Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại sở tài chính tỉnh yên bái (Trang 41 - 44)

5. Bố cục của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm về XDNTM ở tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi phía bắc, nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai cả hệ thống chính trị, Tỉnh ủy đã chỉ đạo và phân công các đồng chí trong Ban chấp hành Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các huyện thị xã, thành phố và các xã trong XDNTM, đồng thời UBND tỉnh chỉ đạo, phân công các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn và giúp đỡ các xã trong qua trình tổ chức thực hiện XDNTM.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân được chú trọng, nhất là về mục đích, ý nghĩa, phương châm, các nội dung và cơ chế chính sách của Chương trình. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài PTTH tỉnh, Báo Lào Cai, các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố đã thường xuyên đăng tải các tin, bài, tăng thời lượng, mở chuyên trang, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong XDNTM;công tác tuyên truyền ở cơ sở được thực hiện gắn liền với việc bàn bạc công khai, dân chủ về tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ các cấp về Chương trình XDNTM, nội dung tập huấn luôn được cập nhật và đáp ứng được yêu cầu thực tế triển khai, thực hiện ở các địa phương. Thông qua các lớp tập huấn, thành viên ban chỉ đạo các cấp, cán bộ quản lý của địa phương, các đơn vị thụ hưởng và người dân đã được trang bị và nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực thực thi Chương trình XDNTM. Nhiều địa phương của tỉnh tự cân đối được nguồn vốn đã chủ động tổ chức tham quan, học tập, rút kinh nghiệm về phương pháp XDNTM; Nhờ đó chất lượng công tác chỉ đạo, tham mưu trong triển khai thực hiện chương trình ngày càng được nâng cao.

Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố, các xã thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù XDNTM đối với một số loại công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và có có thể áp dụng mẫu thiết kế điển hình như các công trình đường giao thông nông thôn, trường mầm non, nhà công vụ giáo viên, nhà văn hóa thôn, khu thể thao xã, nghĩa trang nhân dân xã, bãi thu gom rác thải trên địa bàn các xã XDNTM.

Tổng nguồn vốn đã bố trí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 9.860,258 tỷ đồng. Trong đó: Vốn trực tiếp cho Chương trình: 1.956,397 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 6.394,986 tỷ đồng; vốn Tín dụng 220 tỷ đồng; vốn huy động doanh nghiệp 461,739 tỷ đồng; vốn huy động nhân dân 827,136 tỷ đồng, bao gồm

(công lao động, hiến đất, tiền mặt và các hiện vật xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; chỉnh trang nhà cửa,...).

Sau 05 năm triển khai thực hiện, Chương trình XDNTM đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. XDNTM được thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần được nâng cao, môi trường được cải thiện, an ninh trật tự khu vực nông thôn được đảm bảo, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn,tổng kết giai đoạn 2011-2015trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có 20/143 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

1.2.1.2. Kinh nghiệm về XDNTM ở tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaXDNTM tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo, bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp theo đúng hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương. Cùng với đó UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở ngành chuyên môn hướng dẫn, cụ thể hóa các nội dung, các văn bản của Trung ương liên quan đến Chương trình XDNTM để tổ chức triển khai tại địa phương đảm bảo kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh (thành lập bộ máy tổ chức thực hiện chương trình các cấp; ban hành Bộ tiêu chí NTMcủa tỉnh; kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình...).

Ngoài ra đã ban hành các cơ chế, chính sách liên quan như: Chính sách hỗ trợ về các chương trình sản xuất nông nghiệp; chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề án hỗ trợ người nghèo về nhà ở; đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; quy định tỷ lệ thu từ đấu giá đất để lại ngân sách cấp xã để XDNTM...

Bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ đã tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ XDNTM cấp tỉnh, huyện, xã, khu dân cư; nội dung chủ yếu về kiến thức cơ bản trong công tác XDNTM (nghiệp vụ công tác quản lý điều hành chương trình; nghiệp vụ đấu thầu; nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; nghiệp vụ giám sát cộng đồng; các đối tượng được cấp chứng chỉ khi hoàn thành khoá học). Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý thực hiện chương trình các cấp đã dần được nâng lên, áp dụng trực tiếp vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương một cách hiệu quả.

Trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình XDNTM tỉnh Phú Thọ đã huy động các nguồn lực được khoảng 5.812,205 tỷ đồng đầu tư cho chương trình, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 4.649,764 tỷ đồng; vốn sự nghiệp đạt 1.162,441 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước, vốn TPCP là 2.614,793 tỷ đồng; vốn tín dụng là 1.698,0 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế: ước đạt 743,523 tỷ đồng; vốn dân góp ước đạt 755,89 tỷ đồng.

Sau 05 năm, bằng sự nỗ lực chung sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân từ tỉnh đến cơ sở, tỉnh Phú Thọ đã có được những bước tiến quan trọng trong XDNTM; Tính đến hết giai đoạn đầu thực hiện Chương trình NTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có 01 huyện (huyện Lâm Thao) và 60 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho xây dựng nông thôn mới tại sở tài chính tỉnh yên bái (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)