Nhóm giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thông tư 30 2011 TT NHNN đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thái nguyên (Trang 85 - 87)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp về tài chính

4.2.1.1. Tăng quy mô vốn chủ sở hữu

Thực trạng cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu nói chung và vốn điều lệ nói riêng của các NHTMNN còn thấp. Do vậy, để bảo đảm an toàn và tạo điều kiện mở rộng quy mô hoạt động, việc tăng cường vốn điều lệ cho các NHTMNN Việt Nam là rất cần thiết.

Các NHTMNN cần xác định nhu cầu và có kế hoạch trung dài hạn cũng như hàng năm về vốn chủ sở hữu gắn với mục tiêu tăng tổng tài sản có và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn mực Việt Nam (tối thiểu 9%), tiến tới theo chuẩn mực quốc tế mà trong giai đoạn 2016-2018 là Basel II.

Vốn điều lệ là cấu phần quan trọng của vốn chủ sở hữu và là cơ sở để xác định một số giới hạn hoạt động của NHTM (đầu tư tài sản cố định, đầu tư góp vốn…). Ở thời điểm hiện nay, nếu không tăng vốn điều lệ, một số NHTMNN sẽ không được phép đầu tư TSCĐ do vi phạm giới hạn (vd: Agribank, Vietcombank), điều này sẽ cản trở các NHTMNNN trong đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động kinh doanh. Do đó, các NHTMNN cần chú trọng tăng vốn điều lệ, coi đó là giải pháp cơ bản để tăng vốn chủ sở hữu. Việc tăng vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua: phát hành thêm cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt, hợp nhất sáp nhập…

Để thực hiện được các giải pháp này, bên cạnh sự nỗ lực của các NHTMNN, cần có sự hỗ trợ về chính sách của NHNN và các Bộ ngành liên quan.

Về lộ trình, trong năm 2018 các NHTMNN cần tăng vốn (ước tính tối thiểu khoảng 15 ngàn tỷ đồng) để đảm bảo hệ số CAR (mức độ tiêu chuẩn theo Basel II) đạt 8%; những năm tiếp theo cần tăng vốn (ước tính khoảng 70 ngàn tỷ đồng) để đảm bảo tuân thủ Basel II ở mức độ đầy đủ vào năm 2018.

4.2.1.2. Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và tích cực xử lý nợ xấu

Nợ xấu thực tế của NHTMNN Việt Nam mặc dù đã được xử lý tích cực trong giai đoạn vừa qua nhưng hiện vẫn ở mức cao. Trong thời gian tới cần phải cơ bản làm sạch bảng tổng kết tài sản của các NHTMNN Việt Nam theo các tiêu chuẩn, phương pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam bằng việc phân loại nợ xấu một cách chính xác, minh bạch theo quy định của NHNN.

Các NHTMNN phải rà soát, xác định số nợ xấu có TSĐB và nợ không còn TSĐB; đánh giá khả năng trả nợ và có biện pháp xử lý thu hồi nợ phù hợp theo từng nhóm: xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ cho VAMC, miễn giảm lãi để thu hồi nợ, khởi kiện, sử dụng DPRR để xoá nợ… Mặt khác, để ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai, các NHTMNN cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng đồng bộ, hữu hiệu và áp dụng phân loại nợ theo định tính theo chuẩn quốc tế. Trên sơ sở phân loại này, ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc đánh giá rõ ràng mức độ rủi ro của mỗi khoản tín dụng một cách tương đối chính xác để chủ động trích lập dự phòng rủi ro khi nợ xấu phát sinh.

Để thực hiện các giải pháp trên, các NHTMNN phải áp dụng một cách đầy đủ và triệt để các nội dung quy định tại Thông tư 02. Phân công trong Ban điều hành trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo các Chi nhánh có nợ tồn đọng lớn, thành lập Ban xử lý nợ tại những Chi nhánh này. Xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể đối với từng khoản nợ. Thực hiện rà soát, đánh giá lại đúng thực trạng khách hàng có nợ tồn đọng, tình hình tài chính, TSBĐ, nguồn thu nợ, khả năng thu nợ. Trên cơ sở đó áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý thu hồi nợ.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thành lập Công ty mua bán nợ (AMC) thuộc NHTMNN để mua lại các khoản nợ đóng băng có TSĐB từ chính các NHTM như kinh nghiệm của một số quốc gia khác.

Đối với các khoản nợ khoanh, nợ tồn đọng, Nhà nước cần cấp nguồn xử lý xoá nợ cho ngân hàng, đây chính là hình thức xoá nợ cho khách hàng thông qua ngân hàng.

Về lộ trình thực hiện, ngay trong năm 2018 cần phải cơ bản làm sạch bảng tổng kết tài sản của các NHTMNN Việt Nam theo các tiêu chuẩn, phương pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2,5% và dưới 2% trong các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thông tư 30 2011 TT NHNN đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thái nguyên (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)