Bảng 4 .10 Kiểm định giả thuyết
5.2 Các hàm ý cho DN ngành thực phẩm
Đối với các các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết. Doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được liên tục, bên cạnh đó tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn và đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Các nhà quản trị có thể tăng hiệu quả tài chính bằng cách rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các thành phần của nó bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng, thời gian luân chuyển hàng tồn kho, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp.
Dựa vào kết quả thống kê và phân tích hồi quy đã cho thấy vốn lưu động có tác động ảnh hưởng đến hiệu quả tải chính, mà tác giả nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính cho công ty như sau:
Ngành thực phẩm ngành kinh tế rất quan trọng vì nó cung cấp thực phẩm rất hàng ngày cho con người. Và ngành còn phụ thuộc vào tính mùa vụ cao, do thời tiết thất thường tình hình dịch bệnh khó kiểm soát nên thông thường các công ty thường để tồn kho ở mức cao. Việc tính thời gian dự trữ tồn kho sẽ kéo theo chi phí lưu kho, bảo quản cũng tăng dẫn đến lợi nhuận công ty giảm và làm giảm hiệu quả tài chính.Tuy nhiên cần tính toán thời gian lưu kho sao cho hợp lý vì theo kết quả thống kê mô tả thì thời gian lưu kho bình quân là 66, 47 ngày (hơn 2 tháng) và thời
gian lưu kho cao nhất là 196,6 ngày (6,5 tháng) (3). Vì vậy quản lý thời gian lưu kho hợp lý là rất cần thiết vì thời gian sử dụng duy trì của một số mặt hàng trong ngành thực phẩm rất nhạy cảm đôi khi lạm dụng quá mức thời gian tồn kho sẽ có tác động ngược lại tránh hàng hóa đến hạn, quá hạn và hết hạn sử dụng.
Vì vậy chú ý vật tư, nguyên phụ liệu đồng bộ đầu vào nhằm tiết kiệm chi phí giá vốn sản xuất để hạ giá thành và để giảm vốn lưu động nhằm làm tăng thời gian lưu kho
5.2.1 Các hàm ý quản lýhàng hóa tồn kho
Bên cạnh thời gian lưu kho thì hàng hóa tồn kho một vấn đề rất quan trọng vì đây một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Việc lưu giữ nhiều hàng tồn làm tác động giảm hiệu quả tài chính doanh nghiệp (ITO tác động nghịch biến ROA). Nhà quản trị nào cũng muốn duy trì mức tồn kho vừa đủ, tuy nhiên trong thực tế có những mặt hàng đem lại doanh thu rất ít cho công ty nhưng lại tồn kho nhiều hoặc có một vài khâu sản xuất nào đó đang được duy trì lượng bán thành phẩm và nguyên vật liệu quá cao so với các khâu còn lại. Vì vậy, tác giả kiến nghị các nhà quản trị cần phải tính toán lượng dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm cần thiết cho quy trình sản xuất .
Vì thế, việc tinh gọn những hạn mục có lượng tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể cho công ty.
Trong khâu lưu thông hàng hóa cần chú ý đến các giải pháp tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi giảm lượng hàng hóa tồn kho (nếu giảm hàn g tồn kho sẽ tăng hiệu quả tài chính)
5.2.2 Các hàm ý quản lýcác khoản phải thu
Mặc dù việc mở rộng tín dụng có thể làm tăng doanh thu, từ đó làm dòng tiền hoạt động và lợi nhuận tăng theo nhưng nó cũng tăng rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng nới lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số.
Do đó để tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp và đồng thời hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng công ty nên có chính sách tín dụng cụ thể như:
-Đối với khách hàng nhỏ và mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn” không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.
-Đối với những khách hàng lớn và mua sĩ, trước khi ký hợp đồng phải công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải được quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
- Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi như vậy phải công ty sẽ biết được một cách dễ dàn, khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.
- Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.
- Công việc của bộ phận quản lý tín dụng không phải là tối thiểu hóa số nợ xấu mà là tối đa hóa lợi nhuận, do đó đôi khi chấp nhận rủi ro miễn là có cơ hội khách hàng sẽ trở thành một người mua thường xuyên và đáng tin cậy của công ty. Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính
sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan hệ để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại kết quả. Với phương châm “lợi ích và chi phí”, nhiều khi phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận. Nếu công ty gắt gao trong việc thu nợ, tính thanh khoản được cải thiện nhưng có rủi ro là khách hàng chuyển sang ký hợp đồng với các công ty khác có chính sách tín dụng thương mại mềm dẻo hơn.
- Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền hoạt động. Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian trả tiền hàng hóa cho người bán, các nhà quản lý phải tính toán cẩn thận vì khiđó họ không chỉ bỏ lở các khoản chiết khấu thanh toán mà uy tín của công ty có thể bị ảnh hưởng.