2. Các khái niệm công cụ
2.3. Khác biệt giới
Những khác biệt về giới tính trong hành vi giao tiếp là một phần thuộc về bản chất của phụ nữ và nam giới, nhưng những khác biệt giới có nguồn gốc trong hệ thống xã hội hơn là trong cá nhân con người (Unger, 1990). Những hình thức giới tính sinh học là cơ sở cho một hệ thống phạm trù xã hội được biết đến như là giới (Keashy, 1994). Sử dụng thuật ngữ những khác biệt giới, do vậy, hàm ý rằng những hành vi đó phản ánh những niềm tin và những mong đợi của xã hội. Do đó, những hành vi có thể được lựa chọn và cá nhân không thể không ứng xử như xã hội mong đợi.
2.4. Bình đẳng giới
Có những quan niệm khác nhau về bình đẳng giới, như một vài định nghĩa sau đây:
“Một thuật ngữ phản ánh một sự chia sẻ bình đẳng về quyền lợi giữa nam và nữ giới, trong sự tiếp cận bình đẳng của họ về giáo dục, sức khoẻ, quản lý và lãnh đạo, bình đẳng về tiền lương, về số đại biểu quốc hội và về những cái khác” (World Food Programme, 2001:32)
“Bình đẳng giới : là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ có cùng vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau. Phụ nữ và nam giới cùng:
- Có điều kiện để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình
- Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển
- Được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
- Được hưởng thành quả bình đẳng trọng mọi lĩnh vực của xã hội (Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; 2004:2)
Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau đươc tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. (Điều 5, Luật Bình đẳng giới)
3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
3.1 Phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân – Hà Nội
Phường Khương Trung một phường nằm ở phía đông quận Thanh Xuân. Phía bắc giáp với phường Khương Trung quận Thanh Xuân. Phía nam giáp phường Kim Giang và phường Đại Kim quận Hoàng Mai. Phía đông giáp với phường Định Công quận Hoàng Mai. Phía tây giáp với phường Hạ Đình.Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là : 127, 6569 ha; dân số 14.996 người được chia thành 48 tổ dân phố hình thành 10 cụm dân cư và 40 công ty ngoài quốc doanh, 220 hộ kinh doanh cá thể và 1 chợ đó là chợ Khương Đình.
Thu ngân sách trên địa bàn phường ước 6 tháng đầu năm 2012 đạt 3.126.847.000 bằng 50,5% kế hoạch năm. Kinh tế hộ gia đình phát triển chậm, giữ ở mức độ trung bình, kinh doanh cho thuê nhà phát triển. Doanh thu thương mại dịch vụ: ước thực hiện 13.501,388 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 33,2%; trong đó: khu vực nhà nước 211,991 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 6,66%; khu vực ngoài nhà nước 17.853,826 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 32,22%. Trên địa bàn của phường không có nhà máy, xí nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa trên kinh doanh, dịch vụ.
3.2 Xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội
Tráng Việt là một trong 18 xã của huyện Mê Linh. Đây là một vùng đất đồng bằng được bồi đắp từ con sông Hồng màu mỡ. Tráng Việt được thành lập nên từ 4 thôn ở ven sông Hồng: Thôn Đông Cao, thôn Tráng Việt, thôn Đẹp, thôn Thụy An.
Phía bắc của xã giáp với xã Mê Linh.Phía nam của xã giáp với sông Hồng. Phía đông của xã giáp với xã Tiền Phong.Phía tây của xã giáp với xã Văn Khê. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1355,3 ha, với 1485 hộ dân, có 6845 nhân
tăng 106,6% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người 14,2 triệu đồng/người/năm. Trong đó thu từ nông nghiệp đạt 90 tỷ 932 triệu đồng, đạt 106% kế hoạch: từ trồng trọt 62 tỷ 082 triệu đồng, từ chăn nuôi: 28 tỷ 850 triệu đồng giảm so với 2011 là 01 tỷ 500 triệu đồng. Thu từ kinh doanh, dịch vụ, lương, trợ cấp đối tượng chính sách xã hội, làm công ăn lương ….khoảng 55 tỷ850 triệu đồng.
Về nông nghiệp, người dân ở xã Tráng Việt chủ yếu trồng rau. Diện tích gieo trồng các loại rau màu tăng so với cùng kỳ năm 2011, nhiều hộ đã đầu tư lao động, các loại giống rau có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã thu nhập khá cao từ việc trồng rau màu (Nhiều hộ ở thôn Đông Cao thu nhập gần 100 triệu đồng/ lứa từ việc trồng rau củ cải, cà chua, dưa lê, cải chip, cải ăn lá…) . Diện tích gieo cấy lúa giảm dần chỉ đạt 89% so với năm 2011, một số hộ dân Đông Cao không chú trọng với việc gieo cấy lúa, vì đồng xa, sản xuất khó khăn, giá trị thu được thấp….: Diện tích lúa 190 ha, lúa xuân: 103 ha: Năng suất 194 kg/ sào đạt 54,0 tạ/ ha thu được 5.562 tấn, quy ra giá trị được 3 tỷ 170 triệu đồng . Lúa mùa: Diện tích gieo cấy 87 ha, năng suất 190 kg/sào đạt 49,5 tạ/ha giảm so với cùng kỳ năm trước đạt 4.306 tấn quy ra giá trị được 2 tỷ 454 triệu đồng. Diện tích gieo trồng cây ngô và cây đậu tương đều giảm so với năm 2011 vì giá trị thu được không cao, diện tích gieo trồng thu hẹp.
Diện tích trồng cây ăn quả: Việc cải tạo vườn tạp và trồng mới tiếp tục được nhân dân phát triển. Nhiều hộ gia đình đã trồng những cây có giá trị kinh tế cao như trồng bưởi diễn, dung các phương pháp triết, ghép …. sản phẩm thu được từ việc trồng cây ăn quả rất ổn định. Giá trị thu được từ trồng trọt 62 tỷ 082 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 5 tỷ 282 triệu đồng.
Ngoài ra, về chăn nuôi, tính đến 15/12/2012 toàn xã có 475 con lợn nái, 5700 con lợn thịt/lứa, có 220 con bò, có 49 lồng cá và nhiều hộ nuôi chim cút, vịt đẻ trứng và gà đẻ, gà thịt. Giá trị thu được từ chăn nuôi gia súc, gia cầm trong năm 2012 ước đạt 28 tỷ 850 triệu đồng.
Có thể nói, nông nghiệp ở Tráng Việt có thế mạnh về trồng rau và trồng cây ăn quả, chăn nuôi vẫn được chú trọng nhưng diện tích trồng lúa lại giảm.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là nông nghiệp ở Tráng Việt đã có sự thương mại hoá khá lớn, tại địa bàn xã xuất hiện những vùng chuyên canh cây trồng, trồng trọt chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vì vậy, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của người dân được nâng cao
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên địa bàn 3 thôn đó là thôn Đông Cao, thôn Đẹp và thôn Thuỵ An.