Các hàm ý quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 71 - 72)

Mặc dù việc mở rộng tín dụng có thể làm tăng doanh thu, từ đó làm dòng tiền hoạt động và lợi nhuận tăng theo nhưng nó cũng tăng rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Bộ phận kinh doanh thường có xu hướng nới lỏng đối với các khoản bán hàng trả chậm để đạt mục tiêu doanh số.

Do đó để tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp và đồng thời hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng công ty nên có chính sách tín dụng cụ thể như:

-Đối với khách hàng nhỏ và mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn” không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

-Đối với những khách hàng lớn và mua sĩ, trước khi ký hợp đồng phải công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải được quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

- Mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi như vậy phải công ty sẽ biết được một cách dễ dàn, khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

- Công việc của bộ phận quản lý tín dụng không phải là tối thiểu hóa số nợ xấu mà là tối đa hóa lợi nhuận, do đó đôi khi chấp nhận rủi ro miễn là có cơ hội khách hàng sẽ trở thành một người mua thường xuyên và đáng tin cậy của công ty. Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính

sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan hệ để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại kết quả. Với phương châm “lợi ích và chi phí”, nhiều khi phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận. Nếu công ty gắt gao trong việc thu nợ, tính thanh khoản được cải thiện nhưng có rủi ro là khách hàng chuyển sang ký hợp đồng với các công ty khác có chính sách tín dụng thương mại mềm dẻo hơn.

- Khi mua hàng hoặc thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

Ngoài ra, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp càng dài thì càng có lợi cho dòng tiền hoạt động. Tuy nhiên, khi kéo dài thời gian trả tiền hàng hóa cho người bán, các nhà quản lý phải tính toán cẩn thận vì khiđó họ không chỉ bỏ lở các khoản chiết khấu thanh toán mà uy tín của công ty có thể bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)