2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Xem xét chính sách thu tiền hàng, thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán, các đảm bảo thanh toán áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng như thế nào?... từ đó kiểm toán có những đánh giá sơ bộ về khả năng phát sinh các khoản nợ khó đòi trong doanh nghiệp. Ngoài ra, KTV kiểm tra xem các khoản thanh toán có theo dõi chi tiết theo từng đối tượng và thời gian thanh toán để xác định các đối tượng là nợ khó đòi hay không.
- Kiểm tra, thu thập các chính sách, hướng dẫn của khách hàng về phương pháp và căn cứ trích lập dự phòng phải thu nợ khó đòi, sau khi trích lập có sự phê duyệt soát xét không.
- KTV thực hiện kiểm tra chữ ký phê duyệt, kiểm tra tính hiệu lực của các chứng từ liên quan, xem xét tính liên tục của các chứng từ liên quan đến khoản dự phòng nợ khó đòi nhằm đảm bảo mục tiêu trọn vẹn của khoản dự phòng.
- Kiểm tra các khoản nợ được trích dự phòng có thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị không…
Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- KTV thu thập các thủ tục, các quy định về việc HTK trích lập dự phòng của DN. Kiểm tra xem thực tế DN có tiến hành trích lập dự phòng giảm giá HTK không. - KTV kiểm tra đơn vị có theo dõi chi tiết từng loại hàng hóa vật tư bị giảm giá hay
không.
- Kiểm tra chữ ký phê duyệt, kiểm tra tính hiệu lực và đối chiếu số liệu với các chứng từ liên quan để đảm bảo dự phòng giảm giá HTK tồn tại thực tế tạo ngày lập BCTC.
- Kiểm tra về HTK đã trích lập dự phòng có thực sự thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay không.
Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ
- Kiểm toán khấu hao TSCĐ phải gắn với phần hành kiểm toán TSCĐ. Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện trong phần hành TSCĐ, vì vậy KTV có thể vận dụng cho cả khấu hao TSCĐ mà không phải thực hiện lại.
- Việc kiểm toán khấu hao TSCĐ là kiểm toán phương pháp kế toán hơn là kiểm toán một chi phí phát sinh. KTV cần thu thập chính sách khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp, xem xét quá trình thực hiện của đơn vị có nhất quán không, kiểm tra các văn bản có liên quan đến việc đăng ký thời gian khấu hao TSCĐ ( bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các cấp có thẩm quyền)…
Kiểm toán chi phí trả trƣớc
- Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
- KTV cần xem xét trong điều lệ công ty, phỏng vấn ban giám đốc hoặc kế toán trưởng về tiêu chuẩn và phương pháp trích lập chi phí trả trước.
- Xem xét các chi phí trả trước được lập có được tập hợp đúng không, có đúng tiêu chuẩn ghi nhận vào chi phí trả trước không (các doanh nghiệp thường hạch toán những tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ vào chi phí trả trước).
Kiểm toán chi phí phải trả
- Việc kiểm toán chi phí phải trả gắn liền với các phần hành khác như tiền lương, TSCĐ, vay vốn…Bên cạnh đó kiểm toán cần xem xét các chính sách và thủ tục ghi nhận chi phí phải trả của đơn vị, bằng chứng liên quan đến việc dự tính chi phí phải trả: biên bản họp đội đồng quản trị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vay vốn, kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, các hợp đồng vay vốn trả lãi sau, bảng thanh toán lương cuối cùng…
- Xem xét cách hạch toán chi phí phải trả của đơn vị từ năm trước, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước về các khoản chi phí phải trả ( nếu có).
2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản
Thủ tục phân tích
Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
- So sánh số dư dự phòng năm nay với năm trước kết hợp với phân tích biến động của dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.
- KTV tính tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng nợ và so sánh với năm trước, so sánh chi tiết các khoản phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước.
- Xem xét mức biến động của khoản dự phòng phải thu khó đòi trích lập năm nay so với năm trước, tìm hiểu nguyên nhân biến động.
Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- KTV so sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá HTK trên tổng giá trị HTK với các niên độ trước, với định mức (nếu có) hoặc với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
- So sánh tỷ suất giữa dự phòng hàng tồn kho với chỉ tiêu giá vốn hàng bán,…
Kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ
- KTV tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho từng loại TSCĐ (nhà xưởng, máy móc, thiết bị…) so sánh với năm trước hoặc của một số ngành tương đương để phát hiện những biến động, chênh lệch lớn. Điều này giúp KTV lưu ý đến những sai sót trong việc phân loại tài sản, thay đổi chính sách khấu hao, hay những sai sót trong việc tính khấu hao của doanh nghiệp.
- KTV có thể lập một bảng ước tính giá trị khấu hao, căn cứ vào nguyên giá, thời gian hữu ích, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013, từ đó tính ra số khấu hao cụ thể, đối chiếu với số kế toán, tính ra tổng chênh lệch. KTV có thể phỏng vấn kế toán trưởng về phương pháp khấu hao của đơn vị, trao đổi về cách tính của KTV, từ đó có những kiến nghị,…
Kiểm toán chi phí trả trƣớc
- So sánh, phân tích biến động của chi phí trả trước năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.
- KTV có thể so sánh khoản chi phí trả trước do kiểm toán ước tính và số của kế toán. Từ đó trao đổi với kế toán trưởng về những chênh lệch lớn ( nếu có).
Kiểm toán chi phí phải trả
- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước.
- So sánh tổng số dư chi phí phải trả, số dư theo từng khoản mục phải trả, tỷ trọng chi phí phải trả năm nay với năm trước, đánh giá những thay đổi bất thường.
Kiểm tra chi tiết
Kiểm toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Kiểm tra các chứng từ có liên quan tới các khoản phải thu đã lập dự phòng, đánh giá tính hợp lý của việc ước tính, tính toán và ghi nhận.
- Xem xét Bảng phân tích tuổi nợ, thảo luận với khách hàng về khả năng thu hồi nợ và dự phòng nợ khó đòi.
- Kiểm tra độ tin cậy Bảng phân tích tuổi nợ bằng cách: đối chiều tổng của Bảng phân tích tuổi nợ với Bảng CĐKT; đối chiếu các mẫu hóa đơn đã chọn về giá trị, ngày hết hạn, ngày hóa đơn được ghi trên bảng phân tích,…
- Xem xét các dự phòng bổ sung có thể phải lập, đối chiếu với câu trả lời của bên thứ ba( khách hàng, luật sư,…)
- Đảm bảo đã xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, có liên hệ và có thể ảnh hưởng tới nợ phải thu khách hàng.
- KTV ước tính độc lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tài liệu sau: chính sách bán chịu Phòng kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, kế ước vay nợ, biên bản thanh lý hợp đồng. Xem xét các hợp đồng kinh tế, khế ước vay có phù hợp với chính sách bán chịu của công ty hay không. Từ đó, KTV lập bảng tổng hợp công nợ quá hạn theo tuổi nợ, xem xét và phân tích chi tiết công nợ theo từng khách hàng đặc biệt chú ý khách hàng có tuổi nợ lâu năm, những khoản nợ lớn bất thường và những khoản nợ còn đang tranh chấp. khi đó KTV sẽ tổng hợp lại tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng có khả năng không thu hồi được ước tính dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.
Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Xem xét các khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập của đơn vị. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ trích lập dự phòng trong kỳ, phát hiện những nghiệp vụ bất thường. KTV kiểm tra số liệu và xem xét các cơ sở trích lập dự phòng nhằm đánh giá sự đầy đủ, thích hợp của các cơ sở trích lập dự phòng.
- Kiểm tra chất lượng và tình trạng HTK để phát hiện những trường hợp HTK đã lạc hậu hoặc kém phẩm chất mà đơn vị không lập dự phòng.
- KTV thu thập báo cáo nhập xuất tồn của thủ kho và các báo cáo khác liên quan đến đánh giá phẩm chất HTK, phỏng vấn thủ kho, nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý về thời gian và trình tự nhập xuất kho. Qua đó, KTV có thiết theo dõi được thời lưu kho thực tế của HTK, xem xét được chất lượng HTK tại các kho bãi.
