4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình
Bảng 2.3. Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về công việc gia đình
Biến phụ thuộc: Khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình
Biến độc lập Mô hình 1 Mô hình 2
Trình độ học vấn của chồng 1,581** -0,172
Trình độ học vấn của vợ -0,959 0,005
Vị trí công tác của chồng 0,728* 0,063
Vị trí công tác của vợ 0,324 -0,561*
Nghề chồng công nhân (công nhân = 1, khác = 0)
Nghề chồng thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác = 0) -1,595 Nghề chồng cán bộ công chức (cán bộ công chức = 1, khác = 0) -4,175* Nghề chồng buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) -4,737*
Nghề chồng trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1, không = 0)
3,432 Nghề chồng nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu
= 1, khác = 0)
-2,241 Nghề vợ công nhân (công nhân = 1, khác = 0) 1,208 Nghề vợ thợ thủ công (thợ thủ công = 1, khác = 0) 0,735 Nghề vợ cán bộ công chức (cán bộ công chức = 1, khác = 0) 5,459 Nghề vợ buôn bán (buôn bán = 1, khác = 0) 4,518*
Nghề vợ trong doanh nghiệp tư nhân (có = 1, không = 0)
4,473*
Nghề vợ nội trợ, nghỉ hưu (nội trợ, nghỉ hưu = 1, khác = 0)
3,308
Nơi cư trú (đô thị = 1, nông thôn = 0) -2,131**
Thời gian hôn nhân 0,071
Có người giúp việc (Có = 1, không = 0) -0,077
Hệ số R bình phương 0,195 0,077
Hệ số F của phân tích ANOVA 2,503* 5,125*
Mẫu nghiên cứu 200 200
Chú thích: *p< 0,05 **p<0,01 ***p<0,001
Ở mô hình 1, biến phụ thuộc là khoảng cách giới về thời gian cho công việc gia đình, biến độc lập thuộc về yếu tố cá nhân được chọn là: vị trí công tác của chồng, vị trí công tác của vợ, nghề nghiệp của chồng và nghề nghiệp của vợ. Hệ số R bình phương của mô hình là 0,195 cho thấy mô hình này có thể giải thích được 19,5 sự biến thiên của khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình. Trong mô hình này có 6 biến số dự đoán có ý nghĩa thống kê đó là: trình độ học vấn của chồng, vị trí công tác của chồng, nghề nghiệp của chồng là cán bộ công chức, nghề nghiệp của vợ là cán bộ công chức, kinh doanh buôn bán và nhân viên trong doanh
nghiệp tư nhân. Trong đó, nghề nghiệp của chồng là cán bộ công chức có tương quan nghịch với khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình.
Biến số trình độ học vấn của chồng có khả năng giải thích tốt nhất về khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình (p<0,01), nó cho thấy nếu trình độ học vấn của người chồng tăng lên thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình sẽ tăng lên 1,581 giờ. Như vậy, trình độ học vấn có tác động tỷ lệ thuận với khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Tương tự với biến trình độ học vấn, vị trí công tác của chồng cũng có tác động tỷ lệ thuận với khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Như vậy, nếu vị trí công tác của người chồng tăng lên từ vị trí công tác này tới một vị trí công tác cao hơn thì khoảng cách giới về thời gian cho công việc gia đình cũng tăng lên 0,728 giờ.
Cả hai biến độc lập trình độ học vấn của chồng và vị trí công tác của chồng đều có tác động tỷ lệ thuận tới khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Điều này có nghĩa nếu trình độ học vấn và vị trí công tác của người chồng càng cao thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình càng lớn. Như vậy, trong gia đình có người chồng với trình độ học vấn và vị trí công tác cao thì tồn tại sự bất bình đẳng giới trong việc dành thời gian dành cho công việc gia đình càng lớn. Thực tế này có lẽ không có gì là khó hiểu khi người chồng có trình độ học vấn cao lại là những người nắm giữ nhiều vị trí khác nhau ngoài xã hội.Trong khi sức ép của công việc, đòi hỏi của xã hội ngày một nhiều hơn thì họ lại càng phải dành nhiều thời gian để đáp ứng yêu cầu đó. Quỹ thời gian dành cho gia đình của họ vì thế chắc chắn sẽ bị thu hẹp. Điều này sẽ dẫn đến một nghịch lý: công việc gia đình bao gồm công việc giáo dục con cái cần phải có kiến thức, trình độ nhưng với chính những cha người có trình độ, chuyên môn cao, vị trí xã hội quan trọng lại không thể có thời gian để làm công việc đó.
