.1 Bảng thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 51 - 54)

Statistics

N

Mean Median

Std.

Deviation Minimum Maximum Valid Missing ROA 150 0 11.1501 9.7550 9.4463 (31.7200) 37.5600 AR 150 0 44.2962 35.1724 28.4731 6.8157 151.7727 INV 150 0 66.4737 59.8890 28.3685 20.9409 196.6047 AP 150 0 101.1245 96.1163 42.6744 10.2229 195.7182 CCC 150 0 9.6454 6.6581 46.7655 (124.6309) 150.4939 CTO 150 0 0.1210 0.0964 0.0784 0.0187 0.4158 DTO 150 0 0.2657 0.2365 0.1338 0.0558 0.6447 ITO 150 0 0.1514 0.1350 0.0670 0.0469 0.4493 CR 150 0 2.1815 1.5450 1.7568 0.6500 12.8900

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Bảng 4.1 trình bày các số liệu thống kê tổng hợp về giá trị của các biến có trong

mô hình hồi quy, cụ thể:

- ROA: hiệu quả tài chính (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản), doanh nghiệp có tỷ suất thấp nhất là ROA = (31,7%) thuộc về công ty Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An và cao nhất là 37,6% của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giá trị trung bình của ROA đạt 11,15%. Kết quả này cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có biến động mạnh của ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

- AR: Thời gian thu tiền của khách hàng bình quân là 44 ngày (1,5 tháng), thời gian thu tiền cao nhất là 152 ngày và thấp nhất là 7 ngày, độ lệch chuẩn mẫu là 35 ngày

- INV: Thời gian hàng tồn kho tồn kho bình quân là 66.47 ngày nghĩa là trung bình các công ty phải mất khoảng 65 ngày (khoảng hơn 2 tháng) để chuyển đổi sản phẩm trong kho thành doanh thu. Thời gian tồn kho cao nhất là 197 ngày và ngắn nhất là 21 ngày, độ lệch chuẩn mẫu là 43. Điều này phù hợp với đặc thù các ngành sản xuất thực phẩm và phải thường xuyên duy trì mức tồn kho tương đối cao để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những lúc khan hiếm và nguồn cung nguyên liệu khôngổn định và khắc phục các yếu tố mùa vụ.

- AP: Số ngày trả tiền cho nhà cung cấp trung bình 101 ngày (hơn 3 tháng). Số ngày thanh toán tiền cho khách hàng cao nhất là 196 ngày và ngắn nhất là 10 ngày

- CCC: Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trung bình là 9,65 ngày. Nhìn chung các công ty cổ phần sản xuất có thương mại có có chính sách vốn lưu động tương đối hợp lý giữa số ngày phải thu của khách hàng, số ngày tồn kho và số ngày phải trả cho nhà cung cấp.

- Tỷ số nợ phải thanh toán cho khách hàng trên doanh thu bình quânl à 0,13 lần (CTO): tỷ lệ này cho thấy số dư nợ hiện tại là 0,14 lần doanh thu, tỷ lệ cao cho thấy các công ty luôn tận dụng các tín dụng bởi các nhà cung cấp nhằm tận dụng tối đa thời hạn thanh toán các khoản phải thanh toán cho nhà cung cấp. Trong đó tỷ lệ nợ cao nhất là 0,4 và độ lệch chuẩn mẫu là 0.07

- Tỷ số nợ phải thu của khách hàng trên doanh thu là 0,27 lần (DTO): Được sử dụng để đánh giá xu hướng hiệu quả các khoản phải thu. Nó cho thấy bao nhiêu lần công ty thu tiền được từ tài khoản phải thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ càng thấp càng càng làm tăng tính thanh khoản của công ty. Ở

nghiên cứu. Tỷ lệ này càng cao, công ty càng bị chiếm dụng vốn nhiều. Khi tỷ lệ này vượt quá định mức do công ty đặt ra, Ban Giám đốc cần có những qui định siết chặt, tránh tình trạng thiếu vốn lưu đ ộng. Tỷ lệ thu nợ cao nhất là 0,6 và thấp nhất là 0,1 và độ lệch chuẩn mẫu là 0,14

- Tỷ số hàng tồn kho trên doanh thu (ITO): 0.15 lần cho thấy các công ty duy trì không nhiều hàng tồn kho. Tuy nhiên tùy theo lĩnh vực nghiên cứu mà duy trì mức tồn kho hợp lý nhất. Tỷ lệ tồn kho cao nhất là 0,40 và độ lệch chuẩn mẫu là 0.07.

- Tỷ lệ thanh toán hiện hành (tỷ số tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn) CR trung bình là 2,18lần, và tỷ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành cao nhất là 12,90; thấp nhất là 0,6 và độ lệch chuẩn mẫu là 1,76.

4.1.2 Kiểm định các biến đưa vào mô hình

Dùng phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa các biến định lượng độc lập tác động vào biến phụ thuộc hiệu quả tài chính (ROA) như sau:

ROA =βο+ β1AR +β2INV +β3AP+β4CCC+β5CTO +β6DTO +β7ITO + β8CR +ε

4.1.2.1 Kiểm định biến lần 1:

Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính theo phương pháp đưa vào một lượt với 8 biến độc lập được đưa vào mô hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)