Kinh nghiệm về tự chủ tài chính của một số cơ sở đào tạo trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề giao thông cơ điện quảng ninh (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Kinh nghiệm về tự chủ tài chính của một số cơ sở đào tạo trong nước

1.2.1. Kinh nghiệm của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Ninh [13]

Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Ninh là trường đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật, học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường có trình độ cao đẳng hoặc

trung học chuyên nghiệp. Trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh do UBND tỉnh quản lý về tài chính, quản lý về nhân lực, và là một đơn vị sự nghiệp, vì vậy khi có chủ trương thực hiện TCTC trường thực hiện theo hướng dẫn, mô hình quản lý tài chính của trường theo hướng TCTC.

Là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí, nguồn chi hoạt động thường xuyên của trường chủ yếu từ ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp. Ngân sách nhà nước cấp theo số học sinh học tập. Nguồn thu sự nghiệp chủ yếu từ thu lệ phí tuyển sinh, học phí và các nguồn thu khác. Các nguồn khác hàng năm thu được rất ít, hầu như không đáng kể do Trường chưa chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ khác. Vì vậy, nguồn thu của trường hoàn toàn phụ thuộc vào tuyển sinh hàng năm và số lượng học sinh theo học. Công tác tuyển sinh Trường làm rất tốt, hàng năm lượng học sinh đăng ký nhập học vượt chỉ tiêu UBND tỉnh Quảng Ninh giao. Để làm được điều này là do Trường đã có chương trình quảng cáo giới thiệu tuyển sinh rất hiệu quả, có chính sách đãi ngộ học sinh rất tốt. Nguồn ngân sách cấp cho Trường luôn được đảm bảo, mức thu học phí vượt chỉ tiêu giao. Công tác đào tạo liên kết, đào tạo từ xa thực hiện rất hiệu quả, trường chú trọng đầu tư hoạt động này, nên nguồn thu từ học phí, từ dịch vụ tăng hàng năm. Về công tác sử dụng nguồn tài chính nhà trường, Trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể chi tiết dựa trên quy định của Nghị định 43 và ý kiến đóng góp của cán bộ công nhân viên nhà trường. Các khoản chi của nhà trường đều theo quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo được tính công bằng, hiệu quả, hàng năm tiết kiệm được rất nhiều chi phí, là nguồn tài chính chủ yếu góp phần tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, trường còn trông chờ vào sự cấp phát của nhà nước, chưa chủ động tìm nguồn tài chính để đầu tư, nên cơ sở vật chất nhà trường còn lạc hậu. Trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán chưa cao dẫn đến nhiều sai sót trong công tác thu chi tài chính, nhất là còn nhầm lẫn trong công tác thu học phí. Việc sử dụng nguồn tài chính còn chưa linh hoạt đôi khi thủ tục còn rườm rà, gây khó khăn cho công tác học tập của học sinh, công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, mặc dù đội ngũ giảng viên nhà trường đều có trình độ cao.

1.2.2. Kinh nghiệm của trường Cao đẳng Than - khoáng sản Quảng Ninh [13]

Trường Cao đẳng Than - khoáng sản Quảng Ninh là trường đa ngành nghề bao gồm ngành kinh tế, ngành cơ khí chế tạo, ngành xây dựng, ngành điện, ngành cơ khí ô tô, đào tạo lái xe. Là một trường thuộc Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam quản lý mọi hoạt động do bộ quản lý, từ ngành đào tạo, quy mô đào tạo, khung chương trình đào tạo được lập kế hoạch và trình bộ phê duyệt, cũng như một số trường khác thuộc Bộ Công Thương, trường được Bộ giao cho công tác tự chủ tài chính. Từ khi thực hiện công tác tự chủ tài chính trường đã thu được kết quả như sau:

- Ban giám hiệu nhà trường đã thực sự chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp tổ chức, biên chế, hợp đồng lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu góp phần tăng thu nhập cho người lao động.

- Trường đã chủ động tổ chức các hình thức đào tạo từ công nhân kỹ thuật đến kỹ sư. Các hình thức liên thông từ trung học lên cao đẳng, đại học (liên kết các trường đại học).

