Nhận xét chung về quy trình kiểm toán tại Công ty Kiểm toán VIETVALUES

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn chuẩn việt​ (Trang 104 - 106)

Ƣu điểm

Vietvalues được áp dụng chương trình kiểm toán theo mẫu của VACPA, phù hợp với VSA và ISA, đảm bảo việc thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp.

Công ty đã xây dựng một quy trình kiểm toán tổng quát và chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ giai đoạn thiết lập mục tiêu kiểm toán, tìm hiểu khách hàng, cho đến thực hiện kiểm toán và đánh giá công việc.

Đội ngũ nhân sự công ty trẻ, năng động, nhiệt huyết. Đây là một trong những yếu tố đã mang lại thành công cho Vietvalues như hiện nay.

Hàng năm, Vietvalues có những chương trình tập huấn, đào tạo giúp nhân viên trao đổi, cập nhập kiến thức để nâng cao kinh nghiệm, trao đồi thêm kiến thức, để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công việc.

KTV luôn đề cao tính hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán nhằm phát hiện sai phạm của khách hàng.

Nhƣợc điểm

Đội ngũ nhân sự của công ty còn trẻ là cơ hội chung nhưng cũng là thách thức cho công ty, do kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên nhiều khả năng xảy ra sai sót trong việc đánh giá rủi ro và xác lập mức trọng yếu. KTV trẻ thiếu kinh nghiệm chuyên môn nên gặp một số khó khăn nhất định khi thực hiện kiểm toán đối với khách hàng có quy mô lớn và nhiều rủi ro.

KTV gặp nhiều áp lực trong công việc khi vào mùa kiểm toán vì phải làm việc liên tục trong thời gian dài với áp lực về thời gian, nên dễ xảy ra sai sót.

5.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán các khoản ƣớc tính kế toán tại VIETVALUES

Ƣu điểm

Quy trình kiểm toán ước tính kế toán tại Vietvalues được tuân thủ theo mẫu của VACPA, nên phù hợp và nhất quán với chuẩn mực VSA540 và ISA540. Công ty đã xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho từng khoản mục để thiết lập những

thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng và tìm hiểu tính tính trung thực, hợp lý của từng khoản mục ước tính đó.

Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán thường được xây dựng gắn với các chương trình kiểm toán các phần hành có liên quan, do đó tạo nên sự thuận tiện trong việc so sánh đối chiếu và tăng hiệu quả.

Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, Công ty sẽ áp dụng linh hoạt các thủ tục khác nhau tạo điều kiện thu thập tốt nhất các bằng chứng kiểm toán, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đề ra.

Đối với các văn bản hướng dẫn mới có liên quan đến các khoản ước tính kế toán (TT200/2014/TT-BTC, TT228/2009/TT-BTC, TT45/2013/TT-BTC,…), Công ty luôn tiến hành cập nhập và áp dụng vào thực tế nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán của mình.

KTV thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết để thực hiện các ước tính kế toán một cách độc lập, không dựa vào cách tính và trích lập của đơn vị trong quán trình kiểm tra chi tiết.

KTV tiến hành lập và thực hiện chương trình kiểm toán cho từng phần hành theo mẫu quy trình kiểm toán của công ty. Căn cứ quy trình kiểm toán mẫu, KTV thực hiện có sáng tạo công việc của mình cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Điều này giúp KTV nhanh chóng phát hiện sai sót và không bỏ sót những thủ tục kiểm toán cần thiết.

Trưởng phòng kiểm toán đã có sự đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, đánh giá rủi ro và xác lập mức trọng yếu.

KTV thực hiện khá đầy đủ các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với từng khoản mục đảm bảo thu thập bằng chứng thích hợp.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm thường xuyên soát xét, kiểm tra tiến độ công việc và trao đổi với các KTV khác về những vướng mắc, từ đó đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc kiểm toán.

Kiểm toán các khoản ước tính kế toán KTV đã thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy định và phù hợp. Để đảm bảo chất lượng kiểm toán và hạn chế rủi ro kiểm toán, báo cáo kiểm toán các ước tính kế toán được soát xét qua nhiều KTV, nhiều

Nhƣợc điểm

Do bản chất của ước tính kế toán đã chứa đựng nhiều rủi ro, mang tính xét đoán nên còn một số vấn đề hạn chế sau:

Công ty xây dựng một quy trình kiểm toán chung cho tất cả các khách hàng nhưng lại thiếu các hướng dẫn về khảo sát cụ thể cho từng loại hình kinh doanh cụ thể nên khó bao quát riêng cho từng ngành nghề riêng biệt mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của các KTV nên chất lượng của các cuộc kiểm toán là không đồng đều.

Về việc thu thập thông tin: cách thức thu thập thông tin chủ yếu mang tính phỏng vấn, do việc thu thập tài liệu về chính sách, thủ tục mà đơn vị cung cấp ít nhiều gặp khó khăn, hoặc do hạn chế về thời gian và khối lượng công việc nên KTV không thể nghiên cứu kỹ hơn về tài liệu.

Về khấu hao TSCĐ: đối với phương pháp khấu hao TSCĐ, KTV thường chỉ dựa trên phương pháp khấu hao mà đơn vị đang sử dụng để ước tính lại chi phí khấu hao mà không xem xét liệu phương pháp đó có thực sự phù hợp với lợi ích mà tài sản đó mang lại cho đơn vị hay không. Đặc biệt, cả KTV và doanh nghiệp đều thường không cân nhắc đến việc ước tính giá trị thanh lý của tài sản – một trong những cơ sở quan trọng để ước tính chi phí khấu hao phù hợp.

Về khoản chi phí trích trước và dự phòng nợ khó đòi: đối với cơ sở dẫn liệu đầy đủ, KTV thường tiến hành trao đổi, phỏng vấn với khách hàng (phòng kế toán, phòng kế hoạch,...) để tìm hiểu xem liệu còn những khoản chi phí nào mà cần phải trích trước hay khoản dự phòng nào cho các khoản nợ. Tuy nhiên, tính khả thi của phương pháp này phần lớn lệ thuộc vào mức độ hợp tác từ phía khách hàng, gây khó khăn trong quá trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn chuẩn việt​ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)