6. Bố cục của luận văn
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế.
- Thứ nhất, nhận thức về sự tự chủ tài chính của cán bộ, viên chức trong nhà trường còn hạn chế. Trong quá trình đổi mới công tác quản lý và thực hiện tự chủ tài chính, vẫn có một số bộ phận, cá nhân muốn duy trì cơ chế cũ, do tâm lý trì trệ, quen bao cấp, ngại đổi mới, lo ngại sau khi được tự chủ tài chính thì kinh phí cấp cho đơn vị sẽ giảm, thậm chí có người băn khoăn về chất lượng hoạt động của đơn vị sẽ giảm, sự không công bằng trong phân phối thu nhập. Hạn chế này đã ảnh hưởng đến chất lượng của việc thực hiện quản lý tài chính theo hướng tự chủ
- Thứ hai, nguồn thu của nhà trường chủ yếu vẫn là từ NSNN cấp, các nguồn thu khác chưa được khai thác tối ưu, quản lý chưa hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính chưa cao. Trong tổng số nguồn thu của trường, NSNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Như vậy đơn vị chưa thực sự thực hiện tốt quyền tự chủ, nguồn thu phụ thuộc quá nhiều vào NSNN. Đây là mặt hạn chế lớn nhất đối với trường trong việc thực hiện tự chủ tài chính.
Khả năng khai thác từ nguồn thu sự nghiệp theo cơ chế tài chính còn hạn chế. Từ phân tích số liệu thu qua các năm cho thấy nguồn thu từ hoạt động dịch vụ mặc dù đã tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Nghị định 16/2015/NĐ-CP cho phép đơn vị sự nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị, nhưng hiện nhà trường chưa nghiên cứu, khai thác được nguồn thu này.
Công tác quản lý nguồn thu chưa sát sao, không thực hiện đối chiếu thường xuyên giữa phòng Tài chính - Kế toán với bộ phận chuyên trách (phòng Đào tạo, Trung tâm liên kết và giới thiệu việc làm,…)
+ Đối với nguồn thu học phí, lệ phí: Không có báo cáo định kỳ về danh sách học sinh, sinh viên thực học, số lượng học sinh, sinh viên bỏ học, bị dừng học từ phòng Đào tạo và phòng Công tác học sinh sinh viên, theo đó không có căn cứ để phòng Tài chính - Kế toán thu tiền học phí, gây ra tình trạng học sinh, sinh viên không nộp học phí vẫn tham dự thi cuối kỳ hoặc nộp học phí chậm, muộn.
+ Đối với nguồn thu dịch vụ:
→ Nhà trường ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo và đã hoàn thành trong năm nhưng hết năm tài chính chưa thực hiện đối chiếu thanh quyết toán. → Chưa chú ý đến việc mở rộng quy mô đào tạo liên thông lên trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, hiện nay chỉ liên kết với trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên để đào tạo liên thông trình độ trung cấp lên cao đẳng. Do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người học. Hầu hết học sinh, sinh viên ra trường phải tìm đến các cơ sở khác học để phù hợp với nguyện vọng cá nhân. Do vậy một mặt, trường không tạo ra được sự hấp dẫn để khuyến khích người học nâng cao trình độ, mặt khác bỏ qua một khoản thu được cho là đáng kể.
→ Chưa khai thác triệt để nguồn thu hoạt động dịch vụ khép kín trong khi trường đã xây dựng được khu ký túc xá, thu hút lượng học sinh, sinh viên khá lớn, nhưng không xây dựng căng tin để phục vụ nhu cầu ăn uống của học viên. Do đó dẫn đến tình trạng học viên tự nấu ăn tại phòng gây mất vệ sinh, mà không tạo thêm được nguồn thu.
→ Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa bộ phận quản lý ký túc xá và phòng Tài chính - Kế toán dẫn đến một số trường hợp chưa thu đủ tiền phòng ở và điện, nước, chưa khai thác hết các tiềm năng sẵn có về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, viên chức trong trường,…
- Thứ ba, cơ chế quản lý sử dụng nguồn tài chính thiếu chặt chẽ, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài nguồn kinh phí NSNN cấp được Kho bạc kiểm soát chi, trường chưa triển khai tốt công tác quản lý chi từ các nguồn bảo đảm chi đúng nguồn, không chi vượt nguồn, giải ngân đúng tiến độ công việc thực hiện. Quy trình thanh toán các hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng còn chậm, thủ tục chưa thống nhất giữa phòng Tài chính - Kế toán và bộ phận chuyên môn làm giảm uy tín của trường với các đối tác ký kết.
