Hệ thống một số chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề giao thông cơ điện quảng ninh (Trang 49)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống một số chỉ tiêu nghiên cứu

Để hoàn thiện về công tác tự chủ tài chính ở trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh cần nghiên cứu một số nhóm chỉ tiêu sau:

2.3.1.Nhóm chỉtiêuvềdựtoán

- Lập kế hoạch thu chi tài chính và đề án khoán chi cho các đơn vị trong nhà trường.

- Thực hiện kế hoạch, đề án thu chi tài chính. - Quyết toán tài chính.

2.3.2.Nhóm chỉtiêuvềcáckhoảnthu

Các nguồn thu hợp pháp, được phép thu và sử dụng đối với các trường công lập ( học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển, dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo...) ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với các nguồn thu.

2.3.3.Nhóm chỉtiêuvềcáckhoảnchi

- Chi lương, chi thường xuyên: đánh giá khả năng về nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu hoạt động đào tạo của đơn vị đối với từng bậc đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề.

- Chi không thường xuyên: đánh giá sự tự chủ về các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề: đánh giá mức độ

đáp ứng trong việc đầu tư nhà xưởng, phòng học, thiết bị dạy nghề nhằm đáp ứng với các quy định của Tổng cục Dạy nghề đối với từng ngành nghề đào tạo.

2.3.4.Nhóm chỉtiêuvềchênhlệch thu-chitàichính

Hàng năm, sau khi đã trang trải các khoản chi phí, nộp thuế. Trường hợp có chênh lệch thu chi sẽ trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, chi tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên và trích lập các quỹ khác. Qua đó đánh giá được hiệu quả việc thực hiện các nguồn kinh phí.

Đánh giá kết quả hoạt động của Trường nhằm tìm ra những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn khắc phục những tồn tại với mục tiêu phát triển và đưa ra những cơ chế tài chính phù hợp để hoàn thiện bộ máy tài chính cũng như sự ổn định của nhà trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã đề ra các câu hỏi làm định hướng nghiên cứu; chỉ ra được các phương pháp luận, làm cơ sở khoa học để áp dụng trong nghiên cứu thực tiễn và đưa ra một số chỉ tiêu nghiên cứu để có thể đưa ra kết quả nghiên cứu một cách chính xác nhất về tự chủ tài chính tại nhà trường trong chương 3 tiếp theo.

Chương 3

THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG CƠ ĐIỆN QUẢNG NINH

3.1. Giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh

3.1.1. Quá trình hình thành phát triển

Trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh thành lập đầu năm 1966. Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, cho đến năm 2015, trường Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện Quảng Ninh là trường công lập đầu tiên trong tỉnh thực hiện đề án xã hội hóa đầu tư trang thiết bị dạy nghề lái xe ô tô, đồng thời xây dựng các tiêu chí đạt chuẩn để đến tháng 1/2017 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Giao thông - cơ điện.

Hiện nay, nhà trường tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, động viên cán bộ giáo viên học cao học, nghiên cứu sinh, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, tuyển dụng giáo viên có năng lực, có tình độ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Từ chỗ năm 1996 mới có 3 giáo viên đạt trình độ đại học, 9 giáo viên đạt trình độ cao đẳng thì hiện nay 100% giảng viên dạy hệ Trung cấp và Cao đẳng có trình độ thạc sĩ, đại học, nhiều giáo viên nhà trường tiếp tục chương trình nghiên cứu sinh và học sau đại học. Với những thành tích đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo hàng chục ngàn công nhân kỹ thuật cung cấp cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Với một nhiệm vụ mới, một trọng trách mới, trường Cao đẳng nghề Giao thông – cơ điện Quảng Ninh hiện nay đang đào tạo đa ngành nghề từ đào tạo thường xuyên đến các hệ cao đẳng nghề như công nghệ thông tin, công nghệ ô tô, công nghệ điện công nghiệp, điện dân dụng, công nghệ hàn, chế tạo vỏ tàu thủy, lái xe cơ giới đường bộ, người lái phương tiện thủy nội địa,… Tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường quyết tâm nỗ lực phấn đấu tiếp tục xây dựng những ngành nghề trọng điểm của nhà trường đạt chuẩn cấp quốc gia tiến tới cấp khu vực và quốc tế.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường

1. Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc, đào tạo lại, liên thông và thực hiện liên kết đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động hiện có trên địa bàn.

