Tác động của thông tư 30/2011-TT-NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thông tư 30 2011 TT NHNN đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thái nguyên (Trang 37 - 40)

4. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Tác động của thông tư 30/2011-TT-NHNN

Thông tư 30/2011/TT-NHNN (Thông tư 30) là một "liều thuốc đặc trị" để lập lại trật tự trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, nắn lại đường cong lãi suất, cũng như ngăn ngừa từ xa rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức trong hoạt động của các TCTD.

Thứ nhất, Thông tư 30 đã lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động huy động vốn, ngăn chặn các "biến tướng" trong giá vốn để hút vốn. Thời gian qua, để cạnh tranh huy động vốn, một số ngân hàng đã đẩy lãi suất các kỳ hạn ngày lên kịch trần 14%/năm. Tuy nhiên, việc làm này chẳng những làm tăng thêm công việc cho các ngân hàng, song nguy hiểm hơn là khiến các ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản.

Thứ hai, Thông tư 30 đã ngăn chặn từ xa những rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn cho các TCTD. Đồng thời, Thông tư 30 cũng đã nắn lại đường cong lãi suất, qua đó, giúp cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng ổn định hơn.

Thứ ba, Thông tư 30 từng bước giảm thiểu rủi ro đạo đức. Những ngày vừa qua đã thấy những hiện tượng lợi dụng kẽ hở của chính sách để trục lợi, khiến hoạt động ngân hàng là nơi mua - bán mặc cả ngang nhiên. Do vậy, Thông tư 30 là cần thiết trong bối cảnh thị trường lãi suất không ổn định và luôn rình rập có những hiện tượng lách luật.

Sau khi ban hành thông tư 30/2011-TT-NHNN, tình hình lãi suất trên thị trường dần đi vào ổn định. Lãi suất trên thị trường giảm dẫn đến ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM mà chủ yếu là ảnh hưởng về giá. Cụ thể như sau:

- Tình hình huy động vốn:

Lãi suất huy động giảm mạnh, từ 18%/năm xuống 14%/năm cuối năm 2011. Đến khoảng năm 2013, tình hình đi vào ổn định với lãi suất phổ biến: tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1%/năm đến 1.2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5%/năm đến 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trung bình ở mức 6.5%/năm đến 7.5%/năm, và kỳ hạn trên 12 tháng là 7.5%/năm đến 9%/năm. Lãi suất giảm có lợi hơn với những ngân hàng lớn khi có lợi thế về quy mô, mạng lưới cũng như thương hiệu. Khi lãi suất tiền gửi giảm mạnh, những ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng huy động vốn hơn, bởi vì đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, uy tín là điều tối quan trọng, quyết định đến 50% sự thành công trong hoạt động. Uy tín của ngân hàng chính là vị trí, hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng. Để có được niềm tin và uy tín đối với khách hàng (cả mới và cũ) thì các ngân hàng đều phải trải qua một thời gian gây dựng hoạt động mới có được. Uy tín của ngân hàng biểu hiện qua thâm niên, kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng, vốn chủ sở hữu lớn, các sản phẩm hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt, hoạt động kinh doanh hàng năm có lợi nhuận cao, mối liên hệ với các tổ chức tài chính khác rộng… Một ngân hàng có uy tín trên thị trường dễ tạo được niềm tin và sự yêu thích của khách hàng, dễ lôi kéo khách hàng đến gửi tiền hơn là những ngân hàng không có uy tín.

- Cho vay:

Sau khi lãi suất huy động giảm mạnh, lãi suất cho vay tại các NHTM cũng có xu hướng giảm theo. Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình khoảng 19%/năm trong năm 2011 thì đến năm 2012 giảm xuống còn 17%/năm và đến cuối năm 2013 lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt là 8-9%/năm & 11-12%/năm và các lĩnh vực khác là 9-11%/năm & 11,5- 13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm.

Theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến hết ngày 27/12/2013 đã đạt xấp xỉ 11%, tuy nhiên, phần tăng trưởng tín dụng mạnh cũng tập trung vào các ngân hàng lớn. Điều này được lý giải do các ngân hàng lớn cạnh tranh hơn về lãi suất cho vay, những ngân hàng nhỏ chịu chi phí vốn nhiều hơn do gánh nặng từ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.

- Thu hồi nợ:

Lãi suất thị trường giai đoạn 2008-2011 tăng cao kỷ lục, gây nhiều sức ép cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất

cho vay quá cao (có thời điểm lên đến 20-21%/năm) khiến không ít doanh nghiệp đi vào bế tắc, tồn tại cầm chừng, thậm chí phá sản. Nợ xấu tăng cao cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của các NHTM. Chính vì vậy, việc NHNN đưa ra thông tư 30/2011-TT-NHNN để kìm hãm lãi suất là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do hệ lụy của lãi suất tăng cao thời điểm trước đó, nên tỷ lệ nợ xấu trong những năm 2012,2013 vẫn chưa kiểm soát được, cụ thể:

Năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08 %, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều.

Bước sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng cao, chạm mức 4,67% vào tháng 4/2013. Tuy nhiên, con số mà NHNN vừa cập nhật tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tính đến tháng 6/2013 chỉ còn ở mức 4,46%, giảm đáng kể so với mức 4,65% tính đến cuối tháng 5/2013.

Tuy nhiên, con số trên được NHNN cập nhật trên cơ sở báo cáo định kỳ của các TCTD. Còn con số qua giám sát từ xa của cơ quan này, thường cao hơn nhiều, và hiện chưa có công bố chính thức để so sánh. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại, con số thực mà các ngân hàng chưa công bố còn cao hơn mức trên không ít. Vì vậy, trên thực tế, nợ xấu vẫn là vấn đề đáng báo động.

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2013, trong số các ngân hàng thương mại thì tỷ lệ nợ xấu của SHB đang dẫn đầu với 9%, tiếp đến là Navibank với 6,1% và TechcomBank (5,28%). Các ngân hàng còn lại đều có nợ xấu dưới 3% như ACB 2,99%; Sacombank 2,55%; Vietinbank 2,1%; Vietcombank 2,81%; Eximbank 1,49% và MB 2,44%.

Như vậy, theo báo cáo của các ngân hàng, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%- mức được xem là an

toàn, nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, theo tính toán, các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng.

Hình 1.1: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng qua các tháng đầu năm 2013 (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thông tư 30 2011 TT NHNN đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)