Nhà trường đã tập trung nguồn lực để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập nhưng việc sử dụng và quản lý tài sản còn nhiều bất cập. Một số tài sản (bàn ghế, máy vi tính cá nhân, máy chiếu…) thường xuyên bị luân chuyển, hư hỏng, nhập xuất kho không theo quy định gây tình trạng chỗ không có nhu cầu sử dụng, chỗ thiếu lại đề nghị mua mới. Tài sản mới mua không dùng hết tính năng hoặc dùng với số lượng ít gây lãng phí vốn.
- Thứ tư, Quy chế chi tiêu nội bộ còn một số bất cập. Định mức chi trả thanh toán tiền vượt giờ, tiền làm ngoài giờ hành chính và ngày chủ nhật cho cán bộ, viên chức chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao.
Thực hiện thanh toán vượt giờ theo chênh lệch số giờ giảng của giáo viên so với số giờ định mức nhà trường quy định (đã bao gồm quy đổi), (xem bảng 3.21)
Bảng 3.21: Đơn giá thanh toán tiền vượt giờ
Cấp học
Đơn giá (Đồng/tiết quy chuẩn)
Giáo viên tập sự Giảng viên có bằng Đại học Giảng viên có bằng thạc sĩ Giảng viên có bằng Tiến sĩ Cao đẳng 18.000 20.000 25.000 30.000 Trung cấp 15.000 18.000 22.000 25.000
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán, Trường Cao đẳng nghề Giao thông - cơ điện Quảng Ninh)
Bảng 3.21 cho thấy rằng đơn giá tiền vượt giờ của trường còn ở mức rất thấp. Vì vậy, chưa thực sự tạo động lực cho giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy. Đặc biệt, đời sống của giáo viên trẻ còn gặp nhiều khó khăn do số giờ vượt định mức chưa cao.
Về tiền làm ngoài giờ hành chính và ngày chủ nhật chưa tuân thủ theo đúng quy định thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Ví dụ, giáo viên đi dạy thứ 7, chủ nhật chỉ tính vào giờ dạy thông thường chứ không tính theo quy định. Bên cạnh đó, việc tổng kết đánh giá thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ chưa được tiến hành thường xuyên.
- Thứ năm, phương pháp lập dự toán hiện tại của đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Việc lập dự toán dựa trên các yếu
tố đầu vào mặc dù có ưu điểm là rất dễ hiểu, rõ ràng và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện cho người lãnh đạo điều hành mọi hoạt động, nhưng hạn chế của nó là chỉ thích hợp với những hoạt động mang tính ổn định, không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch. Do đó, để đổi mới quản lý tài chính theo yêu cầu của cơ chế tự chủ đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán mới, dựa trên nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
- Thứ sáu, việc ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa công tác quản lý tài chính chưa cao. Các khoản thu của trường vẫn sử dụng theo phương pháp thủ công, nhất là các khoản thu về học phí và các khoản phải thu khác của học sinh, sinh viên tức là học sinh, sinh viên đến nộp tiền trực tiếp tại phòng Tài chính - Kế toán, khi đó nhân viên kế toán sẽ viết phiếu thu, chuyển cho học sinh, sinh viên liên hai, còn lại một liên làm căn cứ để thống kê cho công tác thu học phí tại trường. Từ đó, làm cho việc thống kê số lượng học sinh, sinh viên chưa đóng học phí còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi không chính xác, không đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, đôi khi có những quyết định không chính xác đến cho học sinh, sinh viên.
- Thứ bảy, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế của Nhà trường chưa được nâng cao. Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm tuy đã trao quyền cho Hiệu trưởng nhưng trường chưa xây dựng được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, do mức chi trả thu nhập thấp, chưa có cơ chế thực sự hấp dẫn về đãi ngộ, nên việc thu hút nguồn nhân lực bên ngoài có trình độ cao trở thành giảng viên của trường còn hạn chế.
3.3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
+ Một là, hoạt động quản lý chưa chuyên nghiệp. Cán bộ quản lý tại các khoa, phòng ban trong Trường đều xuất thân từ giảng viên có năng lực, được tập thể tín nhiệm, chưa học qua các trường lớp quản lý nên việc am hiểu về công tác quản lý là chưa thực sự đầy đủ. Đa phần việc quản lý được thực hiện qua kinh nghiệm nhiều hơn là có bài bản. Sự phối hợp công tác giữa các đơn vị trong trường chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và làm chậm tiến độ hoạt động.
Chưa có quy định cụ thể phân định trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị làm cơ sở nâng cao trách nhiệm, quyền hạn trong giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chưa đầy đủ.
+ Hai là, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên chưa đạt chuẩn, vì đa số đội ngũ giảng viên, giáo viên là những cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm, không đáp ứng kịp thời cho công việc. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giảng dạy, khả năng mở rộng phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ đó, hạn chế việc tăng các nguồn thu trong tương lai của nhà trường.