2. Đảm bảo việc giáo dục đào tạo sinh viên khi tốt nghiệp ra trường, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực phù hợp với ngành nghề đào tạo, có sức khỏe và năng động, tháo vát, có khả năng tự làm việc độc lập hay phối hợp trong sự phân công lao động mang tính hợp tác cao.

3. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của những ngành, nghề được đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng ban hành.

4. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ mới nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống xã hội, cũng như ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào đào tạo và quản lý nhà trường.

5. Tổ chức mọi hoạt động của quá trình đào tạo và mọi sinh hoạt của nhà trường, hưởng ứng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao và các hoạt động mang tính xã hội, nhân đạo,… tại địa phương. Trường tạo điều kiện để sinh viên học giỏi, khỏe mạnh và có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt.

6. Quản lý giáo dục cán bộ, nhân viên, sinh viên nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Quản lý và phát triển tài sản, phương tiện giảng dạy của nhà trường đúng pháp luật và đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của sinh viên.

7. Tuyển sinh và quản lý học sinh - sinh viên; phối hợp với gia đình sinh viên, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục - đào tạo.

8. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

9. Liên hệ với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội các cơ sở đào tạo nhằm phát triển công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường.

10. Sử dụng các nguồn thu từ học phí, từ hoạt động kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất kinh doanh theo ngành nghề và chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

11. Được thuê đất, được miễn giảm thues và vay tín dụng theo quy định của pháp luật.

12. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định cùa pháp luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và các ngành nghề đào tạo tại nhà trường

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

- Hội đồng trường - Ban Giám Hiệu - Các Hội đồng tư vấn - Các phòng chức năng: + Phòng Đào tạo

+ Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Tài chính - Kế toán

+ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế + Phòng quản lý và khai thác thiết bị

- Các khoa chuyên môn:

+ Khoa Cơ khí

+ Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ thông tin + Khoa Cơ giới

+ Khoa Kinh tế

+ Khoa Khoa học cơ bản + Trung tâm đào tạo lái xe

+ Trung tâm liên kết và giới thiệu việc làm.

Trong các đơn vị trên, thì phòng Tài chính - Kế toán là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý mảng tài chính của nhà trường. Cụ thể:

+ Giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính, lập kế hoạch thu - chi hàng quý, hàng năm của trường, thực hiện các khoản thu, chi, lập quyết toán hàng quý, hàng năm theo đúng quy định về chế độ kế toán - tài chính của nhà nước.

+ Tổ chức kiểm tra các khoản thu và việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư và chi phí khác trong trường, tổ chức kiểm kê theo định kỳ đánh giá tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định của nhà nước.

Phòng Tài chính-Kế toán gồm 5 cán bộ, viên chức, trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 nhân viên.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức quản lý bộ máy HIỆU TRƯỞNG CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG Hội đồng trường và các hội đồng Tư vấn Tổ chức Đảng, đoàn thể Khoa Cơ khí Khoa Điện - Điện tử - Công nghệ TT

Khoa Cơ giới Phòng

Đào tạo

Phòng Tổ chức - HC

CÁC LỚP HỌC SINH, SINH VIÊN

Trung tâm Đào tạo lái xe Khoa Kinh tế Khoa Khoa học cơ bản T. tâm Liên kết & GT việc làm Phòng Tài chính-Kế toán Phòng NCKH và hợp tác quốc tế Phòng Quản lý, khai thác thiết bị

3.1.3.2. Các ngành nghề đào tạo

TT Tên nghề

I Hệ Cao đẳng

1 Hàn

2 Công nghệ ô tô 3 Điện công nghiệp 4 Kế toán doanh nghiệp 5 Công nghệ thông tin

II Hệ Trung cấp

1 Hàn

2 Công nghệ ô tô 3 Điện dân dụng 4 Điện công nghiệp 5 Điện tử công nghiệp 6 Kế toán doanh nghiệp 7 Công nghệ thông tin

8 Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy 9 Nề hoàn thiện

10 Kỹ thuật xây dựng

III Hệ Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

1 Hàn

2 Công nghệ ô tô 3 Điện dân dụng 4 Điện tử công nghiệp 5 Sửa chữa điện lạnh 6 Sửa chữa máy tàu thủy 7 Sửa chữa máy nông nghiệp 8 Vận hành máy nâng chuyển 9 Xây dựng cầu đường bộ

