6. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đây là những tài liệu quan trọng để đánh giá quá trình tự chủ tài chính của trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận văn đã đưa ra.
Tài liệu thứ cấp cho luận văn được thu thập từ Phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Quản trị phục vụ, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Công tác học sinh viên, Phòng Đào tạo…
Ngoài ra, để phục vụ cho mục địch nghiên cứu của luận văn tác giả đã thu thập một số tài liệu sạu đây:
+ Số liệu thống kê học sinh, sinh viên từ năm 2016 đến 2018.
+ Số liệu thống kê cán bộ công nhân viên từ năm 2016 đến năm 2018.
+ Số liệu quản lý thu chi của trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2018.
- Phương pháp thu thập số liệu: Các thông tin, văn bản, các chính sách của nhà nước được tác giả thu thập bằng cách tra cứu các tài liệu, văn bản, sách, các nghiên cứu trước đó. Các thông tin về nhà trường được tác giả đi đến các phòng ban liên quan để xin các số liệu cần thiết.
- Nguồn tài liệu thứ cấp này sau khi được thu thập, tác giả đã xử lý, phân loại, tổng hợp, phân tích và đánh giá để có cái nhìn tổng quan về quá trình tự chủ tài chính của Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh. Trên cơ sở thực trạng tự chủ tài chính luận văn đề xuất giải pháp việc nâng cao tự chủ tài trình tại Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh.
Để đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh, đề tài sử dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng. Hai phương pháp này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp a. Chọn mẫu nghiên cứu
Xác định cỡ mẫu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được xem xét để xác định được cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như: độ chính xác, chất lượng của số liệu, chi phí, thời gian cho việc thu thập số liệu… để có được một kết quả có cơ sở thống kê và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình chọn mẫu, mẫu được lựa chọn dựa trên công thức xác định cỡ mẫu của Slovin như sau:
n = N/(1+N*e+) Trong đó:
- n: là cỡ mẫu điều tra - N: là tổng thể mẫu - e+: là sai số
Đề tài sử dụng độ tin cậy là 90%.
Tổng thể mẫu (N): (Tổng số cán bộ giảng viên và người học trong trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh),
Hiện nay, trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh hiện có 2634 người (trong đó: 150 cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ các phòng ban và 2484 sinh viên).
Sau khi áp dụng công thức với N= 2634, tác giả tính toán được lượng mẫu cần dùng là 96 mẫu.
Nhưng để đảm bảo tính chính xác cũng như đảm bảo tính khoa học của việc điều tra của tác giả, tác giả đã lấy điều tra 200 sinh viên và 100 cán bộ giảng viên trong trường. (Đối tượng sinh viên tuy không ảnh hưởng nhiều đến công tác tự chủ
tài chính tại nhà trường, tuy nhiên do số lượng cán bộ giảng viên tại nhà trường ít nên tác giả lựa chọn thêm đối tượng khảo sát là 200 sinh viên để khảo sát về mức thu học phí, cả khoản lệ phí, v.v… để kết quả nghiên cứu được đánh giá một cách khách quan hơn, chính xác hơn).
Sau khi xác định được số lượng mẫu cần thiết tác giả bắt đầu công tác phỏng vấn các đối tượng cần xin ý kiến.
b, Nội dung khảo sát
Phiếu khảo sát bao gôm 2 phần: phần 1 là những thông tin chung về đối tượng được khảo sát và phần 2 là nội dung khảo sát.
Nội dung phỏng vấn tập trung vào một số lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh. Cụ thể như:
- Về tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán
+ Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh đến nay là hợp lý và hoạt động có hiệu quả?
+ Mô hình quản lý tài chính gồm trưởng, phó phòng Tài chính - Kế toán đã được sử dụng hợp lý?
- Về quản lý và sử dụng nguồn thu
Nguồn thu của đơn vị là điều kiện quan trọng để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Căn cứ tình hình thực tế về các nguồn thu, phương pháp thu... Tác giả tập trung vào các câu hỏi chính như sau:
+ Việc quy định mức thu học phí của các ngành đào tạo là phù hợp với tình hình thực tế?
