụ của mình.

Công ty cần thƣờng xuy n rà soát lại vị trí công việc để điều chỉnh các nhiệm vụ cho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. Trong công ty các ti u chuẩn đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ. Kết quả sau khi đánh giá sẽ làm căn cứ để trả lƣơng, trả thƣởng, tăng lƣơng. Chính vì vậy hệ thống đánh giá cần đƣợc xây dựng hoàn chỉnh để phản ánh chính xác và công bằng kết quả thực hiện công việc của NLĐ đồng thời phát hiện ra những tiềm năng của NLĐ. Để đạt đƣợc những nội dung tr n thì thì ti u chuẩn thực hiện công việc phải đƣợc xác định đầy đủ, chính xác, phù hợp. Công ty cần bổ sung th m các chỉ ti u nhằm phát hiện ra các tiềm năng của NLĐ, nhƣ có th m các chỉ tiêu sau: tình thần trách nhiệm, khả năng phối hợp và cộng tác trong công việc, tính chủ động, sáng tạo…

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty ngày các đƣợc mở rộng, đa dạng nhất là các mảng về dịch vụ do đó các ti u chuẩn thực hiện công việc thay đổi theo từng thời kỳ. Bởi vậy công ty cần tiến hành phần tích công việc định kỳ để xem xét lại tính chất công việc, nếu có sự biến đổi lớn cần xây dựng các bản mô tả công việc, bản ti u chuẩn thực hiện công việc sao cho phù hợp. Tác giả đề xuất phân tích công việc theo các bƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Liệt k các công việc cần phần tích đồng thời đánh dấu ký hiệu mã

Bƣớc 2: Liệt k , phân loại những thông tin cần thu thập, sao cho phù hợp nhƣ phƣơng pháp bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn và quan sát th m để thu đƣợc các thông tin toàn diện, đầy đủ tạo điều kiện cho việc phân tích đƣợc dễ dàng và chính xác hơn.

Bƣớc 3: Thực hiện thu thập thông tin công việc để phân tích là các thông tin

có li n quan nhất đến công việc, điều kiện làm việc, các nhiệm vụ và trách nhiệm với công việc và các y u cầu của ngƣời thực hiện công việc. Nhƣ bảng hỏi b n dƣới tác giả đề xuất:

Bảng 4.1. Đề xuất câu h i về các vị trí công việc

STT Nội dung

1 Anh/chị đang làm công việc gì, thuộc bộ phận nào? 2 Công việc của Anh/Chị hàng ngày là gì?

3 Để thực hiện công việc tốt nhất theo anh/chi cần những điều kiện làm việc cần thiết nào?

4 Anh/Chị thấy trách nhiệm của mình với kết quả thực hiện công việc nhƣ thế nào?

5 Khi đã hoàn thành công việc đƣợc tốt nhất, theo anh chị công ty n n có những ghi nhận, đánh giá nhƣ thế nào?

(Nguồn: ác giả nghiên cứu v đ xuất)

Bƣớc 4: Xử lý các thông tin sau khi đƣợc thu thập lập các bản phân tích công

việc để sử dụng vào các mục đích cụ thể, đƣợc sử dụng các phƣơng pháp thống kế, phân tích, toán học, suy luận để tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát. Sau đó ngƣời phân tích công việc, NLĐ và ngƣời quản lý trực tiếp cần xem xét, thảo luận, thông nhất đƣa ra bản mô tả công việc, bản ti u chuẩn thực hiện công việc.

4.2.2.2. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc khách quan, công bằng

Mức lƣơng trung bình trả cho NLĐ tại Thanh Hóa Ford theo đánh giá của các chuy n gia, nhà quản lý nhân sự thì mức lƣơng là cao so với bình quân mức lƣơng các doanh nghiệp khác trả cho lao động tại địa bản tỉnh Thanh Hóa. Nhƣng

tiền thƣởng và phần thƣởng của Công ty hiện đang áp dụng lại có đến 80.86% NLĐ không đồng ý với chính sách công ty đang áp dụng.

Do đặc thù Thanh Hóa Ford là công ty thƣơng mại n n chế độ tiền thƣởng cho NLĐ sẽ trả theo doanh số bán hàng, doanh thu doanh nghiệp và kết quả làm việc thông qua hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của mỗi lao động trong công ty. Nhƣng trong thời gian qua, hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công ty còn chƣa có, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân vi n do cảm quan của ngƣời lãnh đạo trực tiếp đánh giá n n không thể tránh khỏi bị ảnh hƣởng của yếu tố tình cảm, chủ quan ngƣời đánh giá.

