Về chấp hành dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

3.2.2 .Về chấp hành dự toán ngân sách

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách của các đối tượng điều tra

3.3.2. Về chấp hành dự toán ngân sách

3.3.2.1. Công tác chấp hành thu NSNN

Điều tra, phỏng vấn về đánh giá công tác chấp hành thu ngân sách nội địa được thể hiện qua bảng sau:

Giải thích biến:

T1: Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước quy định.

T2: Công tác quản lý thu được tiến hành nghiêm túc, minh bạch T3: Công tác thu được tiến hành thu đúng người, đúng đối tượng T4: Tiến hành kiểm tra công tác dự toán thu định kỳ

Bảng 3.9. Thống kê mô tả các điều tra về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước nội địa

Biến Số mẫu (N)

Giá trị

thấp nhất cao nhất Giá trị trung bình Giá trị

Độ lệch chuẩn Ý nghĩa T1 100 1.00 5.00 3.21 .583 Trung bình T2 100 1.00 5.00 3.15 .672 Trung bình T3 100 2.00 5.00 2.53 .651 Kém T4 100 1.00 5.00 2.63 .716 Trung bình T5 100 2.00 5.00 3.12 .710 Trung bình

(Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)

Qua điều tra phỏng vấn cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý ngân sách cho thấy công tác lập dự toán thu ngân sách cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo qui định của Luật ngân sách nhà nước, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND cấp huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên công tác tiến thành thu và kiểm tra dự toán thu thực hiện chưa thực sư tốt.

Nhìn chung, công tác quản lý thu mới chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Các biến được đánh giá ở mức từ thấp nhất tới cao nhất (mức độ từ 1 -5). Điều đó cho thấy, mỗi cán bộ, nhân viên làm công tác ngân sách có sự cảm nhận và đánh giá khác nhau về công tác quản lý thu. Có nhân viên hoàn toàn đồng ý, nhưng cũng có nhân viên, cán bộ cảm thấy không đồng ý với công tác quản lý thu. Trong thời gian tới, huyện cần có nhiều chính sách để cải thiện công tác quản lý thu của địa phương.

3.3.2.2. Công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước

Quá trình đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thể hiện qua bảng số liệu:

- Giải thích biến:

CH3. Phân quyền đã không làm giảm kiểm soát chi NSNN

CH4. Thông tin về tình hình thực hiện chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả.

CH5. Các đơn vị sử dụng ngân sách có hệ thống được giao cho lập kế hoạch và đảm bảo chi NS không được vượt dự toán.

CH6. Thanh toán chi NS cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên không vượt quá giới hạn đã phân bổ.

CH7. Có hình thức phạt nếu chi NS vượt quá dự toán.

Bảng 3.10. Thống kê mô tả các điều tra về chấp hành chi NSNN

Biến Số mẫu (N) Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn CH1 100 2.00 5.00 3.31 .694 CH2 100 2.00 5.00 3.22 .684 CH3 100 1.00 4.00 3.14 .617 CH4 100 2.00 5.00 3.65 .597 CH5 100 2.00 5.00 3.61 .612 CH6 100 1.00 5.00 3.12 .634 CH7 100 2.00 5.00 3.21 .611

(Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)

Bảng số liệu trên cho thấy, các cán bộ được điều tra đều đánh giá việc chấp hành chi ngân sách từ mức độ thấp nhất là 1 đến mức độ cao nhất là 5. Điều đó cho thấy,cùng với một biến quan sát thì người được điều tra hoàn toàn đồng ý những cũng có người được điều tra hoàn toàn không đồng ý. Nhung chung, giá trị trung bình của các biến quan sát đều có giá trị trung bình lớn hơn 3. Trong đó biến quán sát CH4 (Thông tin về tình hình thực hiện chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả.) có mức giá trị trung bình cao nhất trong các biến là 3.65. Còn biến CH6 (Thanh toán chi NS cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên không vượt quá giới hạn đã phân bổ.) giá trị trung bình chỉ ở mức thấp là 3.12. Như vậy phần lớn các cán bộ quản lý ngân sách cho rằng nguồn vốn hàng năm cho từng dự án được lên kế hoạch

rất tốt nhưng phần vượt dự toán ban đầu của các dự án được chấp nhận khá dễ dàng và chưa có những ràng buộc hạn chế phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)