4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề khác biệt giới và việc sử dụng thời gian của vợ và chồng trong gia đình. Trong Báo cáo khác biệt giới trong nền kinh chuyển đổi ở Việt Nam của UNDP – tháng 8/2002 đã đưa ra những bằng chứng về khác biệt giới phân tích số liệu từ cuộc điều tra mức sống ở Việt Nam lần 2, 1997 -1998. Báo cáo đã đánh giá tổng quan về vị thế của phụ nữ so với nam giới trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam và đã phân tích sự khác biệt giới trong giáo dục, thu nhập, tình trạng dinh dưỡng, trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và cung ứng dịch vụ y tế. Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra sự khác biệt giới trong cách thức tạo thu nhập và phân bổ thời gian làm việc. Theo đó, phụ nữ và nam giới dành một thời lượng thời gian như nhau cho công việc tạo thu nhập. Tuy vậy, so với nam giới, phụ nữ phải mất thời gian gần gấp đôi để làm việc nhà hay làm công việc nội trợ lặt vặt mà không được thù lao. Vì vậy, phụ nữ lúc nào cũng mất thời gian làm việc nhiều hơn đáng kể so với nam giới dù ở thời điểm nào trong cuộc đời mình. Do vậy, thời gian rảnh rỗi của họ ít hơn khá nhiều so với nam giới. Ở lứa tuổi 25 – 64, tính trung bình một phụ nữ mất 13,6 giờ một tuần cho việc nội trợ, trong khi nam giới chỉ dành có 6 tiếng một tuần cho việc nhà. Ở nhóm tuổi trẻ nhất hoặc lớn tuổi nhất, sự khác biệt này cũng có nhưng ít hơn đáng kể. Mức gia tăng về số giờ mà phụ nữ dành cho công việc tạo thu nhập lớn hơn so với nam giới trong cùng một thời kỳ thể hiện rằng phụ nữ đã đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế so với nam
giới. Ngoài ra, nếu xét cả công việc nhà thì sự đóng góp trên còn có ý nghĩa đáng kể hơn nhiều. [14,tr 8] Những phát hiện này cho phép kết luận rằng nếu mức độ thiệt thòi của phụ nữ, trẻ em gái và các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ không giống nhau thì hiện tượng khác biệt giới vẫn còn tồn tại cả trong lĩnh vực kinh tế và trong xã hội. Báo cáo đã chỉ ra những khác biệt giới khá toàn diện Tuy nhiên, hạn chế của báo cáo này còn thiếu dữ liệu về để phân tích sự tồn tại của những ý kiến thiên lệch về giới trong phạm vi hộ gia đình.
Nghiên cứu “Về sự phân công lao động ở các gia đình phụ nữ nghèo miền Trung” của Bùi Thị Thanh Hà (1997) đã chỉ ra rằng trong gia đình phụ nữ nghèo, phụ nữ đóng vai trò chủ yếu không chỉ trong công việc gia đình mà còn cả trong công việc sản xuất ngoài đồng ruộng mặc dầu nam giới có sự chia sẻ ở mức độ nhất địnhTheo Nguyễn Hồng Quang (1997), thời gian lao động của phụ nữ nông thôn dành cho các công việc tạo thu nhập chỉ chiếm 31,6% quỹ thời gian của họ. Phần lớn quỹ thời gian họ dành cho các công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái…
Trong nghiên cứu “Những khoảng cách giới trong hộ gia đình nông thôn
ở nước ta – Hoàng Thị Lịch – Tạp chí thông tin Phụ nữ - số 1 năm 1999). Đây là
một nghiên cứu quan tâm đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Nhưng điều đặc biệt ở nghiên cứu này là đã đề cập đến vấn đề khoảng cách giới trong gia đình và xã hội. Những khoảng cách giới được thể hiện ở nhiều điểm khác nhau, trong nghiên cứu này đã hướng tới 3 khía cạnh chính là vai trò của nam giới và nữ giới trong lao động sản xuất và làm việc nhà, trong sử dụng và quản lý nguồn lực của nam và nữ trong việc ra quyết định có liên quan đến sự phát triển của hộ và các thành viên