+ Nên thu học phí tập trung tại Trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh thông qua ngân hàng đối với học phí chính quy?
+ Nên tăng học phí của sinh viên để tăng khả năng tự chủ về tài chính trong mọi hoạt động của Trường?
+ Nên tăng cường nguồn thu để nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường
- Về quản lý và sử dụng các khoản chi
Tác giả nhận thấy việc phân bổ và sử dụng có hợp lý hay không các nguồn kinh phí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của đơn vị cũng như chất
lượng đời sống của cán bộ, giáo viên. Những nội dung phỏng vấn về việc sử dụng các khoản chi gồm:
+ Cơ cấu chi giữa 3 nội dung (Chi thanh toán cho cá nhân; chi về hàng hóa, dịch vụ; các khoản chi khác) hiện nay là phù hợp?
+ Nên thống nhất mức chi tiền lương tăng thêm và thanh toán giờ giảng cho giảng viên
- Về công tác lập dự toán, quyết toán hàng năm
+ Công tác lập dự toán hàng năm của đơn vị đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và có khoa học?
+ Công tác lập báo cáo, thẩm tra, kiểm tra tài chính đảm bảo tính chính xác, kịp thời và có khoa học?
+ Đơn vị đã thực hiện tốt công tác hạch toán, quyết toán tài chính hàng năm?
+ Việc lập báo cáo, phân tích Báo cáo tài chính của đơn vị đảm bảo đúng quy định của Nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý nhằm mục tiêu đưa ra phương hướng phát triển và hoàn thiện hơn cơ chế tự chủ trong lĩnh vực tài chính?
+ Công khai tài chính của Trường đảm bảo đúng nội dung, hình thức và thời điểm công khai?
+ Công tác thẩm tra quyết toán hàng quý, năm của Trường đã chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao hiệu quả công tác tài chính trên cơ sở tự chủ?
+ Trường đã thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính hàng năm?
+ Các chế độ chính sách Nhà nước ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trường nâng cao được khả năng tự chủ về tài chính?
+ Đơn vị đã thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính hiện nay?
- Về cán bộ làm công tác tài chính
+ Chất lượng của cán bộ làm công tác tài chính tại đơn vị đáp ứng được yêu cầu đặt ra?
+ Đơn vị đã làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính?
c/ Sử dụng thang đo Likert
Tác giả sử dụng thang đo Likert được dùng để nghiên cứu đánh giá của cán bộ, giảng viên về các khoàn thu của nhà trường và đánh giá của sinh viên về các khoản thu. Các giá trị từ 1 đến 5 tương đương với mức độ đồng ý và mức độ hài lòng tăng dần. Ý nghĩa các giá trị như sau:
1 2 3 4 5
Rất không
đồng ý Không đồng ý
Tương đối
đồng ý Đồng ý Rất đồng ý
A. THÔNG TIN CHUNG B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tác giả dùng phần mềm Exel để phân tích và đưa ra các kết quả liên quan đến tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dự kiến đề tài sẽ sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê được cung cấp từ các tài liệu tại các phòng ban chuyên môn của trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được tác giả sẽ tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu các cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh. Đồng thời, loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.
2.2.5.2. Phương pháp so sánh thống kê
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về: - Quy mô đào tạo các hệ trong từng năm.
- Nguồn thu tài chính, nguồn kinh phí hoạt động, chênh lệch thu chi (nếu có). Từ đó đánh giá vấn đề tự chủ về tài chính và q u á t r ì n h phát triển của n h à t rường qua các năm.
2.3. Hệ thống một số chỉ tiêu nghiên cứu
Để hoàn thiện về công tác tự chủ tài chính ở trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh cần nghiên cứu một số nhóm chỉ tiêu sau:
2.3.1.Nhóm chỉtiêuvềdựtoán
- Lập kế hoạch thu chi tài chính và đề án khoán chi cho các đơn vị trong nhà trường.
- Thực hiện kế hoạch, đề án thu chi tài chính. - Quyết toán tài chính.
2.3.2.Nhóm chỉtiêuvềcáckhoảnthu
Các nguồn thu hợp pháp, được phép thu và sử dụng đối với các trường công lập ( học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển, dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo...) ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với các nguồn thu.
