Thứ nhất, hiện nay cán bộ quản lý trong công tác đầu tư trên địa bàn
được công việc trong công tác thu hút vốn đầu tư. Song song với các dự án đầu tư được UBND tỉnh Yên Bái cấp phép mới hoạt động, cũng có rất những dự án thực hiện không hiệu quả, hoặc dừng hoạt động buộc cơ quan chức năng phải thu hồi giấy phép hoạt động làm giảm sự tăng trưởng, bất ổn và phát triển không bền vững.
Công tác xúc tiếnthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế, tuy bám sát định hướng, chính sách nhưng cách thức xúc tiến đầu tư còn nhỏ lẻ. Cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư tính chuyên nghiệp chưa cao.
Mô ̣t số sở ngành , đi ̣a phương chưa quyết liê ̣t tron g viê ̣c chỉ đa ̣o , thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ được giao trong các Chương trình , kế hoa ̣ch hành đô ̣ng do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành , cụ thể: Tính chủ động sáng tạo chưa cao , sự phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ. Công tác thông tin báo cáo định kỳ cho cơ quan tổng hợp chưa được chú trọng hoặc có báo cáo nhưng nội dung còn sơ sài không sát thực với nhiê ̣m vu ̣ được giao, chế độ báo cáo còn chậm ... chưa tích cực và chủ đô ̣ng giải quyết khó khăn , vướng mắc cho doanh nghiê ̣p thuô ̣c thẩm quyền.
Thứ hai, kết cấu hạ tầng của tỉnh chưa đồng nhất, còn nhỏ lẻ phân tán
một vài nơi trên địa bàn tỉnh, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ vì vậy mà chưa đáp ứng được như cầu của các nhà đầu tư. Một số khu công nghiệp, hay tiểu khu công nghiệp còn bố trí chưa hợp lý, diện tích nhỏ gây lãng phí nguồn đầu tư, đơn cử như tiểu khu công nghiệp tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên chỉ có 2 doanh nghiệp hoạt động. Điện, đèn chiếu sáng đôi khi không ổn định làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống đường kết nối từ các khu công nghiệp, tiểu khu công nghiệp với quốc lộ, đường cao tốc còn nhỏ, chất lượng bề mặt đường xấu gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa đi các vùng.
Thứ ba, các chính sách về việc thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh còn
cho các tổ chức, cá nhân thực hiện còn lúng túng. Một số chính sách chưa kịp thời hỗ trợ những khó khăn của các nhà đầu tư.Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như kế toán, kiểm toán, tư vấn, đại lý thuế, hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Thứ tư, hiện nay hầu hết các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn thực hiện
theo lối mòn, chưa có tư duy đổi mới vì vậy mà nhiều dự án còn chậm tiến độ hoặc chậm triển khai thực hiện; quy mô đầu tư của nhiều dự án nhỏ, năng lực tài chính yếu.Đa phần các doanh nghiê ̣p của tỉnh có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, mức đô ̣ am hiểu pháp luâ ̣t chưa cao dẫn đến viê ̣c thực hiê ̣n các quy đi ̣nh của nhà nước chưa đúng, chưa hiệu quả. Một số hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ ở mức tiếp xúc, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Chưa tổ chức được nhiều các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực cụ thể với đối tác lớn, có tiềm năng đầu tư.
Thứ năm, đối với người lao động tại địa phương tham gia vào các dự án
đầu tư trình độ lao động còn hạn chế, lúng túng thiếu kinh nghiệm, do chưa có thời gian được tiếp xúc với công nghệ, và các loại hình sản xuất mới mẻ. Chính vì vậy mà chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.
Thứ sáu, hoạt động thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư chưa thực sự
được quan tâm, dẫn đến chất lượng các dự án đầu tư chưa đạt được hiệu quả cao. Chưa can thiệp được kịp thời để giải quyết những phát sinh tiêu cực, dẫn đến chưa tăng trưởng được vốn đầu tư, cũng như chất lượng của các dự án, và chất lượng của hoạt động đầu tư.
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và kết quả đầu tư dự án bao gồm:
- Về khách quan: Yên Bái là tỉnh miền núi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn ở mức thấp và chưa đồng bộ, làm tăng chi phí giao thông, tăng giá thành sản phẩm, làm giảm tính cạnh tranh. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
dự án. Việc một số quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư giữa Luật đầu tư và Luật bảo vệ môi trường chưa thống nhất, dẫn đến việc kéo dài thời gian thẩm định, trình cấp có thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư cho dự án.