TT Tên nghề

10 Sản xuất xi măng 11 Sản xuất gốm xây dựng 12 Cốt pha - giàn giáo 13 Cốt thép - Hàn 14 Cấp thoát nước

15 Lái xe ô tô hạng B1, B2, C 16 Lái xe ô tô hạng D, E

17 Thuyền trưởng tàu thủy nội địa đến hạng nhất 18 Máy trưởng tàu thủy nội địa đến hạng nhất 19 Thủy thủ hạng nhì, hạng nhất

20 Thợ máy tàu thủy

21 Điều khiển phương tiện thủy tốc độ cao hạng nhì, hạng nhất (xuồng cao tốc) 22 Đào tạo giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa 23 Lái xe mô tô hạng A1

3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh Quảng Ninh

3.2.1. Sự hình thành tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập; Nghị định 16/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về Quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; Thông tư số 145/2017/TT- BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ- CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Từ đó, Nhà trường đã xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Sở Tài chính Quảng Ninh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào quy định về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Trường Cao đằng nghề giao thông - cơ điện Quảng Ninh, theo đó xác định nhà trường thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, trong đó có Trung tâm đào tạo lái xe là đơn vị tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động

Căn cứ vào phân loại đơn vị sự nghiệp và kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề giao thông - cơ điện Quảng Ninh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại các điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18,19, 20, tại mục 1, mục 2 chương 3 Nghị định số 141/2016/NĐ- CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ bao gồm:

- Quy định về nguồn tài chính và quyền tự chủ về một số khoản thu, mức thu - Quy định về nội dung chi và quyền tự chủ về sử dụng nguồn tài chính - Quy định tự chủ về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm - Quy định quyền tự chủ về sử dụng các quỹ

- Quy định quyền tự chủ huy động vốn - Quy định quyền quản lý và sử dụng tài sản

3.2.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn 2016 2018

3.2.2.1. Thực trạng nguồn tài chính của trường Cao đẳng nghề giao thông cơ điện Quảng Ninh giai đoạn

Là một trong những trường đạo tạo đội ngũ lao động về các nghề, cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, nắm chắc về lý thuyết cũng như có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhiều sinh viên ra trường tìm được việc làm ngay, đã được các doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá cao về tay nghề cũng như trình độ được cung cấp trong khi ngồi trên ghế nhà trường. Thêm vào đó, mục tiêu của nhà trường là đạo tạo sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp, bám sát với nhu cầu của xã hội cũng như thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

Với phương châm đó, quy mô của nhà trường ngày càng mở rộng, các trung tâm nghiên cứu cũng như các trung tâm dịch vụ mở ra vừa cung cấp nguồn thu cho nhà trường, bên cạnh đó là các trung tâm và dịch vụ này là nơi tốt nhất để các sinh viên có thể thực hành những kiến thức đã học trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tế.

Nguồn thu tài chính của nhà trường chủ yếu ba nguồn chính đó là: Ngân sách nhà nước cấp, thu sự nghiệp và thu dịch vụ.

Tổng nguồn thu của nhà trường được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.1: Tổng nguồn thu của trường Cao đẳng nghề giao thông - cơ điện Quảng Ninh giai đoạn năm 2016 - 2018

Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 Kinh phí NSNN cấp 12.519 58,5% 10.218 53,0% 10.625 53,3% 2 Tổng thu sự nghiệp 2.062 9,6% 1.764 9,2% 1.469 7,4% 3 Tổng thu dịch vụ 6.815 31,9% 7.283 37,8% 7.839 39,3%

Tổng cộng 21.396 100% 19.265 100% 19.933 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường Cao đằng nghề giao thông - cơ điện Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự chủ tài chính tại trường cao đẳng nghề giao thông cơ điện quảng ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)