Tác giả Vũ Tuấn Huy và Deborah S. Carr với nghiên cứu “Phân công lao động trong gia đình” (2000) đã khẳng định bất bình đẳng trong công việc nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu. Các tác giả cũng chỉ ra sự tác động của yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm thế nghề nghiệp có liên quan đến việc phân công lao động trong gia đình.[15;35]
Tiếp theo, trong Định kiến và phân biệt đối xử theo giới – Lý thuyết và thực tiễn Trần Thị Minh Đức – Hoàng Xuân Dũng - Đỗ Hoàng) đã có một phần trìng bày về phân biệt, đối xử theo giới trong gia đình. Để phân tích được nội dung này nhóm nghiên cứu đã so sánh giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nam giới và phụ nữ trong gia đình. Dễ dàng nhận thấy người phụ nữ và nam giới cùng dành thời gian lao động sản xuất như nhau ngoài thị trường Tuy nhiên phụ nữ lại sử dụng phần lớn thời gian mà nam giới dùng để nghỉ ngơi và giải trí để làm việc gia đình. Hầu hết phụ nữ ở nông thôn đã thực hiện toàn bộ các công việc trong gia đình, các công việc tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của họ. Các công việc gia đình cũng xé lẻ thời gian của người phụ nữ, trong khi nam giới được tập trung hơn, không bị gián đoạn hay phân tán thời gian. Nghiên cứu này cũng sử dụng công cụ tìm hiểu phân công lao động trong ngày. [11,32]
Ở lĩnh vực nghiên cứu về việc sử dụng thời gian rỗi đặc biệt về nhu cầu giải trí hầu như chưa được chú trọng và chưa được coi là vấn đề ưu tiên trong danh mục đề tài của giới nghiên cứu. Mặc dù vậy, cũng đã có một số tài liệu đề cập đến việc sử dụng thời gian rỗi của các nhóm xã hội (Đinh Thị Vân Chi,2003). Theo tác giả này, thời gian rỗi được xác định là đối tượng nghiên cứu của xã hội học và vai trò của nó ngày càng được khẳng định trong xã hội hiện đại bởi nó hàm chứa cả hai khía cạnh sinh học và xã hội. Trong nghiên cứu của mình về nhu cầu giải trí của thanh niên Việt Nam, tác giả này đã đưa ra một khung lý thuyết hợp lý để nghiên cứu, bao gồm cả việc xem xét đến nhu cầu, xu hướng giải trí của thanh niên theo nhóm tuổi và khu vực, đồng thời có tính đến mức độ đáp ứng của xã hội đối với các nhu cầu giải trí đối với nhóm tuổi thanh niên.[4;8]
Cũng cần phải nhắc đến của hai tác giả nước ngoài là Francois Houtart & Genevieve Lemercinier tại xã Hải Vân, Nam Định năm 1979, mặc dù chủ đề về thời gian tự do ở nghiên cứu này chỉ được tiến hành trên một số mẫu khiêm tốn là 74 trường hợp (cả nam và nữ, trên 20 tuổi, có vợ chồng, là người tôn giáo và chủ yếu là nông dân). Theo các tác giả này đối với người dân nông thôn, khái niệm thời gian tự do là hoàn toàn mới mẻ, nên cần thiết lập sự phân biệt giữa
thời gian lao động nghề nghiệp với thời gian được gọi là “tự do”, mà theo họ, một phần của thời gian “tự do” đó chứa đựng nhiều hoạt động tái sản xuất. Họ đã phân tích việc có hay không có sự lựa chọn trả lời, chủ yếu là khả năng và trật tự lựa chọn theo kiểu loại hoạt động và các giá trị làm cơ sở cho lựa chọn đó. Kết quả là có sự khác nhau trong năng lực lựa chọn giữa nam và nữ, theo nhóm tuổi, học vấn, quy mô gia đình và việc tham gia chính trị của người trả lời. Ví dụ nhóm nữ trên 35 tuổi, không thuộc các đoàn thể, chính trị, chỉ biết đọc biết viết, thuộc gia đình nhỏ có năng lực lựa chọn kém nhất. Sự lựa chọn và các nhóm xã hội, được chia ra thành hoạt động cá nhân với mức độ ưa thích mạnh yếu. Các thái độ và giá trị được xếp theo tính chất và năng lực phát triển như cá nhân hoặc tập thể, chủ động hoặc thụ động; chân tay hoặc trí óc, thân thể hoặc xã hội. Những nhân tố có tính chất khác biệt nhất đó là tuổi tác, trình độ văn hoá, qui mô gia đình và nhấn mạnh đến yếu tố học vấn, theo tác giả, những người có trình độ văn hoá trung học thì mới có thể thưởng thức hay sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách trí tuệ hơn (Francois Houtart & Genevieve Lemercinier,2001). [ 5;9]
