Chương 2 Tổng quan nghiên cứu
2.2. Các nghiên cứu trước
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX từ 2006 đến 2012 áp dụng hai phương pháp nghiên cứu: phân tích tương quan và phân tích hồi quy bằng các phương pháp Pooled OLS, GLS và FEM trên dữ liệu bảng, với mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc GOP: tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp = (doanh thu thuần – giá vốn hàng bán)/ (Tổng tài sản – tài sản tài chính), các biến độc lập và biến điều chỉnh:
- IP: Kỳ lưu kho = (hàng tồn kho/giá vốn hàng bán)*365
- FAR: tỷ số tài sản tài chính = tài sản tài chính/tổng tài sản. - CR: tỷ số thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn.
Nghiên cứu tìm ra rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ lưu kho với tỷ lệ lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh.
Kết luận chương
Với việc áp dụng phương pháp phân tích hồi quy trong nghiên cứu, nghiên cứu của Boute và cộng sự (2007), nghiên cứu của Capkun và cộng sự (2009), nghiên cứu của Gaur và Bhattacharya (2011) và nghiên cứu cảu Beshkooh và cộng sự (2013) đều kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng tồn kho và hiệu quả hoạt động của công ty, điều này là phù hợp với lý thuyết tuy nhiên về bản chất của sự tác động thì các nghiên cứu cho kết quả không thống nhất. Ngoài nghiên cứu của Boute và cộng sự (2007), thì các nghiên cứu còn lại đều sử dụng biến GPS làm biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh, các biến RMIS, WIPS, FGIS, INVS với vai trò là biến độc lập. Các nghiên cứu đều được tiến hành ngoài bối cảnh kinh tế của Việt Nam mà bối cảnh kinh tế của Việt Nam khác so với kinh tế thế giới dù đang trong quá trình hội nhập do đó kết quả của các nghiên cứu trên thế giới sẽ mang tính khả thi không cao nếu ứng dụng vào điều kiện của nền kinh tế Việt Nam, còn ở Việt Nam chưa tìm thấy nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề này. Từ việc không có sự thống nhất trong kết quả của các nghiên cứu không thể phủ định sự khác nhau giữa các bối cảnh kinh tế sẽ cho kết quả nghiên cứu là khác nhau, do đó kết quả cùa các nghiên cứu trên thế giới sẽ không thể ứng dụng vào thực tế của nền kinh tế Việt Nam. Với lý do này cộng với việc chưa tìm thấy nghiên cứu nào về vấn đề này ở Việt Nam, tác giả xác định đây là khoảng trống kiến thức mà đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu để lấp vào. Nội dung của chương này sẽ là cơ sở để xây dựng câu hỏi nghiên cứu và là cơ sở cho việc xác định phương pháp nghiên cứu của chương sau.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Mục tiêu của chương này nhằm tạo tiền đề cho việc đưa ra các kết quả nghiên cứu vì vậy nội dung của chương sẽ bao gồm các vấn đề: trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra lý luận cho việc lựa chọn các biến của mô hình, xây dựng mô hình nghiên cứu, hình thành các giả thuyết cần phải kiểm định, trình bày sơ lược về công cụ phục vụ nghiên cứu. Nội dung về nguồn dữ liệu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu cũng sẽ được trình bày trong chương này.