Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Ba, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 54)

2.3.1 .Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý ngân sách nhà nước

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Ba, tỉnh

Phú Thọ

3.2.1. Về lập dự toán ngân sách

Trong khâu lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch NSNN, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng, mặt khác còn căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và phương hướng, quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm kinh tế - xã hội và tự nhiên của huyện để lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch NSNN cho các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, các đơn vị thụ hưởng ngân sách và ngân sách cấp dưới.

3.2.1.1.Lập dự toán thu NSNN

Dự toán thu được xây dựng trên cơ sở phân tích dự báo đầy đủ về tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá cả thị trường… dự toán thu đối với từng khu vực kinh tế, từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế, từng cơ sở sản xuất kinh doanh và những nguồn thu mới phát sinh; dự toán thu được xây dựng trên cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý thu, tăng cường các biện pháp chống thất thu như: xử lý nợ đọng, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn huyện có: 371 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, Chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất trong Khu công nghiệp Thanh Ba và Khu công nghiệp Đỗ Sơn và một số doanh nghiệp

bức tranh kinh tế của huyện. Tổng số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn khoảng trên 2.500 hộ. Từ năm 2013 đến nay đã thành lập mới 17 Hợp tác xã phi nông nghiệp đưa tổng số hợp tác xã trên địa bàn lên 58 hợp tác xã.

Căn cứ Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện lập dự toán thu NSNN nhằm thu đúng, thu đủ, tránh thu sai, bỏ sót các khoản thu.

Dưới đây là bảng tổng hợp dự toán thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn 2013- 2015:

Bảng 3.1. Tổng hợp dự toán thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyên Thanh Ba giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 Bq Tổng thu (A+B) 115.815 136.766 145.523 118,09 106,40 112,25 A Thu NSNN trên địa bàn 115.851 136.766 145.523 118,05 106,40 112,23 I Thu nội địa 112.731 133.316 142.283 118,26 106,73 112,49

1 Thu từ DNNN TW 243 272 309 111,93 113,60 112,77 2 Thu từ DNNN địa phương 15 17 22 113,33 129,41 121,37 3 Thu từ DN có vốn ĐTNN 35 38 37 108,57 97,37 102,97 4 Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 48.771 57.612 61.447 118,13 106,66 112,39 5 Thu lệ phí trước bạ 17.445 15.144 14.588 86,81 96,33 91,57 6 Thu thuế sử dụng đất NN 0 0 0

7 Thu thuế nhà đất 320 345 388 107,81 112,46 110,14 8 Thu thuế TNCN 4.744 5.542 6.177 116,82 111,46 114,14 9 Thu phí và lệ phí 450 400 340 88,89 85,00 86,94 10 Thu thuế chuyển QSD đất 0 0 0

11 Thu tiền sử dụng đất 40.514 51.178 55.621 126,32 108,68 117,50 12 Thu tiền thuê đất 1.400 2.514 3.054 179,57 121,48 150,53

13 Thu tại xã 0 0 0

14 Thu khác ngân sách 180 254 300 141,11 118,11 129,61

II Thu vay XD cơ sở hạ tầng 0 0 0 III Thu chuyển nguồn năm trước 0 0 0

IV Thu để lại chi QL qua NSNN 3.120 3.450 3.240 110,58 93,91 102,24

V Thu kết dư 0 0 0

B Thu BS từ NS cấp trên 0 0 0

Qua bảng trên ta thấy dự toán thu NSNN huyện Thanh Ba tăng tương đối nhanh năm 2013 là 115.815 triệu đồng đến năm 2015 là 145.523 triệu đồng tăng 29.708 triệu đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng dự toán thu ngân sách có xu hướng giảm cụ thể dự toán thu năm 2015 so với năm 2014 đạt 106,40% thấp hơn dự toán năm 2013 (dự toán năm 2014 so với năm 2013 đạt 118,09%). Dự toán thu NSNN huyện Thanh Ba chủ yếu dựa vào thu nội địa và thu để lại quản lý chi qua ngân sách nhà nước.

Về thu nội địa: Thu nội địa là nguồn thu chủ yếu của NSNN huyện Thanh Ba và có tốc độ tăng khá cao trên 12% trong giai đoạn 2013 - 2015. Dự toán năm 2013 là 112.731 triệu đồng đến năm 2014 là 133.316 triệu đồng tăng 18,26% so với năm 2013; năm 2015 là 142.283 triệu đồng tăng 6,73% so với năm 2014.

Dự toán thu để lại quản lý chi ngân sách nhà nước thay đổi không ổn định năm 2014 tăng 10,58%, tuy nhiên năm 2015 lại giảm 6,09% so với năm 2015.

3.2.1.2.Lập dự toán chi NSNN

Trong phạm vi nguồn thu được xác định, các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách thực hiện lập dự toán chi theo nguyên tắc tổng chi không vượt quá tổng thu ngân sách được hưởng.

Trên cơ sở các tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách đã được HĐND tỉnh quy định cho từng thời kỳ ổn định ngân sách, các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách lập dự toán chi năm kế hoạch đảm bảo đúng chế độ, chính sách và định mức chi tiêu.

Dự toán chi ngân sách phải dự kiến những nhiệm vụ sẽ phát sinh trong năm kế hoạch đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ quan trọng và cả những nhiệm vụ mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa việc bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao. Dự toán chi ngân sách phải đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí, có hiệu quả, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện triển khai lập kế hoạch, phân bổ dự toán cho năm tài chính sau ở các đơn vị dự toán.

Đối với nhóm đơn vị dự toán cấp I ở cấp NSNN huyện có những nét giống nhau. Theo quy định có hướng dẫn cụ thể để tính toán các khoản chi cần thiết để đưa vào kế hoạch có tính đến các khoản chi đột xuất. Nhìn chung ở khâu này nhóm đơn vị dự toán cấp I không phức tạp như các nhóm khác do đó công tác quản lý chi và giám đốc tài chính ở khâu này của các nhóm này cũng có nhiều thuận lợi. Hàng năm vào quý III để phân bổ kế hoạch chi cho nhóm dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch mở hội nghị họp với các đơn vị dự toán cấp I để triển khai kế hoạch phân bổ chi, thông báo cụ thể các định mức tiêu chuẩn và dự báo các khoản chi đột xuất có thể phát sinh cho các nhiệm vụ chi của năm sau.

Việc quản lý chi ở khâu này đã được lãnh đạo các đơn vị coi trọng, do đó không xảy ra tình trạng lập kế hoạch chi quá cao so với thực tế gây lãng phí NSNN nên đã hạn chế tối đa những tiêu cực trong khâu lập kế hoạch ở các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách huyện quản lý, tạo thế chủ động chi cho cả cấp ngân sách huyện và đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, dân chủ trong khâu xây dựng, phân bổ kế hoạch chi. Do tập trung dân chủ công khai hoá trong khâu lập kế hoạch nên các đơn vị tự điều chỉnh, tự giác giám sát nội bộ và giám sát lẫn nhau, tạo lòng tin và thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn của cấp trên.

Sau đây là bảng tổng hợp dự toán chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn 2013 - 2015:

Bảng 3.2. Dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Thanh Ba giai đoạn 2013 - 2015 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 Bq A Tổng chi NS địa phương (I+II) 108.527 122.211 133.345 112,61 109,11 110,86

I Chi đầu tư phát triển 30.917 39.814 43.512 128,78 109,29 119,03 II Chi thường xuyên 77.610 82.397 89.833 106,17 109,02 107,60

2.1 Chi quốc phòng 452 655 721 144,91 110,08 127,49 2.2 Chi an ninh 340 340 340 100,00 100,00 100,00 2.3 Chi sự nghiệp GD-ĐT 60.125 62.314 66.378 103,64 106,52 105,08 2.4 Chi sự nghiệp y tế 60 60 60 100,00 100,00 100,00 2.5 Chi sự nghiệp KH&CN 120 120 120 100,00 100,00 100,00 2.6 Chi sự nghiệp VHTT 875 912 988 104,23 108,33 106,28 2.7 Chi bảo đảm xã hội 3.127 3.818 4.157 122,10 108,88 115,49 2.8 Chi sự nghiệp kinh tế 3.888 4.785 5.566 123,07 116,32 119,70 2.9 Chi trợ giá các mặt hàng chính sách 50 50 50 100,00 100,00 100,00 2.10 Chi quản lý hành chính 7.482 8.181 9.585 109,34 117,16 113,25 2.11 Chi sự nghiệp BVMT 877 877 877 100,00 100,00 100,00 2.12 Chi khác ngân sách 214 285 291 133,18 102,11 117,64

B Chi dự phòng NS 4.147 6.221 5.475 150,01 88,01 119,01 C Chi từ nguồn để lại QL qua NS 3.480 4.215 6.333 121,12 150,25 135,68 Tổng (A+B+C) 113.022 132.647 144.453 117,36 108,90 113,13

Nguồn: Dự toán ngân sách huyện Thanh Ba giai đoạn 2013 -2015

Qua bảng trên ta thấy tổng dự toán chi ngân sách huyện Thanh Ba giai đoạn 2013 - 2015 có xu hướng tăng nhưng tăng không ổn định, năm 2014 so với năm 2013 tăng 117,36% tương ứng tăng 19.668 triệu đồng; năm 2015 so với năm 2014 tăng 108,90% tương ứng tăng 11.842 triệu đồng nguyên nhân do thực hiện chỉ đạo của Chính phủ cắt giảm chi tiêu công và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

toán chi ngân sách, các nguồn chi dự phòng ngân sách và chi từ nguồn để lại quản lý qua ngân sách chiếm tỷ lệ rất nhỏ và các nguồn chi này không ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)