+ Ba là, việc tổng kết đánh giá thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ chưa được tiến hành thường xuyên. Quy chế chi tiêu nội bộ là công cụ quản lý rất quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ của trường. Việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ sẽ giúp trường phát hiện ra những điểm chưa hợp lý, hoàn chỉnh quy chế phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, công tác này vẫn bị coi nhẹ, chưa được triển khai thường xuyên.
- Nguyên nhân khách quan
+ Thứ nhất,sự kiểm soát và lệ thuộc về nguồn tài chính: trong tổng số nguồn lực tài chính của Trường, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng rất lớn từ 50 - 60% là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khó khăn trong công tác quản lý tại đơn vị. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí của Nhà nước lại thường xuyên đến chậm do sự xét duyệt phức tạp (thường đến tháng 3 hàng năm đơn vị mới nhận được những khoản ngân sách đầu tiên) do vậy rất khó khăn trong việc sử dụng nguồn tài chính này và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của đơn vị.
+ Thứ hai, nguồn kinh phí hạn chế cũng tác động không nhỏ đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của trường và học tập nâng cao trình độ của các cán bộ giáo viên trẻ. Theo Quy chế chi tiêu nội bộ điều kiện để được cử đi học và được hưởng hỗ trợ là những người có thời gian công tác từ 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Tuy nhiên, hầu hết cán bộ, giáo viên trẻ đều muốn học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy nên phải tự lo kinh phí để đi học. Mặt khác, đơn giá thanh toán tiền vượt giờ còn rất thấp nên cũng chưa thực sự tạo động lực cho giáo viên, giảng viên trong giảng dạy. Nguồn kinh phí hạn chế nên thu nhập của đội
ngũ giáo viên, giảng viên từ nguồn kinh phí Nhà nước chính thức rất thấp, không tương xứng với công sức bỏ ra.
+ Thứ ba, văn bản quản lý của Nhà nước còn bất cập, quy định chung chung, gây khó khăn cho đơn vị thực hiện:
Mức thu nhập chi trả vẫn bị giới hạn bởi thang bảng lương ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, nên khó khăn trong việc thu hút và giữ chân những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, điều kiện trước tiên phải có để nâng cao chất lượng đào tạo. Thanh toán cho giáo viên, giảng viên chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khoản chi thường xuyên và là động lực nâng cao chất lượng đào tạo nhưng bị khống chế bởi các quy định về định mức giờ giảng và định mức thanh toán. Quy định này ảnh hưởng đến việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ thanh toán cho giáo viên.
Quy chế, quy định liên quan đến thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập chưa đầy đủ, rõ ràng làm hạn chế sự năng động, sáng tạo của nhà trường, như:
-> Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, liên doanh, liên kết để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp,… Tuy nhiên, văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện chưa ban hành đồng bộ nên các nội dung về tự chủ này chưa khả thi trên thực tế.
-> Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, nguồn tài chính của trường đại học, cao đẳng công lập bao gồm nguồn tài chính do NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác của đơn vị. Song các quy định về quyền sở hữu tài sản trong đơn vị này nói chung được hình thành từ các nguồn khác nhau là chưa rõ ràng. Dưới góc độ pháp lý, trường đại học cao đẳng công lập thực hiện quyền sở hữu tài sản với hai tư cách: hoặc là chủ sở hữu, hoặc là một chủ thể được Nhà nước ủy quyền. Nếu không có quy định cụ thể nhà trường thực hiện quyền sở hữu với tư cách nào thì khó có thể thực hiện quyền tự chủ tài chính trên thực tế.
+ Thứ tư, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường chưa được phát huy vì công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo của trường vẫn do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tự chủ tài chính của trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở khái quát về trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh, nội dung chương 3 đã phân tích và làm rõ thực trạng về tự chủ tài cính qua phân tích quá trình hình thành tự chủ tài chính từ những căn cứ, từ công tác chuẩn bị của nhà trường và đi vào làm rõ nguồn lực tài chính; quyền tự chủ về nguồn thu, mức thu, thực trạng tự chủ trong quản lý các khoản chi; tình hình phân phối kết quả tài chính cũng như cơ chế quản lý tài sản và quy chế chi tiêu nội bộ trong giai đoạn 2016 – 2018. Từ những đánh giá của thực tiễn lận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại thời gian qua để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong chương 4 tiếp theo.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH
4.1. Định hướng hoàn thiện tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh đến năm 2025
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tình hình mới đòi hỏi phải tiến hành đổi mới sự nghiệp giáo dục dạy nghề theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao. Đổi mới giáo dục là một chiến lược lớn của ngành giáo dục, dạy nghề Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục là làm cho hệ thống giáo dục ở nước ta