Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thông tư 30 2011 TT NHNN đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thái nguyên (Trang 87 - 90)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động

Qua phân tích thực trạng cho thấy năng lực hoạt động của các NHTMNN còn nhiều hạn chế, còn có khoảng cách lớn so với các ngân hàng trong khu vực. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN cần phải tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hoạt động nhằm củng cố hoạt động kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa cơ cấu thu nhập và nâng cao các chỉ số sinh lời.

4.2.2.1. Rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, cơ cấu lại các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh lõi (core business)

Thường xuyên tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính; giảm các hoạt động kinh doanh ngoài ngành, tiềm ẩn nhiều rủi ro, không hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại, chuyển đổi hình thức sở hữu, củng cố hoạt động các công ty con theo hướng minh bạch, hiệu quả.

4.2.2.2. Đa dạng hoá hình thức và cơ cấu huy động vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp

Phát triển và tăng cường quản lý tài sản có, tài sản nợ.

Thứ nhất, Phát triển tài sản có.

Cải tiến các quy trình nội bộ về thẩm định tín dụng, phân định rõ chức năng bán hàng với chức năng thẩm định tín dụng để tăng cường tính độc lập

và nâng cao chất lượng thẩm định tạo điều kiện mở rộng tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với chiến lược phát triển tín dụng. Chú trọng chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay khu vực tư nhân, chú trọng cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, xây dựng chiến lược huy động vốn nhằm phát triển mạnh tài sản nợ với mục tiêu là đẩy mạnh huy động vốn nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng về sử dụng vốn và bảo đảm các tỷ lệ an toàn theo quy định

Tiếp tục đẩy mạnh mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế với nhiều sản phẩm tiền gửi khác nhau. Chú trọng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn, thay đổi cơ cấu nguồn vốn nhằm thay đổi cơ cấu tín dụng về kỳ hạn.

Tăng cường quan hệ quốc tế với các ngân hàng đại lý, ngân hàng nước ngoài để tranh thủ thêm nguồn vốn từ bên ngoài.

Thứ ba, tăng cường quản lý tài sản có, tài sản nợ

Quản lý tài sản có, tài sản nợ nhằm giám sát và quản lý rủi ro thông qua các cơ chế, chính sách (xác định các hạn mức và giới hạn an tòan; thiết lập các mức độ thanh khoản và trạng thái cần thiết; phân định rõ sổ kinh doanh và sổ ngân hàng,…) nhằm tối ưu hoá hiệu quả của bảng tổng kết tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

4.2.2.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới vào hoạt động, nâng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Nhà nước

Các NHTMNN Việt Nam cần tích cực nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có; phát triển các loại dịch vụ, sản phẩm mới của ngân hàng nhằm nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập của ngân hàng theo hướng bền vững.

4.2.2.4. Hiện đại hoá hệ thống công nghệ tạo điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và hỗ trợ quản trị ngân hàng một cách hiệu quả

Các NHTMNN cần triển khai việc thay thế hệ thống công nghệ lõi (Core banking) với khả năng đáp ứng quy mô hoạt động kinh doanh ngày càng lớn hơn, có tính mở và khả năng hỗ trợ tối đa cho các ứng dụng công nghệ khác. Áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào mọi quy trình nghiệp vụ của ngân hàng: ứng dụng công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ; mua các giải pháp trọn gói một cách hợp lý; tập trung hoá thông tin khách hàng; triển khai các hệ thống công nghệ trong quản trị nhân sự, quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin quản; tăng cường đào tạo cán bộ công nghệ thông tin.

4.2.2.5. Rà soát, củng cố chấn chỉnh hệ thống mạng lưới và kênh phân phối

Các NHTMNN cần thường xuyên rà soát, đánh giá các Chi nhánh để kịp thời định hướng cơ cấu lại, chấn chỉnh hoạt động, đảm bảo an toàn hiệu quả. Tiếp tục mở rộng mạng lưới, tăng “độ bao phủ” tại các địa bàn trong cả nước, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, có tiềm năng phát triển. Chú trọng phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng, tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Từng bước phát triển hệ thống mạng lưới ra nước ngoài, tại các thị trường phù hợp.

Điều kiện thực hiện nhóm giải pháp:

Để thực hiện các giải pháp nêu trên, các NHTMNN phải chủ động sử dụng nguồn nội lực hiện có, bố trí hợp lý để tối ưu hóa hiệu quả. Một số giải pháp cũng đòi hỏi các NHTMNN phải bố trí nguồn lực tài chính cần thiết. Bên cạnh đó, cũng cần sự hỗ trợ của NHNN và các cơ quan quản lý liên quan trong các vấn đề như: hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các NHTMNN phát triển mạng lưới…

Lộ trình thực hiện nhóm giải pháp:

Các giải pháp: rà soát hoạt động đầu tư, tăng hiệu quả huy động vốn và tín dụng, phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới,… là các giải pháp cần thực hiện một cách thường xuyên.

Đối với việc rà soát, thoái vốn tại các NHTMCP khác, các NHTMNN cần thực hiện ngay để đảm bảo tuân thủ quy định vào đầu năm 2018. Về hạ tầng công nghệ, trong năm 2018-2019 các NHTMNN cần tập trung đổi mới, nâng cấp hệ thống core banking, đồng thời triển khai các ứng dụng công nghệ mới cho quản trị (Basel II, hệ thống tài trợ thương mại tập trung, KPI, MIS…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thông tư 30 2011 TT NHNN đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thái nguyên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)