Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại sở tài chính tỉnh yên bái (Trang 47 - 49)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên website, sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và các báo cáo tổng kết, hội thảo hội nghị của các cấp, các ngành và các báo cáo liên quan khác.

Tài liệu thu thập gồm: Các Nghị quyết trung ương, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về đầu tư XDCB trong XDNTM. Các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND về XDNTM; Quy hoạch NTM; Quyết định của UBND tỉnh và các báo cáo hàng năm, sơ kết 5 năm… Qua các tài liệu thứ cấp trên, các thông tin thứ cấp có thể thu thập gồm: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương về đầu tư XDCB trong XDNTM? Cơ chế, nguyên tắc huy động, cơ chế nguyên tắc quản lý, đánh giá hiệu quả đầu tư; những thành tựu và những tồn tại trong đầu tư và trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN trong XDNTM.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế đơn vị quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN cho XDNTM tại Sở Tài chính tỉnh Yên Bái thông qua phiếu điều tra. Tác giả thu thập thông tin qua phiếu điều tra, đối tượng điều tra là: Cán bộ Sở Tài chính (Phòng Tài chính đầu tư); Phòng Tài chính - Kế hoạch, BQL dự án, cán bộ địa phương các huyện, thị xã và thành phố; đơn vị hưởng lợi, các đơn vị thi công xây lắp và một số phòng ban chuyên môn thuộc huyện, các Sở chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Tác giả lựa chọn kích thước mẫu (Sample size)

Đối với mô hình phân tích nhân tố khám phá theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu được xác định dựa vào: (1) mức tối thiểu và (2) số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình.

(1) Mức tối thiểu (Min) = 50

(2) Số lượng biến đưa vào phân tích mô hình.

Nếu mô hình có m thang đo, Pj: số biến quan sát của thang đo thức i.

n = ∑ kPj m

j=1

Tỷ lệ của số mẫu so với 1 biến phân tích (k) là 5/1 hoặc 10/1. Nếu n< mức tối tiểu, chọn mức tối thiểu. Minh họa:

Mô hình có 6 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, nếu k = 5/1 => n= 5*5 + 5*5 + …+ 5*5 =150

Mô hình có 6 thang đo, mỗi thang đo có 5 biến phân tích, nếu k = 10/1 => n= 10*5 + 10*5 + … + 10*5 = 300

Áp dụng đối với mô tình đang ứng dụng: xác định kích thước mẫu (Sample size) n= 5*28 = 140 => mức tổi thiểu là 140 quan sát.

Tác giả quyết định điều tra khảo sát212 người tại 09 huyện, thị xã và thành phố (tại các địa phương mỗi đối tượng điều tra sẽ điều tra 04 phiếu), một số phòng ban chuyên môn thuộc huyện và các Sở chuyên ngành (điều tra 27 phiếu) và Sở Tài chính (điều tra 05 phiếu) tại tỉnh Yên Bái. Phiếu điều tra được

xây dựng sẵn gồm hai phần chính là: Phần một giới thiệu cơ bản về đối tượng điều tra; Phần hai là nội dung điều tra. Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn nội dung cần tìm hiểu, giải quyết. Các chỉ tiêu định tính sẽ được người trả lời đánh giá và xếp loại từ 01 đến 05 theo thang đo Likert tương ứng với “Rất yếu kém”; “Yếu kém”; “Bình thường”; “Tương đối tốt”; “Rất tốt”.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời phiếu điều tra, tác giả sử dụng câu hỏi với 5 bậc được trình bày như trên, để giúp phân tích và diễn đạt số liệu tác giả sử dụng thang đánh giá Likert

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá Khoảng Ý nghĩa

1 Rất yếu kém 1,00 - 1,79 Kém

2 Yếu kém 1,80 - 2,59 Yếu

3 Trung bình 2,60 - 3,39 Trung bình

4 Tương đối tốt 3,40 - 4,19 Khá

5 Rất tốt 4,20 - 5,00 Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại sở tài chính tỉnh yên bái (Trang 47 - 49)