Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, NHTM được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nguồn vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn nhất được ngân hàng thực hiện dưới nhiều hình thức huy động khác nhau.
Bảng 4.1: Tình hình tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietinbank-Chi nhánh 12
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) THEO KỲ HẠN Không kỳ hạn 428.69 17.85 423.2 15.2 485.94 15 (5.49) (1.28) 62.74 14.83 Có kỳ hạn 1972.9 82.15 2361.46 84.8 2752.6 85 388.56 19.69 391.14 16.56
THEO LOẠI TIỀN TỆ
VNĐ 2171.43 90.42 2544.17 91.36 2952.27 91.16 372.74 17.17 408.1 16.04
Ngoại tệ 230.16 9.58 240.49 8.64 286.27 8.84 10.33 4.49 45.78 19.04
Tổng số dư
tiền gửi 2401.59 100 2784.66 100 3238.54 100 383.07 15.95 453.88 16.3
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013- 2015)
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng số dư tiền gửi huy động có sự tăng trưởng tốt qua các năm và có xu hướng tăng dần. Năm 2013, tổng số dư tiền gửi đạt 2401.59 tỷ đồng.
Đến năm 2014, tổng số dư tiền gửi huy động được 2784.66 tỷ đồng, tăng 383.07 tỷ đồng với tỷ lệ 15.95% so với năm 2013. Sang năm 2015, hoạt động huy động tiền gửi của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh đạt 3238.54 tỷ đồng, tăng 453.88 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 16.3% so với năm 2014. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do huy động tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ tăng. Dù nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng nhưng ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên ngân hàng vẫn luôn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững qua các năm.
Về cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Nhóm tiền gửi không kỳ hạn năm 2013 đạt 428.69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17.85% trong tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, nhóm tiền gửi không kỳ hạn chỉ đạt 423.2 tỷ đồng, giảm 5.49 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 1.28% so với năm 2013, tỷ trọng năm 2014 cũng bị giảm sút một phần cũng do tổng số dư tiền gửi tăng một lượng lớn so với năm 2013. Sang đến năm 2015, lượng tiền gửi không kỳ hạn đạt 485.94 tỷ đồng, tăng khá nhiều tới 62.74 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 14.83% nhưng trong đó tỷ trọng của nhóm tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 15%, giảm so với năm 2014 là do tổng số dư tiền gửi tăng đột biến so với năm 2014.
Nhóm tiền gửi có kỳ hạn năm 2013 đạt 1972.9 tỷ đồng, chiếm 82.15% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi có kỳ hạn đạt mức 236.46 tỷ đồng, chiếm 84.8% trong tổng số dư tiền gửi, tăng đột biến với tỷ lệ 19.69% tương ứng 388.56 tỷ đồng so với năm 2013. Sang đến năm 2015, lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên 2752.6 tỷ đồng chiếm 85% tổng số dư tiền gửi, tăng 391.14 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 16.56% so với năm 2014.
Về cơ cấu và tỷ trọng của nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ
Nhóm tiền gửi VNĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi huy động. Năm 2013 đạt 2171.43 tỷ đồng chiếm 90.42% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi VNĐ tiếp tục tăng thêm 372.74 tỷ đồng, tăng 17.17% so với năm 2013 đạt 2544.17 tỷ đồng chiếm tới 91.36% trong tổng số dư tiền gửi. Sang năm 2015, lượng tiền gửi VNĐ tăng lên đến 2952.27 tỷ đồng, tăng thêm 16.04% tương ứng với 408.1 tỷ đồng so với năm 2014 nhưng tỷ trọng trong tổng cơ cấu lại bị giảm sút chỉ chiếm 91.16% tổng số dư tiền gửi do tổng tiền gửi huy động trong năm 2015 gia tăng đáng kể.
Nhóm tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2013 đạt 230.16 tỷ đồng, chiếm 9.58% tổng số dư tiền gửi. Đến năm 2014, lượng tiền gửi ngoại tệ có sự gia tăng nhưng không nhiều, chỉ tăng thêm 10.33 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 4.49% so với năm 2014 đạt 240.49 tỷ đồng. Sang năm 2015, lượng tiền gửi ngoại tệ đạt 286.27 tỷ đồng, chiếm 8.84% tổng số dư tiền gửi, tăng 19.04% so với năm 2014. Tuy NHNN ra quyết định giảm mức trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ khá thấp cộng với việc duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định để nâng giá trị đồng nội tệ nhưng lượng tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn gia tăng tuy chiếm tỷ trọng không lớn là do các doanh nghiệp nắm giữ ngoại tệ với mục đích để thanh toán là chủ yếu, còn các cá nhân gửi ngoại tệ là do tâm lý găm giữ ngoại tệ kỳ vọng tỷ giá tăng và cũng để đảm bảo an toàn, giữ giá đồng vốn. Vốn huy động ngoại tệ tăng nhưng người dân và
doanh nghiệp lại có xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ từ có kỳ hạn sang không kỳ hạn.