Truyện Phạm Tải Ngọc Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện nôm bình dân (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Truyện Phạm Tải Ngọc Hoa

Phạm Tải - Ngọc Hoa là một truyện Nôm khuyết danh xuất hiện vào thế

kỷ XVIII. Tác phẩm phản ánh thực trạng đương thời và tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng (mặc dù vẫn còn mang tính tự phát), đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Nội dung chính của truyện có thể tóm tắt như sau:

Đời vua Trang Vương nhà Chu có nàng Ngọc Hoa xinh đẹp (con quan họ Trần), nhiều nơi giàu có đến hỏi (trong đó có Biện Điền), nhưng nàng không ưng thuận.Một hôm, có chàng Phạm Tải đến nhà họ Trần xin tiền ăn học. Ngọc Hoa động lòng yêu thương. Cha mẹ nàng hay tin, bèn tìm Phạm Tải cho kết duyên cùng Ngọc Hoa.

Biện Điền đem lòng ghen tức, bày âm mưu thâm độc giết Phạm Tải nhưng không thành. Hắn sai người tạc tượng Ngọc Hoa dâng lên vua Trang Vương hiếu sắc. Tên vua dâm dục, sai quân đi bắt Ngọc Hoa. Ngọc Hoa tự làm xấu mình đi để khỏi bị bắt vào cung,nhưng không được. Nàng buộc phải đi và xin cho Phạm Tải đi cùng.

Đến cung, tên vua thấy nàng tưởng tiên giáng thế bèn ép nàng phải lấy hắn, Ngọc Hoa cự tuyệt. Trang Vương tìm cách mua chuộc Phạm Tải nhưng

chàng từ chối. Trang Vương tìm cách đầu độc giết Phạm Tải. Căm thù tên vua gian ác, Ngọc Hoa quyết không sống cùng Trang Vương. Nàng xin đưa xác chồng về quê để tang ba năm, sau đó sẽ quay trở lại hầu hạ vua.Đoạn tang, Trang Vương hí hửng sai quân về bắt Ngọc Hoa, nhưng nàng đã tự tử để bảo toàn lòng chung thủy với chồng.

Ngọc Hoa chết xuống âm phủ gặp Phạm Tải. Hai người đầu đơn kiện Trang Vương. Diêm Vương cho bắt Trang Vương bỏ vạc dầu sôi, cho Phạm Tải, Ngọc Hoa cải tử hoàn sinh và đoàn tụ ở dương trần. Từ đó, Phạm Tải thay Trang Vương trị vì ngôi báu.

* Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, chúng tôi khái quát một số vấn đề lý luận chung là cơ sở cho việc nghiên cứu luận văn. Để triển khai luận văn ở các chương sau, chúng tôi làm rõ một số khái niệm như: khái niệm truyện Nôm, quá trình hình thành - phát triển và phân loại truyện Nôm; nhân vật và thi pháp nhân vật trong tác phẩm văn học; đồng thời khái quát vài nét về nội dung, nghệ thuật và xác định hệ thống nhân vật phản diện ở mỗi truyện Nôm bình dân tiêu biểu được nghiên cứu.

Qua những cơ sở lý luận chung được tìm hiểu ở chương 1, chúng tôi xác định những tiền đề, cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu một số khía cạnh thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong các truyện Nôm bình dân như

Thạch Sanh, Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa ở các chương sau

Chương 2

XUẤT THÂN, NGOẠI HÌNH, TÂM LÝ VÀ NGÔN NGỮ CỦA NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp xây dựng nhân vật phản diện trong một số truyện nôm bình dân (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)