- Có nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát nội bộ, như xây dựng các tiêu chuẩn định mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ, từ đó tiết kiệm được các chi phí góp phần tăng thu nhập.

Tuy vậy, khi thực hiện chủ trương TCTC trường còn một số hạn chế từ phía lãnh đạo nhà trường, từ sự tham mưu của bộ phận tài chính như sau:

- Chưa khai thác triệt để nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho nghiên cứu khoa học, cho thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, thậm chí còn trông chờ vào sự cấp phát của cấp trên.

- Nguồn thu giảm: nguồn thu học phí vẫn phải theo các định mức khung rất thấp theo Quyết định 70 và nghị định 49 từ năm 2010 đến nay, nguồn thu học phí nhà trường bị hạn chế trong khi nguồn thu từ ngân sách nhà nước bị cắt giảm, dẫn đến tổng thu bị giảm.

- Không tăng được thu nhập của đội ngũ giảng viên, cán bộ: Trong khi lạm phát ngày càng tăng, thì nhà trường lại không có nguồn để cải thiện đời sống của cán bộ giảng viên. Khó khăn này đã dẫn đến việc chảy máu chất xám, nhiều giảng viên giỏi phải chuyển công tác làm cho doanh nghiệp.

- Không có nguồn tích lũy để cải thiện cơ sở vật chất và đầu tư phát triển. Nhà trường cũng thiếu nguồn tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất và mở rộng khuôn viên.

- Gặp khó khăn trong việc thực hiện chế độ ưu đãi của Nhà nước như: học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên, chế độ ưu đãi với các giảng viên giảng dạy như phù cấp ưu đãi ngành 25%, phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Đứng trước những khó khăn như vậy nhà trường đã thực hiện một số biện pháp như sau:

Nỗ lực tăng các nguồn thu: để bù đắp các nguồn thu bị cắt giảm từ ngân sách nhà nước, nhà trường đã thông qua một số giải pháp như sau: Huy động tài trợ từ doanh nghiệp: Nhà trường đã tích cực thu hút các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, cựu sinh viên với những số tiền lên đến hằng tỷ đồng, đã giúp nhà trường bổ sung ác thiết bị học tập, giảng dạy hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào là thu hút các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế thông qua các dự án nhà trường cũng rất chú trọng đến công tác tìm kiếm, viết, đề xuất để kêu gọi tài trợ. Năm 2017 trường đã mạnh dạn huy động vốn bằng cách vay vốn tín dụng, vay cán bộ nhân viên trong Trường để đầu tư xây dựng khu giảng đường mới ở Cơ sở 1.

Tiết kiệm và nâng cao hiệu quả quản lý: tích cực nâng cao hiệu quả và nâng cao năng suất lao động, tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ: hợp lý quu trình giảng dạy và làm việc, tăng quy mô và chất lượng giáo viên và cán bộ hành chính nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và phục vụ. Thứ hai: tăng cường tiết kiệm chống lãng phí nhà trường đã tính toán, xây dựng lại định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả các khoản chi đảm bảo các khoản chi đúng đủ và hiệu quả.

1.2.3. Kinh nghiệm của trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng [13]

Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng được giao tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. , trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng được giao tự chủ về tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện tự chủ về tài chính, do vậy trung tâm hoàn toàn có thể chủ động được việc

tiếp nhận, tuyển chọn viên chức phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị, từ đó việc sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả hơn, không lãng phí cho những lao động dư thừa, không phải đầu tư nhiều cho việc bồi dưỡng, chuyển đổi những ngành nghề không phù hợp.

Nguồn thu của, trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng bao gồm nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Theo đó, , trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính.

Đối với kinh phí ngân sách nhà nước cấp thực hiện không tự chủ, , trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng thực hiện theo đúng nội dung, định mức đã được duyệt, không thực hiện chi tăng thu nhập từ nguồn kinh phí này.

Đối với kinh phí ngân sách cấp thực hiện tự chủ, sau khi chi các khoản chi theo nội dung, định mức đã được xây dựng theo quy chế nội bộ, theo chế độ chính sách của nhà nước. Cuối năm, nếu số kinh phí còn dư do tiết kiệm chi thường xuyên thì được chi tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên và người lao động trong đơn vị.