Do địa hình trong các khu công nghiệp có nhiều đồi, núi, khối lượng san tạo lớn, dẫn đến tăng chi phí cho nhà đầu tư; thời tiết Yên Bái mưa nhiều, dẫn đến công trình đang thi công dễ bị xói lở, bên cạnh đó năng lực về tài chính và quản lý của một số nhà đầu tư còn hạn chế vì vậy có một số dự án thực hiện chậm so với tiến độ đăng ký.
Quy mô nền kinh tế của tỉnh nhỏ dẫn đến việc thu hút đầu tư còn chậm. Quy hoạch mới đang từng bước hoàn thiện. Việc bố trí nguồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh nói chung và các khu công nghiệp nói riêng gặp khó khăn. Xúc tiến mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hạ tầng còn hạn chế.
Tính liên kết vùng trong hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế. Đồng thời là một tỉnh thuần nông, lâm từ trước dựa trên những tiềm năng sẵn có trên địa bàn tỉnh vì vậy một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp các lao động còn thiếu kinh nghiệm làm việc.
- Về chủ quan của doanh nghiệp:
Một số dự án chậm tiến độ chủ yếu do các nhà thầu chính không đảm bảo tiến độ thi công đã phê duyệt, nhà đầu tư không tổ chức triển khai dự án hoặc triển khai chậm do năng lực tài chính hạn chế.
Việc hợp tác đầu tư giữa các đối tác của một số nhà đầu tư còn thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, việc thực thi các cam kết về góp vốn để thực hiện một số dự án chưa được các bên thực hiện nghiêm túc; việc hoàn tất các thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của một số Nhà đầu tư chưa thực hiện kịp thời; do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, năng lực về tài chính của một số nhà đầu tư còn hạn chế... làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN, MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁPTRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2025
4.1. Định hƣớng phát triển và mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025
4.1.1. Định hướng phát triển của tỉnh Yên Bái đến năm 2025
4.1.1.1. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp
Vận động thu hút đầu vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp để phát triển sản xuất tập trung theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhất là đối với các loại cây trồng và vật nuôi tại địa phương có thế mạnh như: Phát triển vùng lúa hàng hóa chất lượng cao; phát triển và trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng khoanh nuôi tái sinh; phát triển vùng quế, vùng chè, vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên cơ sở gắn với các khu vực chế biến sau thu hoạch theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tiến tới hướng mạnh vào xuất khẩu.
Tập trung phát triển những cây trồng, vật nuôi có lợi thế.Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa sinh thái sạch, công nghệ cao.Giữ ổn định diện tích các cây trồng lớn.
Đầu tư Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến công và dạy nghề cho nông dân, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất điển hình, tiên tiến trong sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn; cơ cấu lại ngành, nghề, khôi phục và phát triển một số vùng cây nông nghiệp, vùng cây lâm nghiệp, vùng đồng cỏ chăn nuôi, vùng nước mặt nuôi trồng thủy sản, vùng cây ăn quả truyền thống có thế mạnh, tăng tỷ trọng chế biến trong sản xuất nông lâm nghiệp, bảo đảm vững
chắc an ninh lương thực, tạo tiền đề hình thành và xây dựng các vùng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.
4.1.1.2. Lĩnh vực công nghiệp
Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp nhằm tăng cường năng lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực chế biến khoáng sản (đá vôi trắng, đá quý, cao lanh, felspat; grafit, quặng sắt...); chế biến lâm, nông sản (chế biến chè xanh, chè đen, chế biến gỗ ván ép, ván ghép thanh, ván sàn, đồ gỗ dân dụng...); sản xuất vật liệu xây dựng (ngói, gạch không nung, gạch tuynel...); sản xuất giầy da, may xuất khẩu; lắp ráp ô tô, xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử; chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác... thay thế hàng nhập khẩu, phục vụ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các máy móc, thiết bị chuyên dùng khác…
Trên cơ sở gắn các khu vực chế biến sau thu hoạch theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tiến tới hướng mạnh vào xuất khẩu tại các huyện có thế mạnh như: Xây dựng và phát triển các dự án trồng, chế biến quả sơn tra; phát triển các dự án trồng, chế biến chè đen, chè xanh, chè tinh chế và các sản phẩm từ cây quế.
