6. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Những xu hướng mới về nghệ thuật biểu hiện
3.2.3.1 Sự tích hợp yếu tố dân gian trong đề tài, cốt truyện
Từ thế kỷ XVIII, thể loại truyền kỳ vẫn tiếp tục phát triển và tuy không được giới nghiên cứu hiện thời công nhận nhiều, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng truyền kỳ sau Truyền kỳ mạn lục là sự cố gắng rất nhiều của các tác giả. Truyền kỳ mạn lục mở đầu cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam, và khi vừa ra đời nó đã đánh dấu được vị trí của mình, khi được xem là một áng “thiên
cổ kỳ bút” – một vị trí được xem như độc tôn. Dù vậy, theo lẽ thường tình của mọi sự vật, hiện tượng, sẽ có sự hình thành, phát sinh và phát triển. Từ sau
Truyền kỳ mạn lục, thể loại truyện truyền kỳ ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát sinh, phát triển, thể hiện bằng sự ra đời của các tác phẩm truyền kỳ khác nữa, đánh dấu con đường đi của thể loại này suốt chiều dài lịch sử văn học Trung đại Việt Nam. Có thể nói, để có thể xứng tầm, hay thậm chí là để vượt qua được Truyền kỳ mạn lục, các tác giả truyện truyền kỳ sau Nguyễn Dữ đã rất kỳ công và đã có nhiều cách tân, canh tân, đổi mới để truyện truyền kỳ có cái mới mẻ, độc đáo riêng. húng ta không khẳng định rằng các truyện truyền kỳ khác ngoài Truyền kỳ mạn lục là xuất sắc hay hay hơn nhiều so với Truyền kỳ mạn lục, nhưng chúng ta cần phải ghi nhận sự tồn tại của các tác phẩm ấy. Nó đã tồn tại như nó cần phải thế. Những tác phẩm sau Truyền kỳ mạn lục như
Truyền kỳ tân phả ( oàn Thị iểm); Công dư tiệp ký (Vũ Phương ề); Lan Trì kiến văn lục ( Vũ Trinh); Tân truyền kỳ lục (Phạm Quý Thích)… là những tác phẩm như thế. Các tác giả hoặc làm mới cho tác phẩm của mình bằng cách thêm chữ “tân” ngay ở nhan đề tác phẩm, hoặc tuy nhan đề không hề đề cập đến thể loại là truyền kỳ nhưng trong các sáng tác lại mang đậm màu sắc kỳ ảo của thể loại. Bước sang thế kỷ thứ XVIII, thế giới hiện thực bắt đầu được tích hợp rõ nét hơn vào trong các sáng tác. iều này được phản ánh rõ ràng khi mà bối cảnh lịch sử giai đoạn đó đã tác động đến xu hướng sáng tác của các tác giả. ầu thế kỷ XVIII, bối cảnh xã hội tương đối phức tạp, khi mà chế độ phong kiến đã ở sâu trong thời kỳ khủng hoảng, các thế lực phong kiến như Lê – Trịnh ở đàng Ngoài, Nguyễn ở đàng trong ra sức bóc lột nhân dân, ngày đêm chuẩn bị cho cuộc chiến và xa lầy vào những cuộc ăn chơi vô độ, gây ra nỗi khổ hạnh cho nhân dân. Tình cảnh xã hội ngày càng trở nên đen tối, khổ đau, vua quan thì bỏ quên chính sự, ăn chơi sa đọa, vơ vét, bóc lột của dân, dân chúng thì đói nghèo, lầm than, bệnh tật, luôn sống trong nơm
nớp lo sợ… Trước thực trạng khốn cùng ấy, nhân dân chỉ còn duy nhất một con đường đó là vùng lên khởi nghĩa. Những năm 30 – 40 của thế kỷ XVIII, phong trào khởi nghĩa nông dân diễn ra rầm rộ, sôi nổi, tuy không có nhiều thành công nhưng đã giáng những đòn đau điếng vào chế độ phong kiến.
Sự kết nối trong nhân dân, công cụ để tạo nên niềm tin, sức mạnh và tinh thần đoàn kết, cổ vũ họ phấn đấu chính là cơ hội và điều kiện để những yếu tố của văn học dân gian xuất hiện, đó là những điều dễ hiểu, dễ nghe và tạo nên sự cuốn hút. Tận dụng điều đó, các tác giả sáng tác truyện truyền kỳ thời điểm này cũng tích hợp trong tác phẩm của mình nhiều yếu tố của văn học dân gian, đưa đến một tiến bộ mới về tính hiện thực, tính nhân văn, tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. iện thực về những cuộc khởi nghĩa của nông dân cũng đi vào trong các tác phẩm, phản ánh rõ nét bối cảnh đương thời.