Trách nhiệm đối với con cái là của cả vợ và chồng nhưng một điều rất rõ ràng là sự tham gia của người vợ và người chồng rất khác nhau. Một khối lượng
lớn công việc chăm sóc trẻ hàng ngày phần nhiều thuộc về phạm vi trách nhiệm của người mẹ. Phần lớn các ông bố chỉ “giúp đỡ phần nào - chút ít” hay thi thoảng kiểm tra. Trong kết quả điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy “Tính chung đối với nhóm trẻ dưới 15 tuổi, tỷ lệ người mẹ dành thời gian ở mức từ 3 giờ trở lên chiếm cao nhất 27,8%, ngược lại người bố chủ yếu chỉ dành thời gian dưới 1 giờ (29,6%). Vì vậy, khi có chuyện buồn, hoặc có khúc mắc trong cuộc sống có tới 26,9% trẻ vị thành niên tìm đến người mẹ để trò chuyện, tâm sự trong đó chỉ có 2,6% trẻ vị thành niên tìm đến người cha khi gặp những vướng mắc này. Có thể nói, không ai có thể làm tốt hơn người mẹ trong việc chăm sóc, dạy bảo, chia sẻ với con những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự chênh lệch rõ nét trong việc dành thời gian cho con cái giữa vợ và chồng cũng cho thấy sự thiếu hụt vai trò của người cha trong quá trình chăm sóc, giáo dục con cái. Bên cạnh nguyên nhân về khuôn mẫu tính cách và đặc điểm vai trò giới của đàn ông còn phải kể đến nguyên nhân ở phía người cha bị chi phối quá nhiều thời gian cho các công việc ngoài xã hội bộn bề và nhiều áp lực nên thật khó để sắp xếp quỹ thời gian eo hẹp của mình để chăm lo cho gia đình.
Như vậy, chính những yếu tố về trình độ học vấn và vị trí công tác của người chồng lại làm nới rộng thêm khoảng cách giới về công việc gia đình hay nói cách khác bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho công việc gia đình giữa vợ và chồng càng lớn.
Công việc ở cơ quan của mình rất bận rộn, không ngày nào được về nhà trước 8 giờ tối. Ngoài ra lại còn phải đi tiếp khách rất nhiều, về nhà chỉ chơi với con được một lúc thôi. Còn các công việc nhà khác cũng như việc nuôi dạy bọn trẻ phải dành cho ông bà và vợ thôi.
(PVS số 4, nam, Trưởng phòng)
Ngược lại với trình độ học vấn và vị trí công tác của chồng, biến nghề nghiệp của chồng là cán bộ viên chức lại có tương quan nghịch với biến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Theo đó, nếu người chồng là cán bộ công chức nhà nước thì sự chênh lệch thời gian cho công việc nhà giữa chồng và vợ sẽ giảm đi 4,175 giờ so với những người chồng không làm công việc này. Như vậy, với những gia đình có người chồng là cán bộ công chức nhà nước thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình sẽ giảm đi, giữa vợ và chồng có sự bình đẳng hơn trong việc dành thời gian chăm sóc gia đình.
