8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nhân vật phản diện trong truyện Nôm bình dân
Các truyện Nôm bình dân trong đó có truyện Thạch Sanh, Tống Trân– Cúc
Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa là những tác phẩm được các nho sĩ bình dân dựa trên
cốt truyện dân gian để sáng tác. Đặc điểm nhân vật trong các truyện cổ tích dân gian là nhân vật phân theo loại hình: nhân vật tốt sẽ tốt từ đầu đến cuối, nhân vật xấu sẽ xấu từ đầu đến cuối tác phẩm. Tính cách nhân vật là sự thống nhất, nhất quán trong toàn bộ tác phẩm. Phân chia nhân vật chính diện hay phản diện là xét về quan hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng là tích cực (chính diện) hay tiêu cực (phản diện).
Hệ thống nhân vật trong truyện Nôm bình dân tiêu biểu như Thạch Sanh,
Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa có thể phân chia thành hai tuyến
đối lập: nhân vật phản diện trong tương quan đối lập với nhân vật chính diện. Hệ thống nhân vật phản diện trong các tác phẩm có thể xác định như sau:
Trong truyện Thạch Sanh: mẹ con Lý Thông, quân đội mười tám nước chư hầu, các loài yêu tinh: Trăn tinh (yêu tinh ở mặt đất), Đại bàng (yêu tinh trên trời), Hồ tinh (yêu tinh dưới nước).
Trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa: trưởng giả, đình trưởng, nhà vua. Trong truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa: Trang Vương, Biện Điền.
Trong luận văn này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu về hệ thống nhân vật phản diện trong các truyện Nôm bình dân tiêu biểu là Thạch Sanh, Tống Trân -
Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa. Hệ thống nhân vật phản diện trong mỗi tác
phẩm nằm trong tổng thể hệ thống nhân vật của tác phẩm thể hiện mối quan hệ đối kháng giữa các giai cấp, các tầng lớp, phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa giai cấp phong kiến - những kẻ nắm quyền thống trị - với tầng lớp nhân dân lao
động trong xã hội phong kiến Việt Nam. Mặc dù lấy cốt truyện từ văn học dân gian nhưng nội dung đó phù hợp với việc phản ánh những nội dung của hiện thực xã hội đương thời. Nghiên cứu hệ thống nhân vật phản diện là một thao tác quan trọng để có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh xã hội mà tác giả xây dựng trong tác phẩm.