Trong So sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, Trần Ích Nguyên có nhắc đến Truyền kỳ tân phả và ông cho rằng Truyền kỳ tân phả là cuốn mô phỏng sớm nhất Truyền kỳ mạn lục. Thực vậy, ngót nghét gần hai thế kỷ sau khi Truyền kỳ mạn lục ra đời ta mới thấy xuất hiện một tác phẩm truyền kỳ mới do một tác giả là nữ sĩ sáng tác. Truyền kỳ tân phả xuất hiện muộn và mang trên mình chữ “tân” để chứng tỏ cho người đời thấy, dù sau khoảng thời gian khá lâu mới xuất hiện nhưng điều đó là có nguyên nhân. Tác giả còn phải canh tân, làm mới truyền kỳ rồi sau đó mới giới thiệu đến bạn đọc.
Truyền kỳ thời đại mới thường gắn với đời thực, lấy câu chuyện kỳ ảo để từ đó răn đời. Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích kể về những câu chuyện con vật như con chó, con ve, con nhặng xanh, âu đến cuối cùng gắn chúng với kẻ sĩ, người ngay kẻ gian… để kết chuyện lại đề ra câu nói răn đời, than thở cho cái xã hội nhiễu nhương này. Lan Trì kiến văn lục kể về những
câu chuyện văn nhân, những chuyện tình trắc trở, những chuyện kỳ lạ… nhưng tác giả lại cố gắng đưa một nhân vật mình quen biết hay chính bản thân mình chứng kiến câu chuyện xảy ra, câu chuyện được kể để biến câu chuyện lạ đó gần với đời thực hơn; “kiến” tức là chứng kiến, nhìn thấy. Tuy vậy, những kết cấu câu chuyện, đề tài chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được tích hợp khá nhiều từ trong dân gian. Các truyện truyền kỳ sau Truyền kỳ mạn lục
vẫn tiếp tục kế thừa nguồn văn liệu dồi dào từ văn học dân gian, nó được tích hợp trong đề tài, chủ đề… ở các sáng tác này.
Trong Truyền kỳ tân phả, chúng ta sẽ nhìn thấy một motip quen thuộc của truyện cổ tích khi đọc truyện Bích Câu kỳ ngộ, giống với truyện cổ tích
Người đẹp trong tranh. Motip chàng trai gặp cô gái đẹp rồi tương tư, người đẹp ẩn mình trong bức tranh sau đó hiện ra những lúc chàng vắng nhà. Chàng trai thấy điều lạ rồi phát hiện ra người đẹp trong tranh… Bích Câu kỳ ngộ của oàn Thị iểm cũng kể chuyện theo motip như vậy, nhưng có phần cầu kỳ hơn. hàng trai Tú Uyên vốn là một người hào hoa, phong nhã, giỏi thơ văn, chỉ cần đặt bút là viết được thành văn, thơ làm ra không đếm kể. Chàng có một đặc điểm là không khi nào tin vào thần tiên nên sáng tác ra bài thơ “Bất tín thần tiên” để thể hiện quan điểm của mình. Bất ngờ trong một lần đi chơi hội, chàng Tú Uyên bắt gặp một bài thơ viết trên chiếc lá đưa đến trước mặt mình mà chàng phải lấy làm lạ khi có một đối thủ làng thơ. Rồi chàng được gặp cô gái – vốn dĩ là một nàng tiên “trạc độ mười bảy, mười tám tuổi, mày lá liễu, má hoa đào, ăn mặc gọn gàng” và đem mối tương tư, cả đêm thức trắng không sao ngủ được. Rồi chàng được một ông già bán cho một bức tranh tố nữ - cô gái trong tranh lại giống y hệt ngươi con gái chàng đã tương tư. em tranh về treo, mỗi lần gió sáng trăng chiều lại mượn tranh tiêu sầu. Từ đó cứ coi như trong nhà có một người nữa, ăn cơm mời cùng ăn đến một tháng trời, thì than thở rằng mãi không có người nội trợ, trách người con gái đẹp lạnh
nhạt không đối đáp lại tình chàng. Sau hôm đó, chàng đi học về thì thấy có cơm dẻo canh ngọt chờ sẵn, toàn là những thức ngon vật lạ, liền thấy lạ lẫm không biết ở đâu. Từ đó mỗi khi đi học về chàng đều thấy có sẵn cơm chờ mình, liền một hôm giả vờ đi học, nửa đường quay trở về thình lình gặp được cô tiên từ trong tranh bước ra. Lúc này chàng Tú Uyên liền có người vợ là tiên, tên Hà Giáng Kiều. Nàng Giáng Kiều dù là tiên nữ trên trời, nhưng khi thành vợ chàng Tú Uyên thì hết mực làm một người vợ hiền, ngày ngày lo cơm nước, khuyên can chồng việc rượu chè tới nơi tới chốn. Một nàng tiên lại vừa đẹp người, đẹp nết, khi mới