Khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị (Trang 57 - 59)

4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.2.2.Khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập

Bảng 2.4. Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập

Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian dành cho kiếm thu nhập

Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2

Trình độ học vấn của chồng -0,671 -0,596

Trình độ học vấn của vợ 0,643 -0,353

Vị trí công tác của chồng 1,104* -0,766

Vị trí công tác của vợ 0,015 -0,002

Nơi cư trú (Đô thị = 1, nông thôn = 0) 1,782*

Người con đang đi học phổ thông (1=có, không =0)

-1,002

Thu nhập 0,007*

Hệ số R bình phương 0,134 0,192

Hệ số F của phân tích ANOVA 4,484*** 4,362***

Mẫu nghiên cứu 200 200

Chú thích: *p< 0,05 **p<0,01 ***p<0,001

Trong mô hình 1, biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập, các biến độc lập được đưa vào mô hình là các yếu tố thuộc về các nhân như: vị trí công tác của vợ, vị trí công tác của chồng, trình độ học vấn của vợ, trình độ học vấn của chồng. Hệ số R bình phương của mô hình này là: 0,134 cho thấy mô hình này có thể giải thích được 13,4% sự biến thiên về khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Phân tích Anova cũng cho thấy, mô hình có ý nghĩa thống kê và có khả năng giải thích được về mối liên hệ, tác động giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. (F = 4,844;p < 0,001)

Trong các biến số độc lập được lựa chọn đưa vào mô hình này, chỉ có duy nhất biến vị trí công tác của chồng là có tác động đến khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Theo đó, nếu như vị trí công tác của người chồng tăng lên từ vị trí công tác này lên một vị trí công tác cao hơn thì sự chênh lệch về thời gian kiếm thu nhập giữa chồng và vợ sẽ tăng lên 1,104 giờ. Như vậy, vị trí công tác của người chồng có tương quan thuận với khoảng cách giới về thời gian

Người chồng có vị trí công tác càng cao thì khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập lại càng tăng có nghĩa sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian kiếm thu nhập giữa vợ và chồng càng lớn. Chúng ta có thể thấy, vị trí công tác càng cao kèm theo đó là khối lượng công việc, trách nhiệm càng nhiều nên người chồng phải dành thời gian nhiều hơn cho việc kiếm thu nhập. Như vậy, sẽ có sự khác biệt đáng kể trong việc dành thời gian cho việc kiếm thu nhập giữa vợ và chồng. Sự phân công lao động trong gia đình cho thấy, người vợ sẽ phải giảm thời gian dành cho việc kiếm thu nhập để dành thời gian trở về chăm sóc gia đình với biết bao công việc cần đến bàn tay người phụ nữ. Việc dành thời gian ít đi cho việc kiếm thu nhập thực chất là một hạn chế đối với người phụ nữ trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và củng cố địa vị của mình bên ngoài xã hội. Việc phải dành thời gian nhiều cho gia đình với những công việc dường như bất tận là một cản trở, nó như một tấm “màn sắt” gây khó khăn cho người phụ nữ có thể di động xã hội cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội.

Trong mô hình 2, bên cạnh các biến thuộc yếu tố cá nhân ở mô hình 1, các biến độc lập thuộc về yếu tố gia đình được đưa vào trong mô hình là: nơi cư trú, người con đang đi học phổ thông và thu nhập. Hệ số R bình phương của mô hình này là 0,192 cho thấy mô hình này có thể giải thích được 19,2% sự biến thiên về khoảng cách thời thời gian kiếm thu nhập, tăng 5,8% so với mô hình 3. Phân tích Anova cũng cho thấy, mô hình có ý nghĩa thống kê và có khả năng giải thích được về mối liên hệ, tác động giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. (F= 4,582 ;p = 0,002)

Trong các biến số độc lập được lựa chọn ở mô hình 2 này, có hai biến số có tác động đến khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập là nơi cư trú và biến số thu nhập. Với biến nơi cư trú, chúng ta có thể thấy những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn những gia đình ở nông thôn 1,782 giờ. Như vậy, trong gia đình đô thị sự khác biệt giữa vợ và chồng trong việc dành thời gian dành cho việc kiếm thu nhập cao hơn trong gia đình nông thôn. Người phụ nữ nông thôn với bản tính cần cù, chăm chỉ là một

trong những lao động chính trong gia đình, họ phải dành thời gian cho hoạt động kiếm thu nhập nhiều hơn hoặc tương đương người chồng của mình. Ngoài những công việc đồng áng, người phụ nữ nông thôn còn tham gia chăn nuôi, làm thuê, v.v. . Nếu như người phụ nữ ở đô thị phần lớn là công nhân viên chức hay nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân làm việc theo giờ giấc qui định thì người phụ nữ nông thôn lại làm công việc đồng áng theo mùa vụ và không theo khung giờ định sẵn.

Tương tự, biến số thu nhập cũng có tương quan thuận tới khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập. Nếu thu nhập của gia đình tăng lên có nghĩa khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập sẽ tăng lên 0,007 giờ. Sự chênh lệch về thời gian kiếm thu nhập của vợ và chồng càng lớn có nghĩa người chồng dành nhiều thời gian cho việc kiếm thu nhập hơn. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, khoảng cách về thời gian kiếm thu nhập giữa chồng và vợ ở đây là 0,007 giờ là một con số khá khiêm tốn. Nó cho thấy, mặc dù việc kiếm thu nhập của người chồng vẫn đóng góp chính vào thu nhập của gia đình tuy nhiên người vợ cũng đang dần thu hẹp khoảng cách về thời gian kiếm thu nhâp so với người chồng của mình. Ngày nay, người vợ bên cạnh việc chăm sóc gia đình còn tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội khác, đảm nhiệm nhiều công việc ngoài xã hội và càng ngày càng có đóng góp nhiều hơn vào thu nhập của gia đình. Điều này làm tăng thêm vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị (Trang 57 - 59)