Đối với nguồn thu sự nghiệp: do đặc thù , trường cao đẳng nghề - bách nghệ Hải Phòng hoạt động không chính quy trong hệ thống giáo dục nên có rất nhiều loại hình đào tạo, có nhiều nguồn thu dịch vụ từ hoạt động này như: thu từ liên kết đào tạo với các trường cao đẳng; ký hợp đồng lao động cung cấp hàng hoá dịch vụ sản phẩm giáo dục, hợp đồng với các tổ chức cá nhân trong việc bồi dưỡng trình độ,... Do đó, mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhà trường phải xây dựng nội dung và định mức thu chi cho phù hợp, đảm bảo thu bù đắp cho chi và có tích luỹ. Việc xây dựng cụ thể chi tiết cho từng nội dung lĩnh vực hoạt động đã tạo ra được sự công bằng cho người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, tránh bình quân, cào bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều, làm tốt hiệu quả cao được hưởng cao, người nào trực tiếp tham gia thì được hưởng...

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh

Qua tìm hiểu thực tế của 02 cơ sở giáo dục đại diện cho các hệ đào tạo trong hệ thống giáo dục về tự chủ tài chính tại tỉnh Quảng Ninh, có thể rút ra những bài học sau cho trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh:

Thứ nhất, phần lớn các đơn vị đều chủ động xây dựng mức thu, nội dung và định mức chi dựa trên khung quy định của nhà nước và nguồn thu được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Thứ hai, quyền lợi và chế độ của người lao động được thực hiện công bằng, người nào làm nhiều hưởng nhiều, làm hiệu quả cao thì hưởng cao,... tạo sự công bằng, đoàn kết trong tập thể và khuyến khích người lao động năng động, tìm kiếm nguồn thu cho đơn vị.

Thứ ba, thực hiện tự chủ tài chính, phần lớn các đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao. Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên đã góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ, nhân viên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập; hệ thống hoá được những vấn đề lý luận về tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập và chỉ ra được các nội dung tự chủ tài chính bao gồm:

1. Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 2. Quyền tự chủ về nguồn thu và mức thu

3. Các khoản chi và quyết định chi của đơn vị sự nghiệp công lập 4. Kết quả và phân phối kết quả hoạt động tài chính

5. Cơ chế quản lý tài sản của nhà nước

6. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ

- Nghiên cứu về kinh nghiệm về tự chủ tài chính của một số cơ sở đào tạo trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Những tồn tại và hạn chế trong thực hiện tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh?

2. Những giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại hạn chế trong thực hiện tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Đây là những tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình tự chủ tài chính của trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận văn đã đưa ra.

Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Quản trị phục vụ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Công tác học sinh viên, Phòng Đào tạo…

Ngoài ra, để phục vụ cho mục địch nghiên cứu của luận văn tác giả đã thu thập một số tài liệu sạu đây:

+ Số liệu thống kê học sinh, sinh viên từ năm 2016 đến 2018.

+ Số liệu thống kê cán bộ công nhân viên từ năm 2016 đến năm 2018.

+ Số liệu quản lý thu chi của trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2018.

- Phương pháp thu thập số liệu: Các thông tin, văn bản, các chính sách của nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách, các nghiên cứu trước đó. Các thông tin về nhà trường được tác giả đi đến các phòng ban liên quan để xin các số liệu cần thiết.

- Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả đã xử lý, phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình tự chủ tài chính của Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh. Trên cơ sở thực trạng tự chủ tài chính luận văn đề xuất giải pháp việc nâng cao tự chủ tài trình tại Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh.

Để đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Hai phương pháp này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp a. Chọn mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được xem xét để xác định được cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như: độ chính xác, chất lượng của số liệu, chi phí, thời gian cho việc thu thập số liệu… để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:

n = N/(1+N*e+) Trong đó:

- n: là cỡ mẫu điều tra - N: là tổng thể mẫu - e+: là sai số

Đề tài sử dụng độ tin cậy là 90%.

Tổng thể mẫu (N): (Tổng số cán bộ giảng viên và người học trong trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề giao thông cơ điện quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)