Bình luận kết quả so với các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 65 - 68)

Bảng 4 .10 Kiểm định giả thuyết

4.5 Bình luận kết quả so với các nghiên cứu trước

Kết quả hồi quy cho thấy tác động khẳng định giữa thời gian tồn kho và hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa 10% cho thấy một phần đặc thù kinh doanh của các công ty thủy sản: phụ thuộc vào tính mùa vụ cao, do thời tiết thất thường tình hình dịch bệnh khó kiểm soát nên thông thường các công ty thường để tồn kho ở mức cao. Do đó một khi tồn kho tăng sẽ kéo theo chi phí lưu kho, bảo quản cũng tăng dẫn đến lợi nhuận công ty giảm và làm giảm hiệu quả tài chính (giảm lợi nhuận). Kết quả này một lần nữa khẳng định phù hợp với các nghiên cứu David M. Mathuva (2010); Muhammad Malik; et.., Ullah Kifayat (2013), Võ Xuân Vinh (2013)

Kết quả nghiên cứu trên cũng đi ngược lại với các bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu Sarbapriya Ray(2011); ZohraSabunwala Zabeen (2012); Nguyễn Ngọc Hân (2012); ZohraSabunwala Zabeen (2012) thì kết luận rằng thời gian tồn kho bình quân và ROA có tương quan khẳng định vì họ cho rằng việc duy trì mức tồn kho cao sẽ giảm chi phí phát sinh do những gián đoạn tiềm năng trong quá trình sản xuất. Điều này giúp ngăn ngừa thua lỗ trong kinh doanh do khan hiếm sản phẩm

và giúp giảm chi phí cung ứng hàng hóa. Đồng thời các công ty được bảo vệ, tránh biến động giá, từ đó gia tăng ROA

Ở mức ý nghĩa 5% tỷ lệ nợ phải thu có tác động phủ định với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giải thích nợ phải thuảnh hượng nghịch biến đến hiệu quả tài chính (ROA) là do khách hàng muốn chiếm giữ vốn lưu động làmảnh hưởng đến hiệu quả chính giảm. Vì vậy, các công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản phải thu. Một số công ty sử dụng chiết khấu tiền mặt để khuyến khích khách hàng thanh toán trước ngày đến hạn. Kết quả nghiên cứu trên cũng đi ngược lại với các bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu thực nghiệm của Hina Agha và các cộng sự (2014) cho rằng có ở cùng mức ý nghĩa trên tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu có tác động đồng biến với ROA

Tỷ lệ hàng tồn kho có tác động nghịch với hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu trên cũng đi ngược lại với các bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu thực nghiệm của Hina Agha và các cộng sự (2014) duy trì quá nhiều hàng tồn tăng sẽ kéo theo chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận công ty giảm và làm giảm hiệu quả tài chính (giảm lợi nhuận).

Tỷ lệ thanh toán hiện hành có mối quan hệ khẳng định với hiệu quả tài chínhở mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu này lại một lần nữa khẳng định và phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Võ Xuân Vinh (2013); Mohammand Malike và các cộng sự (2012). Và Kết quả nghiên cứu này tác giả lại chứng minh ngược lại với nghiên cứu thực nghiệm của Hina Agha và các cộng sự (2014). Theo Hina Agha và các cộng sự (2014) thì tỷ lệ thanh toán hiện hành có mối quan hệ không đáng kể (không có mối quan hệ) với hiệu quả tài chính.

Tóm tắt chương 4:

Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu tối ưu cho doanh nghiệp ngành thực phẩm

ROA= 0.246 INV -0,264 DTO– 0.487 ITO + 0.269 CR. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng thời gian tồn kho, tăng tỷ lệ thanh toán hiện hành thì tăng hiệu quả tài chính doanh nghiệp và đồng thời cho thấy và giảm tỷ lệ thu nợ và giảm hàng tồn kho sẽ làm tăng hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả chứng minh không có mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính với kỳ thanh toán, kỳ thu tiền, chu kỳ luân chuyển tiền và tỷ lệ phải thanh toán. Từ đó đưa ra một số kiến nghị chương tiếp theo.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHO DOANH

NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)