Những thách thức và cơ hội phát triển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viglacera hà nội​ (Trang 83 - 86)

3.1.3.1. Thách thức:

Trong những năm tới, khó khăn và thách thức từ môi trường bên ngoài Công ty tập trung chủ yếu vào những yếu tố sau:

* Gạch ốp lát nhập khẩu từ Trung Quốc:

- Với vị thế là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạch ốp lát lớn nhất thế giới trong suốt 15 năm qua, các động thái của ngành gạch ốp lát Trung Quốc đều có tác động mạnh tới tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu của toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Theo tạp chí Ceramic World Review dựa trên việc tính toán công suất các dây chuyền sản xuất của Trung Quốc đưa ra con số tổng sản lượng của ngành gạch ốp lát nước này trong năm 2014 đạt khoảng 6 tỷ m2, tương đương 48,4% tổng sản lượng toàn thế giới. Tuy nhiên, theo các nguồn chính thức từ phía Trung Quốc thì nước này đã đạt sản lượng trên 10 tỷ m2 chia cho khoảng 1.400 công ty với 3.500 dây chuyền sản xuất. Tiêu thụ nội địa ước tính đạt khoảng 4,9 tỷ m2, chiếm tới 40,4% trong tổng tiêu thụ toàn thế giới. Số còn lại, Trung Quốc xuất khẩu đi hầu hết các quốc gia trên thế giới;

- Xét về quan hệ thượng mại hai nước Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc với xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể, nhập siêu của Việt

Nam từ Trung Quốc năm 2002 là 1,03 tỉ USD (gấp hơn 5 lần so với khoảng 0,2 tỉ USD của năm 2001), năm 2005 lên 3,0 tỉ USD (gấp 25 lần), năm 2010 lên 16,1 tỉ USD (gấp hơn 80 lần), năm 2014 lên 28,8 tỷ USD (gấp 144 lần) và năm 2015 đạt tới mức kỷ lục 32,4 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014, và gấp 161,2 lần năm 2001.

Theo Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam, (VIBCA) từ năm 2012, kim ngạch nhập khẩu chính ngạch gạch Trung Quốc vào thị trường Việt Nam đã vượt 100 triệu USD. Số liệu này chưa tính đến nhập khẩu tiểu ngạch và nhập lậu biên giới.

* Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước: Như đề cập ở trên, từ năm

2016 và các năm tới, mức độ cạnh tranh trong ngành gạch ốp lát sẽ là rất khốc liệt, đặc biệt là ở phân khúc gạch ceramic. Vì các lý do sau:

- Tăng trưởng của ngành công nghiệp gạch ốp lát ở Việt Nam mạnh hơn với nhu cầu tiêu thụ, 500 triệu m2 so với 350 triệu m2, xuất khẩu và nhập khẩu đều duy trì khoảng 30 triệu m2.Tức đã xuất hiện cung vượt cầu cục bộ tại thị trường nội địa.

- Hình thành cuộc đua tranh giành thị trường, tranh giành khách hàng giữa các nhà sản xuất trong nước dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về giá. Điều này dẫn đến lợi nhuận biên của mọi doanh nghiệp đều giảm theo thời gian và hệ lụy về lâu dài các doanh nghiệp không còn lợi nhuận để tái đầu tư, đặc biệt không còn ngân sách để đầu tư vào nghiên cứu phát triển (công nghệ, thiết kế…), xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối…

- Thiếu sự liên kết giữa các nhà tư vấn thiết kế, thi công và các sản xuất kinh doanh gạch ốp lát. Đâu đó còn nhiều dự án chung cư sử dụng gạch giá rẻ, chất lượng kém nhập từ Trung Quốc nhưng giới thiệu với người mua căn hộ là gạch của công ty A, B, C… sản xuất trong nước.

3.1.3.2. Cơ hội:

+ Gạch ốp lát là sản phẩm hỗ trợ cho ngành xây dựng. Mà, sự phát triển của ngành xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Do đó, khi đánh giá và dự báo mức tăng trưởng của ngành vật liệu xây dựng nói chung hay gạch ốp lát nói riêng, người ta thường bắt đầu từ tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng.

+ Tăng trưởng của ngành xây dựng phục thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, lãi suất cho vay và lạm phát… Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế, ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP.

* Về thị trường bất động sản:

+ Nhìn chung trên cả nước đang dần ấm lên từ những tháng cuối năm 2014 (sau 6 đến 7 năm nằm trong vùng suy thoái. Hiện tại cầu bất động sản đã phục hồi và tăng trở lại tại các thành phố lớn). Điều này không chỉ làm tăng kỳ vọng vào ngành bất động sản, mà hơn thế nữa sẽ phục hồi một loạt ngành có liên quan khác của nền kinh tế như: xây dựng, vật liệu xây dựng nói chung gạch ốp lát nói riêng, nội thất (gỗ, bóng điện, dây điện…). Bên cạnh đó, ngoài những hỗ trợ về tài chính (như gói tín dụng 30 nghìn tỷ, chính sách tăng tín dụng cho bất động sản), thì Luật Nhà ở (có hiệu lực từ 1/7/2015) và Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ 1/11/2015) với nhiều điểm mới, phù hợp với thị trường hiện nay cũng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển theo hướng sôi động hơn, cạnh tranh hơn.

+ Tốc độ đô thị hóa ở mức 31% hiện nay sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2025. Như vậy, nhu cầu về nhà ở để đáp ứng cho khoảng 30 triệu dân hiện tại sẽ tăng lên khoảng 46 triệu dân đến 2025.

+ Dựa vào những phân tích trên cơ sở này, dự báo nhu cầu gạch ốp lát tới năm 2020 vào khoảng 570 triệu m2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viglacera hà nội​ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)