Đó là lý do giải thích cho kết quả khảo sát ghi nhận có tới 31.48% NLĐ không đồng ý với kết quả đánh giá thực hiện công việc của công ty thời gian qua, 24.69% không có ý kiến rõ ràng và chỉ 25.9% ngƣời đồng ý với công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc tại công ty. Việc đánh giá nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến chế độ tiền thƣởng cho NLĐ và là nguy n nhân sâu sa cho cả tồn tại khi tỷ lệ ngƣời không đồng ý với chế độ tiền thƣởng, phần thƣởng của công ty đang áp dụng cao đến 80.86%.

Do đó, công ty cần loại bỏ ngay phƣơng pháp đang sử dụng trong đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ thông qua đánh giá chủ quan của ngƣời quản lý trực tiếp. Công ty cần sử dụng phƣơng pháp này để đánh giá nhân vi n với các ti u chuẩn thực hiện công việc phải đƣợc xây dựng một cách khách quan, hợp lý, đầy đủ, chi tiết, phù hợp và cụ thể. Điều đó không những tạo điều kiện cho ngƣời đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác, nhanh chóng mà còn tạo điều kiện cho NLĐ tự đánh giá và kiểm tra mức độ chính xác về đánh giá thực hiện hiện công việc của ngƣời quản lý. Ti u chí “Mức độ hoàn thành nhiệm vụ” cần đƣợc nhấn mạnh bằng cách cho trọng số cao hơn các ti u chí khác, tác giả xin đề xuất mẫu đánh giá thực hiện công việc nhƣ bảng dƣới

Bảng 4.2. Đề xuất bảng đánh giá kết quả làm việc STT Tiêu chí Mức đánh giá (0 đến 5) Xuất sắc Gi i Khá Đạt yêu cầu Dƣới mức yêu cầu 1 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao 5 4 3 2 1

2 Tinh thần trách nhiệm với công việc đƣợc giao

5 4 3 2 1

3 Kỹ năng, kiến thức chuy n môn nghiệp vụ

5 4 3 2 1

4 Chất lƣợng công việc thực hiện

5 4 3 2 1

5 Khả năng phối hợp làm việc nhóm trong công việc

5 4 3 2 1

6 Tính sáng tạo 5 4 3 2 1

7 Tính chủ động 5 4 3 2 1

8 Ngày công làm việc thực tế mỗi tháng

5 4 3 2 1

9 Mức độ chấp hành kỷ luật, nội quy

5 4 3 2 1

10 Giao tiếp với khách hàng mua hàng và sử dụng dịch vụ hiện nay 5 4 3 2 1 Tổng điểm 50 40 30 20 10 Nhóm điểm xếp loại 41 – 50 31- 40 25 - 30 20 - 24 <= 19

Xếp loại lao động Xuất sắc

Giỏi Khá Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

Việc đánh giá thực hiện công việc hiện nay mới chỉ do ngƣời quản lý trực tiếp đánh giá, đó đó thời gian tới việc đánh giá n n do cả NLĐ tự đánh giá và ngƣời lãnh đạo trực tiếp đánh giá. Khi đó NLĐ tự đánh giá sẽ đƣợc sử dụng để tham khảo và so sánh với kết quả đánh giá của ngƣời quản lý trực tiếp, từ đó sử dụng để quy đổi sang thứ hạng thành tích.

Trong đó cần lƣu ý đến phƣơng pháp phỏng vấn đánh giá vì phƣơng pháp này cho phép NLĐ có thể n u l n những nhận xét, thắc mắc của mình trong quá trình đánh giá đồng thời cũng n u l n đƣợc những khó khăn NLĐ gặp phải trong quá trình làm việc, để nhà quản lý có biện pháp khắc phục kịp thời. Hiện nay, công đoạn phỏng vấn đánh giá đã bị công ty xem nhẹ. Kết quả đánh giá không đƣợc ngƣời quản lý trao đổi cụ thể với NLĐ. Để việc đánh giá kết quả thực hiện công việc có hiệu quả hơn thì cần phải đào tạo. Những y u cầu của ngƣời đánh giá phải là ngƣời có trình độ chuy n môn, am hiểu công việc, đánh giá một các khách quan, công bằng, từ đó có thể chỉ ra các phƣơng hƣớng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ ti u mới cho nhân vi n. Việc làm này cũng sẽ tránh đƣợc tình trạng thắc mắc về kết quả thực hiện công việc của mình từ đó tạo sự thỏa mãn, kích thích NLĐ hăng say làm việc và cống hiến hết mình.

Phải có thông tin phản cho NLĐ về kết quả đánh giá thực hiện công việc một cách công khai, rõ ràng, cụ thể và giải thích những thắc mắc cho NLĐ về kết quả đánh giá thực hiện công việc. Để gi p NLĐ đánh giá cho điểm dễ dàng chính xác hơn, mẫu phiếu n n đƣợc thiết kế chi tiết hơn với nhứng mô tả ngắn gọn, dễ hiểu và lƣợng hóa đƣợc n n đƣa các ti u chí mang tính thi đua khuyến khích NLĐ có thêm động lực để hoàn thành công việc. Công ty cần sử dụng kết quả đánh giá để lập kế hoạch đào tạo hỗ trợ đối với nhân vi n yếu kém, thƣởng tƣơng ứng với mức đóng góp của nhân vi n tốt, xuất sắc và là cơ sở để kỷ luật hay sa thải nhân viên khi vi phạm kỷ luật hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao quá lâu.

