Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập được sử dụng hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính triết lý trong thơ chế lan viên sau 1975 (Trang 87 - 89)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập được sử dụng hiệu quả

Phép tương phản – đối lập là một thao tác quen thuộc trong tư duy thơ Chế Lan Viên. Các nhà phê bình đều chú ý đến đặc điểm này trong phong cách của nhà thơ. Nguyễn Văn Hạnh khẳng định « Hình thức cơ bản, phổ biến trong tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập…Qua đối lập, phải nói Chế Lan Viên đã nắm bắt một quy luật quan trọng của cuộc sống cũng như sự thưởng thức nghệ thuật » [1 ; 32] ; Nguyễn Xuân Nam cho rằng : Nét nổi bật của tư duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập ; Nguyễn Văn Long cũng nhấn mạnh : Tư duy thơ của Chế Lan Viên thường xem xét sự vật trong những mối quan hệ đối lập. Như vây, đối tượng thẩm mỹ trong thơ Chế lan Viên không chỉ được nhìn, được cảm, mà còn được lật trở, xem xét từ các khía cạnh, các góc nhìn đặt nó trong mối tương quan với nhau « nhìn sự vật từ hai bề đối lập ». Thơ ông sau 1975 vẫn giữ nguyên đặc điểm này như một tiêu chí không thể thiếu trong phong cách của ông.

Nếu trước 1975, những câu thơ sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập luôn đem đến hiệu quả nghệ thuật cao :…Người ngã xuống tựa máu mình mà đứng dậy/Người sống khiêng người chết để xung phong… (Ở đâu ? Ở đâu ? ở đất anh hùng) ; « Xưa cha ông đi mà nay con cháu bắt đầu bay »(Nghĩ suy 1966)…thì đến sau 1975 thủ pháp nghệ thuật này lại một lần nữa tạo nên hiệu quả cao cho thơ ca của ông. Từ những liên tưởng đối lập, nhà thơ hướng tới những sáng tạo mới mẻ, độc đáo. Có khi đó là sự tương phản kín đáo : “Dù có thể sống triệu năm ở Kim tinh, Hùng tinh hay sao Chổi/Dễ được một ngày trên trái đất hóa tình nhân”

(Hương trái đất - Hái theo mùa) khi nhà thơ nâng nui, trân trọng cuộc sống hiện tại. Có khi sự tương phản đẩy đến hình tượng kịch tính : Khi nhà thơ cần nêu cao trách nhiệm với cuộc đời “Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay” (Và ong –

Hái theo mùa); Khi nhà thơ căm phẫn bọn giặc cực độ “Sao mày biết uống trà từng hớp con hớp nhỏ/ Mà giết nghìn người một phút chẳng ghê tay” (Thà nó cứ là

thằng mất dạy – Hái theo mùa) hay khi phê phán, lên án sức mạnh hủy diệt của B52“Trời và bể, anh và em, cây và người cùng đối xứng/ Nhưng B.52 và sinh mệnh trẻ em cùng đối xứng là sao?/Lửa thiêu nghìn độ và các cánh tay người không thể là đôi lứa/Chỉ có súng ta và đỉnh sọ quân thù là vừa lứa xứng đôi” (Đối xứngDi cảo thơ tập 1)…Việc khai thác các mặt đối lập như thế khiến cho ý thơ, hình tượng thơ luôn đặt trong thế tương phản, soi chiếu va đập nhau để ý thơ lóe sáng.

Khai thác các mặt đối lập để xây dựng tứ thơ và hình ảnh thơ khiến cho cách nhìn nhận và khám phá hiện thực được thể hiện rất biện chứng. Có những câu thơ, câu nào cũng có những hình ảnh tương phản. Chế Lan Viên nhận ra mối liên hệ nhân quả, nối tiếp, sự chuyển hóa từ mặt này sang mặt kia của hiện tượng một cách tinh tế: từ yêu thương đến giận dữ ; từ yên tĩnh đến bàng hoàng ; từ trang nghiêm đến trào lộng… : “Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi/ Còn tai ương thì dồn dập đánh vu hồi/ Thuyền anh đi giữa bể, hai trời May, Rủi đó/ Không sấp bên này thì ngửa phía kia thôi/ Cho đến lúc vào bóng đêm, anh mới nhận ra chân lý”( Hai chiều – Di cảo thơ tập I). Hạnh phúc – Tai ương, Rủi – May, bên này – phía kia, bóng đêm – chân lý hay lối nói đối chọi giữa các mặt đối lập của hiện thực : Quá khứ - hiện tại, nhỏ bé – vĩ đại, cái Bi – cái Hùng ; văn minh – man rợ; cái cao cả - cái thấp hèn, cái trác việt - cái thô kệch, cái vĩnh hằng - cái nhất thời, cái giá trị thật - cái hư danh, cái hiện thực - cái sau này …là những điều con người luôn phải nghĩ suy, trăn trở đấu tranh để vươn tới điều tốt đẹp bởi tâm hồn con người là nơi tụ hội, xung đột của hai lực lượng giữa cái ác và cái thiện, giữa cái đẹp và cái xấu, thế giới hư vô và hiện hữu, niềm vui và nỗi buồn. Ở nơi ấy xảy ra cuộc chiến âm thầm mà khốc liệt, dữ dội :

Cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn Tuyết nhắm tuyết chia phe mà đối chọi Tuyết này đòi tan tuyết kia tồn tại

Phía chấp nhận hóa bùn, phía kỳ vọng cỏ xanh non (Cuộc chiến – Di cảo thơ)

Sự đối lập của sự vật và hiện tượng được Chế Lan Viên cảm nhận từ cái nhìn biện chứng : “Những cuộc cãi cọ giữa chân lý và bọn cầm cờ trắng cờ đen nghiêng ngả/ Giữa người lên chiến hào và kẻ tụt lại sau/ Giữa mặt trời lên và các ngôi sao chết/ Giữa cờ đỏ thiêng liêng và những kẻ đổi màu” ( Tranh luậnDi cảo thơ tập III); “Đừng buồn đêm phù du/ Đã có ngày bất tử/ Bình minh lên hằng bữa/ Như chim gù cúc cu”(Đêm và ngàyDi cảo thơ tập III). Chính tình yêu, sự gắn bó với cuộc sống, sự am hiểu sâu rộng nhiều phương diện của đời sống tự nhiên và xã hội cũng như sự tài hoa thông minh và sắc sảo đã giúp nhà thơ có được cách nhìn, cách nghĩ, cách tìm tòi, khai thác những vấn đề của cuộc sống trong sự đối lập một cách hiệu quả.

Có thể nói, trong thơ Chế Lan Viên luôn có sự tiếp thu tinh hoa của nhiều nền thơ nhưng không mất đi bản sắc riêng, bản sắc dân tộc. Nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật sử dụng cái đối nghịch. Khi câu thơ diễn tả được trong thế đối nghịch tất sẽ gây được ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính triết lý trong thơ chế lan viên sau 1975 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)