Những người chồng là cán bộ công chức nhà nước với đặc thù công việc làm theo một khung giờ định sẵn, lại có những ngày nghỉ theo quy định nên họ có thời gian và chủ động hơn trong công việc gia đình. Ngoài công việc ở cơ quan, người chồng có thể giúp vợ những công việc nhà như nội trợ, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa …Chính sự chia sẻ việc nhà của nam giới sẽ là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giảm đi sự xung đột vai trò đối với người phụ nữ, thu hẹp khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Hơn nữa, chuẩn mực về người đàn ông hiện đại ngày nay không chỉ có địa vị bên ngoài xã hội mà còn phải biết coi trọng giá trị của gia đình. Một số nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình trong những năm gần đây cũng cho thấy những biểu hiện tích cực của nam giới trong việc tham gia vào công việc gia đình. Ngày 2 tháng 4 năm 2009, nhóm tác giả nghiên cứu gồm Giáo sư xã hội học John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân số (Đại học Michigan, USA) và Phó giáo sư xã hội học Bussarawan Puk Teerawichitchainan, Trường Khoa học xã hội (Đại học Quản lý Singapore), PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi và
PGS.TS. Vũ Tuấn Huy (Viện Xã hội học), đã báo báo kết quả nghiên cứu về phân công giới trong lao động gia đình ở Việt Nam. Theo đó, các tác giả nhận định đàn ông phía Bắc tỏ ra hữu ích và giúp đỡ nhiều hơn, nhưng ở phía Nam ngày càng có nhiều đàn ông tham gia giúp phụ nữ đảm nhận việc nhà. Với việc chăm sóc con cái, phụ nữ vấn đóng vai trò chủ chốt, nhưng càng ngày càng nhiều đàn ông tham gia hơn, đặc biệt người chồng ở miền Bắc tham gia chăm sóc con nhiều hơn. Các tác giả kết luận phụ nữ vẫn tiếp tục đóng các vai trò lớn trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái, nhưng mức độ tham gia của nam giới cũng đang tăng lên.Tương tự, số liệu điều tra Gia đình Việt Nam 2006 cho thấy có sự thay đổi quan niệm về sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào những công việc vốn trước đây là của giới này hay giới kia. Có một tỷ lệ cao, những người trả lời ở 3 nhóm tuổi coi việc chăm sóc người già, người ốm hay tiếp khách và thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền là phù hợp với hai giới. Đây thật sự là những tín hiệu đáng mừng cho thấy sự chia sẻ nhiều hơn của nam giới với phụ nữ về công việc gia đình góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho hoạt động này.
Với các biến nghề nghiệp của vợ như kinh doanh buôn bán hay nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân đều có tác động tỷ lệ thuận với khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Biến nghề nghiệp của vợ là kinh doanh buôn bán và nghề nghiệp của vợ trong lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân cũng cho kết quả tương tự. Những người phụ nữ làm nghề kinh doanh buôn bán thì khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình sẽ tăng lên 4,518 giờ và là nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân thì mức chênh lệch này sẽ tăng lên 4,473 giờ so với những người không làm công việc này. Có thể thấy, trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán và nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân có cường độ công việc cao cũng như sức ép công việc lớn nó ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian dành cho công việc gia đình của phụ nữ.
Như vậy, nghề nghiệp có tác động khá rõ đến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình. Điều này cũng tương đồng với với một số
nghiên cứu khác. Tác giả Trần Quý Long (2007) cũng cho rằng: Nghề nghiệp của người vợ hay người chồng có mối liên quan chặt chẽ với sự phân công lao động trong gia đình [13, 89]. Hoặc tác giả Vũ Tuấn Huy và Deboral (2004) khi phân tích các yếu tố tác động tới việc thực hiện công việc nội trợ chỉ ra rằng: sự tham gia của người chồng có thể phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nghề nghiệp. Ở đây các tác giả này sử dụng chỉ báo “có đi làm ăn xa hay không? để đánh giá tác động của yếu tố nghề nghiệp đến công việc nội trợ [15, 43]. Có thể thấy, đặc thù và tính chất công việc của vợ và chồng có ảnh hưởng khá rõ đến việc dành thời gian cho gia đình.
Ở mô hình 2, bên cạnh các biến thuộc yếu tố cá nhân như trình độ học vấn, vị trí công tác của chồng và trình độ học vấn và vị trí công tác của vợ ở mô hình 1, chúng tôi đưa thêm vào các biến thuộc yếu tố gia đình như nơi cư trú, thời gian hôn nhân và người giúp việc. Trong mô hình 2, chỉ duy nhất biến nơi cư trú là có ảnh hưởng đến khoảng cách giới về công việc gia đình. Theo đó, những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về công việc gia đình giảm 2,131 giờ so với những gia đình ở nông thôn. Nói cách khác, biến nơi cư trú có tương quan nghịch đến khoảng cách giới về công việc gia đình. Như vậy, khoảng cách giới về công việc gia đình ở khu vực đô thị nhỏ hơn ở khu vực nông thôn điều đó có nghĩa trong gia đình đô thị sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho công việc gia đình ít hơn gia đình nông thôn.
Chúng ta có thể thấy, nam giới ở nông thôn do hạn chế về trình độ học vấn nên vẫn còn duy trì tư tưởng cũng như định kiến khá bảo thủ trong công việc gia đình, họ vẫn coi công việc gia đình là “công việc của đàn bà”. Mặc dù thời gian làm ruộng, rau màu của vợ và chồng như nhau nhưng công việc nhà phần lớn người phụ nữ ở nông thôn vẫn đảm nhiệm và ít được chia sẻ bởi người chồng. Ngược lại, trong các gia đình đô thị ngày nay, nam giới có quan niệm cởi mở hơn trong công việc gia đình, họ chủ động chia sẻ việc nhà với người vợ và coi đó là một trách nhiệm của mình. Do vậy, khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình trong gia đình đô thị được thu hẹp hơn gia đình
nông thôn. Trong một số phỏng vẫn sâu, chúng tôi cũng thu được thông tin tương tự.
“Đi làm đồng về là mình nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa lại con cái còn chồng chỉ tắm xong là sang hàng xóm uống nước. Rất ít khi chồng tôi làm việc nhà cùng lắm là cắm đỡ nồi cơm”
(PVS số 2, nữ, nông thôn)
Chúng tôi không kiểm chứng được mối liên hệ giữa yếu tố thời gian hôn nhân và người giúp việc đến khoảng cách giới về công việc gia đình.Tại một số nghiên cứu khác chúng tôi tìm hiểu được, khi phân tích tác động của yếu tố gia đình tới việc thực hiện công việc gia đình của vợ và chồng thì kết quả lại ngược lại với nghiên cứu của chúng tôi. Đối với yếu tố người giúp việc, khá nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tác động của người giúp việc ở các gia đình đô thị ảnh hưởng đến thời gian làm công việc nhà của vợ và chồng. Lê Thái Băng Tâm (2008) cho rằng sự có mặt của người giúp việc ở nhiều gia đình đô thị là yếu tố giúp giảm bớt công việc nội trợ của người mẹ, người vợ trong gia đình.[8,142.] Tương tự Mai Huy Bích (2004) cũng đưa ra kết quả phân tích về yếu tố người giúp việc tới gia đình như sau: Sử dụng dịch vụ giúp việc làm sẽ làm tăng quỹ thời gian rỗi của phụ nữ, thời gian dành cho công việc chuyên môn, các công việc trong gia đình và tiếp xúc với chồng con họ hàng của họ được nhiều hơn, đi đâu họ có thể yên tâm, họ được nghỉ ngơi khi mệt mỏi. Số thời gian rỗi trung bình một ngày của người vợ tăng lên 2 giờ đồng hồ so với gia đình không có người giúp việc. Có người trông con, dọn dẹp nhà, nấu cơm nên các thành viên gia đình có thể yên tâm đi làm, nghỉ ngơi. Nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, cơm nước đầy đủ, đúng giờ, người già và trẻ em được chăm sóc. [9, 26] Chúng ta nhận thấy, ở một số nghiên cứu trên đã chỉ ra khá rõ tác động của yếu tố người giúp việc đến việc thực hiện công việc gia đình.Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại không kiểm chứng được sự tác động của yếu tố này tới việc dành thời gian cho công việc nhà của vợ và chồng.
Tương tự, với yếu tố có người giúp việc, kết quả nghiên cứu của chúng