- Kiểm tra chi tiết giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá trị ghi trên sổ vào thời điểm cuối niên độ kế toán. KTV đánh giá tính hợp lý của giá ghi trên sổ bằng cách xem xét giá trên hóa đơn bán hàng hay cước phí và phí bảo hiểm đã thực chi, so sánh giá trị trên sổ với giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm, xem xét và so sánh với giá thị trường…
- KTV ước tính độc lập khoản dự phòng giảm giá HTK như sau: căn cứ vào báo cáo nhập-xuất-tồn của bộ phận kho, KTV sẽ ước tính lại đơn giá và giá trị HTK cuối kỳ theo phương pháp tính giá HTK của công ty. Nếu đơn giá và giá trị HTK cuối kỳ theo ước tính của KTV và của công ty có chệnh lệch thì yêu cầu đơn vị giải trình và điều chỉnh. Nếu đơn giá và giá trị HTK cuối kỳ theo ước tính của KTV và của công ty giống nhau thì KTV sẽ căn cứ vào biên bản kiểm kê thực tế HTK cuối kỳ nhằm đánh giá HTK hư hỏng, mất phẩm chất, lỗi thời để trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, KTV còn căn cứ vào đơn giá bán đầu kỳ năm tài chính kế tiếp của công ty để so sánh với đơn giá HTK cuối kỳ, nếu đơn giá tồn cuối kỳ lớn hơn đơn giá đầu năm sau, khi đó KTV sẽ tính và trích lập dự phòng giảm giá HTK căn cứ trên công thức:
Số tiền dự phòng = (Đơn giá trên sổ sách – Đơn giá bán đầu kỳ tới)* Số lƣợng HTK cuối kỳ.
Kiểm toán chi phí khấu hao tài sản cố định
- Xem xét viêc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Thu thập bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế bao gồm cả nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế đầu kì, số khấu hao trích trong năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, số dư cuối kỳ,…
- Sau đó KTV tiến hành so sánh đối chiều với sổ cái, sổ chi tiết, báo cáo kiểm toán năm trước…
- Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định và việc ghi chép của chúng trên các sổ chi tiết.
- Đối với các trường hợp nâng cấp TSCĐ dẫn tới sự thay đổi mức khấu hao, cần đi sâu xem xét thay đổi tương ứng của mức trừ khấu hao.
- Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.
Kiểm toán chi phí trả trƣớc
- Thu thập Bảng tổng hợp phân bổ chi phí trả trước, đối chiều với sô dư trên Sổ Cái. Xem lướt qua Bảng tổng hợp phân bổ chi phí trả trước để xem xét có các khoản mục bất thường không? (số dư lớn, các khoản chi phí không mang tính chất là chi phí trả trước,…)
- Kiểm tra chứng từ liên quan đến các khoản chi phí trả trước phát sinh, đảm bảo các chi phí này được ghi nhận đầy đủ, chính xác và phân loại đúng đắn.
- Đánh giá tính hợp lý của thời gian phân bổ các chi phí trả trước do doanh nghiệp chọn và tính nhất quán với năm trước.
- Kiểm tra lại tính toán của bảng tổng hợp phân bổ và đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ chi phí trả trước vào các tài khoản chi phí liên quan.
Kiểm toán chi phí phải trả
- Thu thập bảng tổng hợp chi phí phải trả cuối năm, phân tích bản chất của số dư các khoản chi phí phải trả, đánh giá tính hợp lý của các khoản mục.
- Đôi chiếu các số dư chi phí phải trả đã ghi nhận với các chứng từ thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán (nếu có) và giải thích chênh lệch.
- Trường hợp chưa thanh toán sau ngày khóa sổ, tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan đến cơ sở ước tính cũng như cách tính toán chi phí phải trả mà doanh nghiệp đã thực hiện cuối năm.
- Kiểm tra các khoản chi phí phải trả chưa được ghi nhận:
Trên cơ sở nhật ký tiền gửi ngân hàng và tiền mặt sau ngày kể từ ngày khóa sổ kế toán, chọn ra các nghiệp vụ chi tiền lớn và kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận các khoản chi phí.
Rà soát các hóa đơn chưa thanh toán đến thời điểm kiểm toán, đảm bảo chi phí và nợ phải trả tương ứng đã được ghi nhận đúng kỳ.
Rà soát các hợp đồng mua hàng hóa/dịch vụ quan trọng có hiệu lực phát sinh trong kỳ, tham chiếu đến số dư chi phí phải trả cuối năm, đảm bảo các chi phí có liên quan đã được ghi nhận đầy đủ, đúng kỳ.
Kiểm tra tính trình bày các khoản chi phí phải trả trên BCTC.