5. Kết cấu của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở một số địa phương trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Năm 2014, huyện Hoa Lư đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng để tìm giải pháp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất…nên tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện do Chi cục Thuế thực hiện đã thu được 81,747 tỷ đồng, đạt 112,7% dự toán Cục Thuế giao, đạt 109,7% dự toán HĐND huyện giao, trong đó có 9/11 chỉ tiêu thu đạt và vượt dự toán giao trừ thu tiền sử dụng đất và thu lệ phí trước bạ.
- Ngoài ra chi cục thuế huyện đã chủ động tham mưu UBND huyện kịp thời ban hành một số giải pháp liên quan đến quản lý đất đai, công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế trên các lĩnh vực.
- Tô chức tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; công tác kê khai kế toán thuế; ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa kê khai, thu nộp ngân sách; công tác thanh tra, kiểm tra thuế; công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Có thể nói kết quả đạt được của Chi cục Thuế trong năm qua đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cân đối thu - chi cũng như việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trong năm 2015, việc triển khai thực hiện các chính sách thuế mới sẽ tác động tới nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015 HĐND huyện giao là 82,151 tỷ đồng.
- Tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm và 8 nhóm giải pháp công tác thuế trong năm 2015 đã đề ra, trong đó:
+ Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu ngân sách, chú trọng công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
+ Chi cục Thuế cần chủ động tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện hiệu quả những chính sách mới trong lĩnh vực thuế; phối hợp tốt với các cấp, các ngành trong công tác quản lý thuế, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế.
+ Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế, kiên quyết xử lý đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chây ỳ nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian vừa qua, nguồn thu NSNN huyện Thanh Sơn tăng đáng kể. Một trong những nguồn thu chủ yếu là từ thuế, cho nên những kinh nghiệm từ thu thuế của huyện Thanh Sơn là rất đáng để học tập.
Thực hiện chủ trương của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về thí điểm uỷ nhiệm thu thuế cho UBND xã, Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn triển khai tổ chức thực hiện từ quý I năm 2014, đến hết quý IV năm 2014 đã có 14 xã, thị trấn trong số 15 xã, thị trấn của huyện được uỷ nhiệm thu thuế. Kết quả bước đầu cho thấy các xã được uỷ nhiệm thu thuế đều hoàn thành vượt mức kế hoạch thu, riêng năm 2014 hầu hết các xã, thị trấn đều tăng thu so với cùng kỳ năm 2013 về số hộ và số thuế thực thu từ 12% đến 17%. Thực hiện quy chế thu thuế bằng giấy nộp tiền vào KBNN để ngăn chặn kẽ hở cán bộ thuế quan hệ trực tiếp thu tiền mặt của các hộ nộp thuế. Cán bộ uỷ nhiệm thu của xã thay trưởng thôn đảm nhiệm thu thuế nhà đất bảo đảm quản lý chặt chẽ, thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào ngân sách.
Đến năm 2014, Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) với số thu bằng 142% dự toán pháp lệnh, 122% kế hoạch phấn đấu và tăng gần 13% so với năm 2013. Có 10/11 chỉ tiêu thu hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. Xác định đây là năm
kế hoạch có nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu thuế, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn nên ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo Chi cục thuế Thanh Sơn đã triển khai các giải pháp đồng bộ, nhằm khai thác triệt để nguồn thu cố định, nguồn thu phát sinh và nguồn thu còn tiềm ẩn trong phạm vi quản lý.
- Trước hết Chi cục sắp xếp lại đội ngũ công chức thuế phù hợp với năng lực, sở trường trong các tổ, đội thuế sao cho mỗi cán bộ đều có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Đổi mới phương pháp giao kế hoạch cho các đơn vị theo hướng các chỉ tiêu đều được đưa ra hội nghị bàn thảo, đánh giá đúng thực trạng, quy mô, khả năng tăng trưởng kinh tế... Công khai minh bạch các chỉ tiêu thuế, phí, lệ phí trước khi giao kế hoạch cho các tổ, đội thuế. Cắt giảm hội họp không cần thiết, duy trì họp giao ban lãnh đạo mỗi tháng một kỳ vào ngày 15, thời gian còn lại ưu tiên cho công việc chuyên môn. Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ tổng hợp, thông tin, báo cáo phân tích tình hình quản lý thuế vào ngày làm việc cuối tuần. Ngoài ra Chi cục còn mở các lớp tập huấn nghiệp vụ và các quy trình quản lý thuế như: Quy trình 1201; quy trình 1209; quy trình 1166 của Tổng cục thuế đến toàn bộ cán bộ công chức; cán bộ ủy nhiệm thu; các doanh nghiệp; các HTX dịch vụ điện năng; hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai; hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo đó, Chi cục còn tổ chức hội nghị đối thoại với đối tượng nộp thuế (ĐTNT). Giải đáp những vấn đề còn thắc mắc như trong các khâu quy định mua hóa đơn, nộp tờ khai, nộp hồ sơ, thủ tục hoàn thuế...
- Đi đôi với công tác tập huấn nghiệp vụ, quý I năm 2014 Chi cục đã chủ động tham mưu cho UBND huyện mở hội nghị đánh giá công tác ủy nhiệm thu theo Quyết định QĐ 1118/ UBND tỉnh Phú Thọ. Qua công tác đánh giá đã rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác ủy nhiệm thu. Cũng tại hội nghị này, Chi cục tiếp thu ý kiến đóng góp có trách nhiệm của chủ tịch UBND các xã, đồng thời nêu phương hướng nhiệm vụ cụ thể đối với công tác ủy nhiệm thu trong thời gian tiếp theo.
- Bên cạnh công tác chỉ đạo về nghiệp vụ thuế, Chi cục thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, của các ngành hữu quan. Mặt khác đưa vào áp dụng ngay những sáng kiến, ý kiến đóng góp ngoài quy trình quản lý mang lại hiệu quả cao trong công tác hành thu. Giữ mối liên hệ mật thiết với cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể. Phối hợp chặt chẽ với Ban tuyên giáo Huyện ủy, đài truyền thanh huyện và các xã thường xuyên tuyên truyền các chế độ chính sách pháp luật thuế hiện hành kể cả khi có sự thay đổi về chính sách thuế. Nhờ vậy, nhận thức nghĩa vụ nộp thuế trong các