Kiến nghị với UBND huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 110)

4.1.2 .Mục tiêu

4.3. Một số kiến nghị

4.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Thanh Ba

UBND huyện Thanh Ba cần bám sát với tình hình thực tế của địa phương để lập kế hoạch thu, chi ngân. Cân đối các nguồn thu để xây dựng kế hoạch chi ngân sách một cách hợp lý, tránh gây lãng phí, chi tiêu không hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách các cấp trong huyện.

Đầu tư trang thiết bị, đồng bộ hóa hệ thống máy móc, phần mềm kế toán giữa các đơn vị dự toán trên toàn huyện.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý NSNN huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức chú trọng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương giầu mạnh. Làm tốt công tác quản lý NSNN sẽ góp phần thực hiện thành công các mục tiêu cụ thể của Đại hội đảng bộ của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ đã đề ra.

Kết quả nghiên cứu công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ giúp hiểu rõ hơn, phong phú hơn về lý luận, đường lối lãnh đạo, phương hướng hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đề tài phản ánh thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, qua đó đánh giá đúng đắn kết quả đạt được, những khuyết điểm tồn tại. Trên cơ sở đó, chỉ ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài còn gợi mở đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung như về cơ chế chính sách tài chính, quản lý thu, chi, phân cấp NSNN, về chế độ hạch toán kế toán, về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa ngành tài chính ở địa phương.

Qua đó ta thấy công tác quản lý NSNN có ý nghĩa quan trọng với tính chất là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, làm tốt công tác quản lý NSNN là góp phần thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, trên địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung số thu, chi ngân sách là rất lớn, các khoản chi nhiều nên cần quản lý để thực hiện chi đúng mục đích, chi tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham

ngân sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững an toàn trật tự, an ninh chính trị, an toàn xã hội góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái (2011), Đầu tư công thực trạng và tái

cơ cấu, NXB Từ Điển Bách Khoa.

2. Báo cáo quản lý ngân sách cho nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2007-2010.

3. Báo cáo quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2010.

4 . Đoàn Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2009), Giáo trình chính sách

Kinh tế -Xã hội, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Mai Hữu Khuê (2009), Giáo trình cơ sở khoa học của quản lý kinh tế xã

hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Đại học và THCN.

6. Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 do Quốc Hội ban hành.

7. Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Thủ tướng chỉnh phủ về Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

8. Bùi Đường Nghiêu (chủ biên) (2010), Điều hòa ngân sách giữa trung ương

và địa phương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học kỹ thuật 2011

10. Quy chế làm việc phòng tài chính kế hoạch huyện Thanh Ba – Phú Thọ và chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, Thông tư hướng dẫn 1 số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN của Bộ tài chính

11. Nguyễn Quang Quỳnh (2009), Giáo trình kiểm toán quản lý và kiểm soát

nội bộ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. UBND huyện Thanh Ba, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân huyê ̣n Thanh Ba cá c năm từ 2013-2015.

PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT

I. Thông tin cá nhân:

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi: Từ 18 -29 tuổi Từ 30 - 39 Trên 40 tuổi 3. Trình độ học vấn: Cao đẳng Đại học Sau đại học 4. Thời gian công tác

1- 10 năm 10 -20 năm

Trên 20 năm

5. Đơn vị công tác:...

II. Bảng khảo sát:

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác quản lý ngân sách mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất đồng ý 4,21 – 5,00 Rất tốt 4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Tốt 3 Bình thường 2,61 - 3,40 Trung bình 2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Yếu 1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80 Kém TT Các tiêu chí Mức độ đánh giá I Công tác lập dự toán 1 2 3 4 5

1 DT1. Chu trình dự toán ngân sách là một chuỗi logic và chặt chẽ

TT Các tiêu chí Mức độ đánh giá

2 DT2. Kinh tế vĩ mô, dự báo thu - chi NS, trần NS được liên kết với nhau

3

DT3. Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung cấp một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập NS

4 DT4. Lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế

5 DT5. Được thông tin trước khi lập dự toán 6

DT6. Dự toán thu - chi ngân sách được tiến hành lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

7 DT7. Các đơn vị dự toán NS đúng tiến độ 8

DT8. Các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu- chi ngân sách theo hướng bền vững của Nhà nước

II Công tác chấp hành thu NSNN 1 2 3 4 5

1 T1: Các văn bản pháp lý quy định thu như các chế độ thu do Nhà nước quy định.

2 T2: Công tác quản lý thu được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

3 T3: Công tác thu được tiến hành thu đúng người, đúng đối tượng

4 T4: Tiến hành kiểm tra công tác dự toán thu định kỳ 5 T5: Tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực

hiện dự toán thu

III Công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước

1 CH1. Công tác quản lý chi được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

2 CH2. Có những ràng buộc hạn chế các phát sinh trong chi NSNN

TT Các tiêu chí Mức độ đánh giá

4 CH4. Thông tin về tình hình thực hiện chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả. 5

CH5. Các đơn vị sử dụng ngân sách có hệ thống được giao cho lập kế hoạch và đảm bảo chi NS không được vượt dự toán.

6 CH6. Thanh toán chi NS cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên không vượt quá giới hạn đã phân bổ. 7 CH7. Có hình thức phạt nếu chi NS vượt quá dự toán.

IV Công tác kế toán, quyết toán

1 KT1: Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình hình thực tế

2 KT2: Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể để tiến hành tổ chức công tác kế toán

3 KT3: Công tác kiểm tra kế toán hiện tại được tiến hành thường xuyên, đảm bảo

4 KT4: Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho công tác quản lý ngân sách

V Công tác thanh tra, kiểm tra

1 TT1. Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình không?

2 TT2. Có hình thức phạt thích hợp không nếu có vi phạm?

3

TT3. Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước

4 TT4. Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự theo đúng nghĩa của nó

Ý kiến khác góp ý?... ……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)