Các loại lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006 2013​ (Trang 32 - 34)

Chương 2 Tổng quan nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài

2.1.2.1. Các loại lợi nhuận

Trong thực tế, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đầu tư tài chính,… nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:

- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp bao gồm cả lợi nhuận về hoạt động tài chính cũng như lợi nhuận thu được về nghiệp vụ liên doanh, cho vay, đầu tư các chứng khoán trên thị trường,…

- Lợi nhuận khác: chính là lợi nhuận bất thường như thu được các khoản nợ trước đây không đòi được, tài sản dôi thừa tự nhiên, lợi nhuận về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh, sang chế,…

Căn cứ vào quyền chiếm hữu

- Lợi nhuận trước thuế: là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ bao gồm lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác.

- Lợi nhuận sau thuế (còn gọi là lãi ròng): lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.

Căn cứ vào yêu cầu quản trị

- Lợi nhuận trước lãi, trước thuế (EBIT_Earnings Before Interest and Tax): thể hiện số lãi có được do hoạt động kinh doanh chưa tính đến yếu tố lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận kinh doanh: đây là số thực lãi về kinh doanh của doanh nghiệp

Pbh = EBIT – I = EBT

Pbh: lợi nhuận bán hàng – lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa mà có. I: lãi vay phải trả trong kỳ.

cp r S

P EPS =

Scp: số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006 2013​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)