Một nghiên cứu tiếp theo về thời gian rỗi phải kể đến là “Việc sử dụng thời gia rỗi của phụ nữ và nam giới” của Hà Thị Minh Khương. Nghiên cứu này dựa trên số liệu định lượng từ cuộc “Điều tra cơ bản về thực trạng bình đẳng giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ và nam giới nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành từ 2004 đến 2006. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tham gia của phụ nữ và nam giới vào từng hoạt động giải trí có sự khác biệt đáng kể. Tỷ lệ phụ nữ tham gia đều thấphơn nam giới ở hầu hết các hoạt động trong thời gian rỗi. Các hoạt động có sự khác biệt lớn là: đọc sách báo, tập thể dục thể thao,đặc biệt là ăn uống với bạn bè duy nhất việc đi lễ đền, chùa hoặc nhà thờ là phụ nữ có tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nam giới. Những nhân tố chi phối sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt động này bao gồm khu vực sinh sống, dân tộc, mức sống, học vấn, nghề nghiệp, nhóm tuổi. Trong đó, khi so sánh nông thôn và đô thị, hoặc giữa các nhóm dân tộc thì khoảng cách khác biệt về giới
trong hoạt động giải trí càng lớn. [7;33]. Nghiên cứu này đã phân tích khá sâu sự khác biệt giới trong việc sử dụng thời gian rỗi của phụ nữ và nam giới cùng các yếu tố chi phối đến cơ hội tham gia các hoạt động trong thời gian rỗi với từng giới. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở nghiên cứu này ở chỗ cách thức khai thác thông tin và đo lường thời gian giải trí của nam giới và nữ giới chưa cụ thể. Để khai thác thông tin hoạt động trong thời gian rỗi của vợ và chồng trong gia đình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi cố, cụ thể người trả lời cung cấp một số thông tin về một số hoạt động mà họ (vợ hoặc chồng họ) đã thực hiện trong 12 tháng qua kể từ thời điểm phỏng vấn. Nghiên cứu cũng sử dụng thang đo thời gian như hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và 1-2 lần/năm. Có thể thấy, phương thức đo lường thời gian như trên chưa cụ thể, mang tính hồi cố trong khoảng thời gian khá dài (12tháng) nên độ chính xác về thời gian sẽ bị ảnh hưởng.
Có th nh n th y có khá nhi u nghiên c u liên quan ể ậ ấ ề ứ đến phân tích th iờ
gian dành cho công vi c gia ình c các nệ đ ả ở ước phương Tây và Vi t Nam. Tuyở ệ
nhiên, các nghiên c u v qu th i gian thứ ề ỹ ờ ường c p ở ấ độ ộ r ng, quy mô l n ớ để
ánh gia m c s ng dân c . Còn các nghiên c u v phân công lao ng trong gia
đ ứ ố ư ứ ề độ
ình ch y u là li t kê và h i xem ai là ng i ch y u làm vi c ó mà không chú
đ ủ ế ệ ỏ ườ ủ ế ệ đ
ý đế ựn s khác bi t v th i gian dành cho các lo i công vi c c trong và ngoài giaệ ề ờ ạ ệ ả
ình. m t s nghiên c u khác b h n ch khi ch a phân tích kho ng cách gi i
đ Ở ộ ố ứ ị ạ ế ư ả ớ
trong ph m vi h gia ình v.v. Trạ ộ đ ước th c ti n nghiên c u nh trên, chúng tôi ãự ễ ứ ư đ
ch n ọ đề tài nghiên c u “ứ Phân tích c c u qu th i gian c a v vàơ ấ ỹ ờ ủ ợ ch ng trong gia ình – so sánh nông thôn – ô thồ đ đ ị” v i m t mongớ ộ
có hay không t n t i m t kho ng cách gi i trong gia ình và các y u t tác ồ ạ ộ ả ớ đ ế ố động n kho ng cách gi i này nh th nào.
Chương 2
CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