2.3.3.Nhóm chỉtiêuvềcáckhoảnchi
- Chi lương, chi thường xuyên: đánh giá khả năng về nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu hoạt động đào tạo của đơn vị đối với từng bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề.
- Chi không thường xuyên: đánh giá sự tự chủ về các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: đánh giá mức độ
đáp ứng trong việc đầu tư nhà xưởng, phòng học, thiết bị dạy nghề nhằm đáp ứng với các quy định của Tổng cục Dạy nghề đối với từng ngành nghề đào tạo.
2.3.4.Nhóm chỉtiêuvềchênhlệch thu-chitàichính
Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộp thuế. Trường hợp có chênh lệch thu chi sẽ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chi tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên và trích lập các quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.
Đánh giá kết quả hoạt động của Trường nhằm tìm ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn khắc phục những tồn tại với mục tiêu phát triển và đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp để hoàn thiện bộ máy tài chính cũng như sự ổn định của nhà trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã đề ra các câu hỏi làm định hướng nghiên cứu; chỉ ra được các phương pháp luận, làm cơ sở khoa học để áp dụng trong nghiên cứu thực tiễn và đưa ra một số chỉ tiêu nghiên cứu để có thể đưa ra kết quả nghiên cứu một cách chính xác nhất về tự chủ tài chính tại nhà trường trong chương 3 tiếp theo.
Chương 3
THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH
3.1. Giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh
3.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh thành lập đầu năm 1966. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, cho đến năm 2015, trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh là trường công lập đầu tiên trong tỉnh thực hiện đề án xã hội hóa đầu tư trang thiết bị dạy nghề lái xe ô tô, đồng thời xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn để đến tháng 1/2017 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Giao thông - cơ điện.
Hiện nay, nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, động viên cán bộ giáo viên học cao học, nghiên cứu sinh, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, tuyển dụng giáo viên có năng lực, có tình độ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Từ chỗ năm 1996 mới có 3 giáo viên đạt trình độ đại học, 9 giáo viên đạt trình độ cao đẳng thì hiện nay 100% giảng viên dạy hệ Trung cấp và Cao đẳng có trình độ thạc sĩ, đại học, nhiều giáo viên nhà trường tiếp tục chương trình nghiên cứu sinh và học sau đại học. Với những thành tích đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn công nhân kỹ thuật cung cấp cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Với một nhiệm vụ mới, một trọng trách mới, trường Cao đẳng nghề Giao thông – cơ điện Quảng Ninh hiện nay đang đào tạo đa ngành nghề từ đào tạo thường xuyên đến các hệ cao đẳng nghề như công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, công nghệ điện công nghiệp, điện dân dụng, công nghệ hàn, chế tạo vỏ tàu thủy, lái xe cơ giới đường bộ, người lái phương tiện thủy nội địa,… Tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường quyết tâm nỗ lực phấn đấu tiếp tục xây dựng những ngành nghề trọng điểm của nhà trường đạt chuẩn cấp quốc gia tiến tới cấp khu vực và quốc tế.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
1. Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc, đào tạo lại, liên thông và thực hiện liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động hiện có trên địa bàn.
2. Đảm bảo việc giáo dục đào tạo sinh viên khi tốt nghiệp ra trường, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực phù hợp với ngành nghề đào tạo, có sức khỏe và năng động, tháo vát, có khả năng tự làm việc độc lập hay phối hợp trong sự phân công lao động mang tính hợp tác cao.
3. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những ngành, nghề được đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng ban hành.
4. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ mới nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống xã hội, cũng như ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào đào tạo và quản lý nhà trường.
5. Tổ chức mọi hoạt động của quá trình đào tạo và mọi sinh hoạt của nhà trường, hưởng ứng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao và các hoạt động mang tính xã hội, nhân đạo,… tại địa phương. Trường tạo điều kiện để sinh viên học giỏi, khỏe mạnh và có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt.
6. Quản lý giáo dục cán bộ, nhân viên, sinh viên nhà trường thực hiện