4.2.3. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ

Nhƣ tác giả đã phân tích ở chƣơng 3 thì điều kiện lao động của khối lao động trực tiếp còn nhiều yếu tố bất lợi cần phải đƣa ra giải pháp khắc phục: Để giảm

thiểu những tồn tại do môi trƣờng làm việc, điều kiện làm việc nhất là văn hóa doanh nghiệp. Công ty cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các điều kiện, môi trƣờng làm việc nhất là văn hóa doanh nghiệp. Từ đó có thể giảm căng thẳng trong thời gian làm việc và gi p NLĐ làm việc với hiệu quả cao hơn. Việc làm này cũng gi p cho NLĐ cảm thấy an toàn thoải mái, y u thích và muốn gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.

Ngoài ra với đặc thù doanh nghiệp dịch vụ thƣơng mai, áp lực từ tiến độ, chất lƣợng và khách hàng là rất lớn cho nhân viên nên công ty cần đảm bảo chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để NLĐ hồi phục sức khỏe lao động sau thời gian làm việc mệt mỏi và giảm bớt căng thẳng, áp lực trong công việc:

V thời gian l m việc: do điều kiện làm việc của doanh nghiệp dịch vụ

thƣơng mại, thời gian, số lƣợng khách hàng đến công ty không giống nhau giữa các ngày nghỉ, ngày lễ với ngày thƣờng n n công ty cần có chế độ làm việc khác nhau theo ngày lễ, ngày thƣờng thay vì nhƣ trƣớc đây chế độ làm việc nhƣ nhau: Đối với ngày lễ, ngày nghỉ thì thời giờ làm việc buổi sáng bắt đầu sớm và buổi chiều thì kết th c muộn để khách hàng đến sẽ đƣợc tiếp đón chu đáo, đầu đủ. Đối với ngày thƣờng thì buổi sáng bắt đầu muộn và buổi chiều thì kết th c sớm, thời gian làm việc sẽ ngắn hơn để bù cho các ngày lễ, ngày nghỉ NLĐ phải làm việc dài hơn. Công ty n n áp dụng chế độ làm việc này để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, cũng nhƣ tiếp đón đƣợc tối đa lƣợng khác hàng thăm quan, tìm hiểu mua và sử dụng dịch vụ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ sản phẩm.

V mùi và hóa chất n i l m việc: do đặc điểm doanh nghiệp dịch vụ ngành ô

tô luôn tồn tại những yếu tố về mùi, hóa chất tẩy rửa, xăng dầu gây bất lợi tới sức khỏe NLĐ. Do đó vấn đề an toàn và vệ sinh lao động công ty có thể: Đầu tƣ các bộ lọc không khí, h t mùi tại các khu vực thợ kĩ thuật sửa chữa ô tô. Hệ thống sơn, rửa xe tự động để hạn chế NLĐ phải tham gia vào công việc tiềm ẩn nhiều bụi hóa chất. Đồng thời trang bị th m những thiết bị lau kính, lau sàn tự động bằng robot nếu có thể để giảm thiểu nguy cơ NLĐ phải tiếp x c quá nhiều với hóa chất lau rửa. Tăng cƣờng, giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh nơi làm việc để loại bỏ phần nào những yếu tố gây

bất lợi tr n tới sức khỏe NLĐ. B n cạnh việc quan tâm đến yếu tố thu nhập để tạo động lực cho NLĐ, công ty cũng cần ch trọng đến việc đảm bảo thực hiện tốt các giải pháp tinh thần để tạo và nâng cao động lực th c đẩy NLĐ làm việc nhƣ:

- Tạo lập bầu không khí tập thể thoải mái, đoàn kết phấn đấu cho NLĐ vì mục ti u chung của tổ chức.

- Thiết kế k nh thông tin trực tiếp giữa lãnh đạo và nhân vi n: Tổ chức các buổi giao lƣu văn nghệ, đối thoại nhằm tăng cƣờng sự đoàn kết, gắn bó, hiểu nhau giữa những NLĐ.

- Thiết lập hòm thƣ góp ý đề NLĐ có thể nói l n tâm tƣ, nguyện vọng của họ về công việc, phản ánh những vấn đề bất cập hay có thể đề xuất những sáng kiến lao động với công ty mà nhiều khi họp bàn trực tiếp họ chƣa nói hoặc khó nói ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại ô tô thanh hóa (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)