5. Bố cục của đề tài
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Yên Bái
1.2.2.1. Bài học về nội dung quản lý
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập, giao kế hoạch VĐT từ NSNN, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả của dự án; Việc lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự án phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư trung hạn của huyện, xã; phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và đời sống nhân dân trong vùng,đồng thời phải được cấp ủy chính quyền các cấp cơ sở xem xét và đề nghị.
Phân bổ và bố trí nguồn vốn theo đúng các tiêu chí, nguyên tắc đã được quy định, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương, tập trung không dàn trải.
Các dự án thực hiện đúng tiến độ đã đề ra, công tác nghiệm thu thanh toán thực hiện nhanh gọn và đối với các dự án đã được bố trí vốn đầu tư từ NSNN phải được quyết toán theo đúng quy định.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, mở rộng công tác giám sát có sự tham gia của cộngđồngnhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư không hiệu quả gây thất thoát, lãng phí.
Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trước pháp luật nếu để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư gây thiệt hại cho nhà nước.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán chủ đầu tư, quản lý dự án đầu tư, giám sát, đánh giá đầu tư, thanh quyết toán công trình… đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXDCB ở cấp huyện, xã, bảo đảm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1.2.2.2. Bài học về các biện pháp quản lý
XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, các cấp chính quyền; việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện kiên quyết để thực hiện thành công chương trình.
Coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia; trong đó nhấn mạnh: XDNTM là chương trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm là chính; trong quá trình triển khai phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, việc XDNTM phải được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát.
Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án thành phần triển khai trên địa bàn xã phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển chung của cấp xã, cấp huyện; trong triển khai thực hiện phải lựa chọn các hạng mục, tiêu chí ưu tiên thực hiện trước và có kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể.
Phải làm tốt công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho chương trình, khuyến khích nhân dân cùng tham gia góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH; trong đó phải xác định rõ được cơ chế huy động vốn của các thành phần tham gia; đặc biệt phát huy nguồn lực tại chỗ, vận động các doanh nghiệp, cá nhân, con em xa quê cùng chung tay góp sức XDNTM.
Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH, cải thiện và nâng cao đời sống người dân cả về vật chất và tinh thần, gắn phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh.
Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện Chương trình, động viên khen thưởng kịp thời các gương điển hình, các cách làm hay, sáng tạo. Cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu, gương mẫu, trách nhiệm trong thực hiện XDNTM.
Nguyên tắc trong XDNTM là “19 tiêu chí là đích hướng tới; quy hoạch là tiền đề, phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu; lợi ích mang lại cho người dân và cộng đồng là động lực; sự đồng lòng góp sức của cộng đồng dân cư là bí quyết thành công”.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU