Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị (Trang 30 - 33)

4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

4.1.Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới

Về vấn đề nghiên cứu về quỹ thời gian, trong thời kỳ Chủ nghĩa Xô Viết, việc điều tra quỹ thời gian được chia ra làm 3 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu là vào những năm 1920, khi một vài nghiên cứu chính về quỹ thời gian dành cho người đi làm được thực hiện với quan điểm phân tích sự thay đổi diễn ra trong cuộc sống của người lao động sau chiến thắng của cách mạng tháng 10 và cũng trên quan điểm giải quyết một số nhiệm vụ đang phải đối mặt trong thời kỳ đầu của xã hội Xô Viết. Các phiếu điều tra và các ngiến cứu đã yêu cầu người tham gia ghi lại các việc sử dụng quỹ thời gian trong ngày để báo cáo lại các hoạt động chiếm giữ thời gian mỗi giờ, mỗi ngày tướng ứng với mỗi tuần và mỗi tháng để có thể kiểm chứng lại quan điểm của quỹ thời gian. Trong suốt thời kỳ này, việc nghiên cứu quỹ thời gian được chỉ đạo bởi nhà kinh tế học Xô Viết S. G. Strumilin.

Gian đoạn thứ 2 được thực hiên vào cuối năm 1920 và 1930, khi thời gian làm việc 1 giờ/ ngày được đưa ra, sự thay đổi này đã có ảnh hưởng to lớn đối với cuộc sống thường nhật của người Xô Viết. số liệu được quỹ thời gian trong những năm đầu 1930 được đưa ra trong quyển sách thống kê “ lao động trong

thời kỳ Cộng hoà Xô Viết (1934-36)”. Số liệu thống kê lớn cũng được bắt đầu

tiến hành nghiên cứu quỹ thời gian trong thời kỳ này (ví dụ như nông trường tập thể). Giai đoạn thứ 3 được kéo dài từ 1950 trở đi khi chương trình làm ngắn ngày làm việc được yêu cầu điều tra quỹ thời gian của người lao động để tìm ra sự thay đổi trong cuộc sống của họ và đưa ra phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao sản phẩm được tạo ra cho mỗi giờ lao động/ người, nhằm nâng cao tiêu chuẩn về vật chất và trình độ văn hóa của người Xô Viết và nâng cao hiệu quả kinh tế của quốc gia.

Trong năm 1957 - 60, trung tâm nghiên cứu khoa học lao động đã bắt đầu tiến hành thực hiện nghiên cứu quỹ thời gian trong phần lớn lưc lượng lao động vất vả ở các công ty tư nhân tại Matsxcova, Leningrad và các thành phố khác. Các nghiên cứu về quỹ thời gian này được thực hiện trên xấp xỉ 2000 người.

trong năm 1960, trung tâm nghiên cứu khoa học lao động cũng tiến hành nghiên cứu quỹ thời gian của người nông dân ở nông trương tập thể tại Kherson Oblast and Altai Krai. Vào cuối năm 1958, Trung Tâm Kinh Tế và tổ chức sản xuất công nghiệp của chi nhánh Siberian của trung tâm khoa học của Cộng hoà Xô Viết bắt đầu nghiên cứu quỹ thời gian của người công nhân tại Novosibirsk. Năm 1959-60, tại cùng một trung tâm, dưới sự chỉ đạo của G. A. Prudenskii trong việc nghiên cứu quỹ thời gian trong những vùng chính của Cộng hoà Xô Viết. Tại Siberia (Krasnoiarsk Krai, Novosibirsk và Kemerovo oblasts, và thành phố của Omsk), khoảng 13000 quỹ thời gian hàng ngày của công nhân lao động chân tay và lao động trí óc và các nhà nghiên cứu khoa học được ghi nhận và phân tích trong những năm 1958-60. Những nghiên cứu này cũng được tiến hành tại Sverdlovsk, Kostroma và những thành phố khác. Trong năm 1958-60, hơn 21500 quỹ thời gian được nghiên cứu tại vùng nông thôn và thành thị của Cộng hoà Xô Viết . Hầu hết quỹ thời gian nghiên cứu được tiến hành tại Irkutsk, Taganrog, và Gorky năm 1962, tại Krasnoiarsk Krai tại năm Ivanovo, Rostov, và Sverdlovsk oblasts năm 1963, tại Leningrad năm 1964, và tại Pskov năm 1965. cùng với những nghiên cứu này là hơn 150.000 quỹ thời gian được ghi chép lại tại Cộng hoà Xô Viêt từ năm 1958-1965.