Tiếp tục phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng công nghiệp chế biến sâu, tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm, khoáng sản, vật liệu xây dựng: Chè, tinh bột sắn, gỗ, giấy đế, bột giấy, sứ cách điện, xi măng, gạch, cao lanh, cácbonnát canxi, đá mỹ nghệ, đá xây dựng…
4.1.1.3. Lĩnh vực dịch vụ - du lịch
Tập trung phát triển lĩnh vực du lịch, khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn như: Du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; du lịch thể thao nước, du lịch tham quan, nghiên cứu, du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch lễ hội... tiến tới kết nối du lịch cả nước và quốc tế. Theo đó, tăng cường đầu tư xây dựng một số khu du lịch lớn: Khu du lịch sinh thái Hồ Thác Bà, khu du lịch sinh thái huyện Lục Yên, cụm du lịch trung tâm thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng, khu du lịch sinh thái huyện Trấn Yên, khu du lịch Suối Giàng, khu du lịch suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc, Đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa; đẩy mạnh khai thác tiềm năng và lợi thế của từng lĩnh vực dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
Hình thành một số trung tâm, khu, cụm thương mại, dịch vụ gắn với các điểm giao cắt với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại.
Về vấn đề thu đổi ngoại tệ, khi có nguồn ngoại tệ đến tỉnh cần thực hiện thu đổi ngoại tệ trên địa bàn tỉnh. Xây dựng một số kiot thu đổi ngoại tệ trên địa bàn có khu công nghiệp hoặc các khu du lịch. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông.
4.1.1.4. Địa bàn vận động thu hút vốn đầu tư
Đầu tư phát triển các dự án về chế biến các sản phẩm nông nghiệp: Chế biến quả sơn tra ở huyện Mù Cang Chải; trồng, phát triển thương hiệu gạo nếp Tú Lệ tại thị xã Nghĩa Lộ; đầu tư xây dựng vùng cây dược liệu, cây ăn quả tập trung tại các huyện: Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải; đầu tư phát triển các dự án trồng rau sạch tại các huyện Văn Yên, Văn Chấn, thành phố Yên Bái; trồng cây lấy quả, nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà, chăn nuôi chế biến heo công nghệ cao tại huyện Yên Bình; trồng và phát triển cây chè tại huyện Trạm Tấu; chế biến thịt gia súc tại thành phố Yên Bái.
Đầu tư xây dựng dự án lắp ráp linh kiện điện tử; nhà máy lắp ráp máy nông nghiệp; chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác... thay thế hàng nhập khẩu, phục vụ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và các máy móc, thiết bị chuyên dùng khác trong ngành nông nghiệp... sản xuất nhựa dân dụng, sản xuất sơn, bột bả, chất tẩy rửa, sứ dân dụng, tại khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Đầu tư phát triển khu kinh tế tổng hợp tại khu vực hữu ngạn Sông Hồng thuộc các xã: Giới Phiên, Hợp Minh, Âu Lâu của thành phố Yên Bái và xã Minh Quân, xã Quy Mông của huyện Trấn Yên theo hướng công nghệ sạch.
Đầu tư mở rộng các hoạt động dịch vụ, như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối... đan xen cùng phát triển tạo tiền đề khai thác, đón đầu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư và khai thác thế mạnh của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa phận tỉnh.
Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn trên địa bàn thành phố Yên Bái và ở các huyện, thị xã nơi tập trung đông dân cư và là đầu mối giao lưu văn hóa, kinh tế - xã hội của vùng, của khu vực, như thị xã Nghĩa Lộ, thị trấn Mậu A huyện Văn Yên, thị trấn Cổ Phúc huyện Trấn Yên, thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên, thị trấn Yên Bình huyện Yên Bình...
Đầu tư xây dựng một số khu du lịch lớn: Khu du lịch sinh thái Hồ Thác Bà; khu du lịch sinh thái huyện Lục Yên; cụm du lịch trung tâm thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng; khu du lịch sinh thái Đầm Hậu, hồ Vân Hội huyện Trấn Yên; khu du lịch Suối Giàng; khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc; khu du lịch sinh thái ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
4.1.1.5. Vận động, lựa chọn nhà đầu tư
Tập trung vận động, thu hút tất cả các nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện về tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, có công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường, có bề dầy kinh nghiệm, hệ thống quản lý
hiện đại, khả năng đầu tư ổn định, lâu dài trên địa bàn tỉnh; sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng lao động chất lượng cao, ít lao động phổ thông.
Chú trọng thiết lập quan hệ và kêu gọi đầu tư từ các quốc gia hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Đối tác trọng tâm theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển bao gồm: Mỹ, Pháp, Ý các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, Brazil...
4.1.2. Mục tiêu
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút vốn đầu tư theo hướng chọn lọc các dự án có chất lượng, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng công