Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006 2013​ (Trang 44 - 46)

Như đã trình bày ở chương 2, chưa tìm thấy nghiên cứu nào cụ thể về mối quan hệ giữa hàng tồn kho và lợi nhuận trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam, vì vậy để lấp khoảng trống này, đề tài nghiên cứu này được thực hiện. Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy ước lượng các mô hình sau. Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng trên cở sở các mô hình của các nghiên cứu trước.

 Để trả lời cho câu hỏi về sự tác động của hàng hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động, đề tài sử dụng mô hình (3.1), hàng tồn kho trong mô hình này được cụ thể thành các thành phần của hàng tồn kho (RMI, WIP, FGI) nhằm tìm ra sự tác động của từng phần hàng tồn kho

GPSi,t= β0+ β1RMISi,t+ β2WIPSi,t+ β3FGISi,t+ β4SIZESi,t + β5SESi,t+ ε (3.1) Trong đó:

GPSi,t: hiệu suất lợi nhuận gộp của công ty i trong năm t. RMISi,t: hiệu suất nguyên vật liệu cùa công ty i trong năm t. WIPSi,t: hiệu suất sản phẩm dở dang của công ty i trong năm t. FGISi,t: hiệu suất thành phẩm của công ty i trong năm t.

SIZEi,t: hiệu suất theo quy mô của công ty i trong năm t.

SESi,t: tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu của công ty i trong năm t.

 Đểtrả lời cho câu hỏi 2, đề tài sử dụng sử dụng biến INVSi,t thay cho các biến về các thành phần của hàng tồn kho và mô hình được xây dựng với việc thêm biến giả INDinhằm kiểm định xem có sự khác nhau trong sự tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của công ty, đề tài sử dụng biến tương tác INVSi,t*INDi để xác định cụ thể mức độ khác nhau (nếu có) của sự tác động.

GPSi,t = λ0 + λ1INVSi,t + λ2INDi+ λ3 INVSi,t*INDi+ λ4SIZESi,t + λ5SESi,t+ ε (3.2) Trong đó:

INVSi,t: hiệu suất hàng tồn kho của công ty i trong năm t. INDi: biến giả (IND=1 nếu i là công ty sản xuất).

Nếu chỉ có hệ số λ2 ≠ 0 có ý nghĩa thống kê nghĩa là có sự khác nhau về sự tác động của INVS đến GPS giữa 2 loại hình doanh nghiệp nhưng mức độ tác động là không khác nhau. Nếu chỉ có hệ số λ3 ≠ 0 có ý nghĩa thống kê, điều này có ý nghĩa mức độ tác động của INVS đến hiệu suất GP của 2 loại hình là khác nhau. Nếu theo lý thuyết trên thì ta chỉ cần kiểm định hệ số hồi quy (λ3) của biến tương quan để trả lời cho câu hỏi 3. Tuy nhiên vì ta chưa thể xác định được mô hình hồi quy là có khác nhau về hệ số tung độ gốc (mô hình hồi quy không có biến tương quan) hay khác nhau về hệ số độ dốc (mô hình hồi quy không biến giả) nên ta vẫn sử dụng mô hình (3.2).

 Để trả lời cho câu hỏi 3: “Trong giai đoạn khủng hoảng và không khủng hoảng của nền kinh tế thì sự tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của công ty có khác nhau không?”, đề tài sử dụng mô hình (3.3) tương tự mô hình (3.2), nhưng thay biến giả INDibằng biến giả Siđại diện cho tình hình kinh tế nhằm kiểm định xem sự tác động này có thay đổi khi tình hình kinh tế thay đổi và mức khác nhau cụ thể (nếu có) sẽ là hệ số hồi quy của tích chéo giữa hàng tồn kho và biến giả trong mô hình.

GPSi,t = α0 + α1INVSi,t + α2Si+ α3INVSi,t*Si + α4SIZESi,t + α5SESi,t+ ε (3.3)

Với: Si: biến giả (Si=1 nếu i đang trong nền kinh tế khủng hoảng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006 2013​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)