Việc nghiên cứu quỹ thời gian được thực hiện bởi các nhà kinh tế học và xã hội học trong các nước xã hội và tư bản. năm 1959, nhóm các nhà xã hội học nghiên cứu quỹ thời gian quốc tế được hình thành tại UNESCO. Các nghiên cứu về quỹ thời gian được tiến hành tại Cộng Hòa liên bang Đức,the Netherlands, Mỹ và Nhật Bản. Bulgaria, Hungary, Phần Lan và Cộng hoà Xô Viết tiến hành nghiên cứu về các vấn đề về quỹ thời gian trong chương trình tiến bộ năm 1963 được phát hành trong tập san Problemy mira isotsializma (những vấn đề về hòa bình và xã hội, Prague). Năm 1964, trung tâm châu Âu của UNESCO tại Áo quyết định tiến hành nghiên cứu so sánh quỹ thời gian năm 1965. Buổi thảo luận cho chương trình nghiên cứu vấn đề này được tổ chức tại Budapest (1965) với sự tham gia của Bỉ, Hungary, Poland, , Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, và

Yugoslavia. Bulgaria, Peru, Mỹ, và Czechoslovakia có liên quan tham gia chương trình.[26]

Ngoài ra vấn đề phân công lao động trong gia đình, Tác giả Lydia Morris, trong cuốn The Workings of Household (Những công việc gia đình) (1990), cũng chỉ ra những phân tích về việc dành thời gian của vợ và chồng cho công việc nhà. Nghiên cứu cho thấy sự phân chia việc nhà theo truyền thống đối với phụ nữ hầu như không thay đổi: phụ nữ vẫn tiếp tục đảm nhận gánh nặng chính về công việc gia đình. Có một sự ổn định tương đối về lượng thời gian dành cho công việc nhà của nam giới, bất kể người vợ có đi làm hay không. Những nghiên cứu về quỹ thời gian cho thấy hầu như chẳng có thay đổi đáng kể nào về đối tượng đảm trách việc nhà, mặc dù người chồng cũng có thể giúp đôi chút vào những việc quanh nhà. Tuy nhiên, ngay cả khi người vợ làm cả ngày ở công sở thì việc người chồng chia sẻ toàn bộ việc nhà cũng vẫn là điều bất thường. Và những trường hợp người phụ nữ cưới một ông chồng “nội trợ” vẫn còn là chuyện hiếm [22].Ở các nước Bắc Mỹ, các cuộc khảo sát định lượng đều cho thấy phụ nữ là đảm nhận chính các công việc giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa trong khi nam giới đóng góp rất ít vào hoạt động này (Kimmel 2000). Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng sự tham gia của nam giới vào việc nhà “ít thay đổi một cách đáng ngạc nhiên” (Kimmel2000) [23]

Với một cái nhìn lạc quan, Michael Young và Peter Wilmott (1973, dẫn theo Marshall 1998) cho rằng các cặp vợ chồng đặc biệt trong gia đình trung lưu, ngày càng chia sẻ cùng nhau việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo thu nhập cho gia đình và quản lý chăm sóc gia đình [19]. Còn Robert O.Blood và Donald M.Wolfe (dẫn theo Marshall 1998) phát hiện ra rằng sự phân tách giới tính với công việc gia đình vẫn không hề thay đổi: đàn ông vẫn đảm đương các công việc bên ngoài gia đình đòi hỏi “năng khiếu máy móc”, còn đàn bà thì làm việc nhà. Nhiều nghiên cứu ở các xã hội khác nhau đều cho thấy tuy có những khác biệt nào đó, nhưng phụ nữ nói chung chịu trách nhiệm về công việc gia đình, những công việc thiết yếu lặp đi lặp lại và cần phải tiến hành đều đặn; trong khi

nam giới đảm nhận công việc xã hội những việc ít nhàm chán hơn và có thể làm khi nào thuận tiện. [17]

Tóm lại những nghiên cứu trên thế giới về phân tích quỹ thời gian chủ yếu để khảo sát mức sống của các nhóm dân cư. Ngoài ra, các nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình trên thế giới cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giới giữa vợ và chồng trong việc dành thời gian cho các công việc hàng ngày vẫn còn tồn tại. Phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính về việc nhà trong gia đình và sự tham gia của nam giới vào công việc này là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị (Trang 30 - 33)