quen Tú Uyên, vì không muốn duyên dễ được dễ mất mà tự đặt ra những cách trở ban đầu để những mong được gìn giữ lâu bền về sau, ấy vậy mà nàng cũng có lúc phải trải qua hoàn cảnh đáng thương. hàng Tú Uyên vì có vợ lo toan mọi chuyện đâm ra nhàn thân, thường hay rượu chè bê tha. “Thì giờ thấm thoắt, dần dà đã đến ba năm. Biết đâu thế sự đương hay nhiều phần đâm ra dở, đến nỗi nhầm nhỡ cả giai kỳ. Chỉ vì tính chàng thích uống rượu, hàng ngày sống trong cảnh phấn hương là lượt, khề khà làm vui, thường muốn ép nàng cùng uống rượu.” Chàng Tú Uyên có ý không nghe lời khuyên của vợ, vẫn cứ rượu chè bừa bãi, những lời thề thốt đều bị ma men làm cho quên hết. Giáng Kiều vẫn rất mực khuyên can mà không được. “Trong cơn tức giận, chàng lấy roi đánh nàng, đuổi nàng đi. Nàng cố van xin, chàng vẫn không thèm để ý”. Bất lực trước người chồng bê tha, nàng đành bỏ đi trong buồn tủi, mai khi sau này Tú Uyên tỉnh ngộ nàng mới trở về sum họp. Sau cả hai vợ chồng cùng bay về trời sống cuộc sống của người tiên. Truyện Vân Cát thần nữ kể câu chuyện về đức Liễu Hạnh công chúa ba lần giáng trần kết duyên cùng chàng ào Lang, sau để lại nhiều công đức cho đời, giúp vua đánh giặc, được lập đền thờ công đức và dân chúng thờ cúng đến tận ngày nay. ây là một nhân vật đã có từ trong truyền thuyết, nhưng qua ngòi bút của nữ sĩ oàn Thị iểm, Liễu Hạnh công chú hiện lên
với nhiều sắc thái cảm xúc và tài năng. Vị thần được nhân dân thờ cúng tuy là linh thiêng, là người cõi trời cõi tiên nhưng vẫn có những điều gần gũi, vẫn sinh con đẻ cái, và có những cảm xúc của con người trong cuộc sống đời thường. Chỉ khác là, nguồn gốc của bà vốn là tiên trên trời mà thôi.
Tình tiết về yếu tố sinh đẻ kỳ lạ cũng được đề cập đến trong Vân Cát thần nữ lục khi bà mẹ 40 tuổi mới có một con trai. “Đến năm Thiên Hựu, bà vợ có mang đã quá kỳ sinh nở, tự nhiên mắc bệnh nặng, cả ngày không ăn uống gì cả, chỉ thích hương hoa thơm mà thôi. Người nhà ngờ là yêu quái liền mời thầy cúng lễ, nhưng bệnh bà lại càng tăng thêm”. Sau khi chồng bà là Thái Công bị ngất đi và lạc đến chốn cung tiên thì nhìn thấy câu chuyện một tiên đồng làm rơi mẻ chiếc chén liền bị dẫn đi phạt, mà theo lời đồn là phải giáng xuống trần gian. Khi tỉnh dậy thì bà mẹ đã sinh ra một người con gái, mà cô con gái ấy lại chính là người tiên nữ bị phạt giáng xuống trần trong giấc mộng của người cha. Motip sinh đẻ kỳ lạ còn gặp trong một số truyện khác ở Lan Trì kiến văn lục như là Đứa con của rắn, Đẻ lạ,… là câu chuyện tác hợp giữa thần với người, mẹ chết mà con vẫn được chào đời, sau là hồn ma nuôi con bằng quà bánh… Những sáng tạo của tác giả có dựa trên motip truyện từ dân gian làm nên những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn. Chuyện tình ở Thanh Trì lại rất giống với truyện cổ tích Trương Chi – Mị Nương, gắn liền với hình ảnh con đò, người lái đò và những câu hát mê đắm lòng người. Cùng có một motip chàng lái đò nhà nghèo nhưng lại có tiếng hát hay, con gái phú ông say mê tiếng hát ấy mà ốm tương tư, muốn được lấy chàng lái đò làm chồng. Nhưng tiếc rằng phú ông chê chàng trai nghèo, không môn đăng hậu đối với gia đình ông nên nhất quyết không gả con gái cho. ây là một câu chuyện tình éo le, đầy bi thương của chàng trai nghèo với cô gái nhà giàu. Câu chuyện của Vũ Trinh có cải biên đi đôi chút, là chàng Nguyễn Sinh phẫn uất mà bỏ đi tìm đường làm giàu, quyết có tiền rồi trở về cưới cô gái. Nó gắn
liền với hiện thực cuộc sống khi buôn bán, thương lái đang dần dần phát triển trong xã hội. hàng Trương hi không chỉ nhà nghèo mà ngoại hình, khuôn mặt cũng không được đẹp để đến nỗi nàng Mị Nương vô cùng thất vọng. Sau này chàng Trương mới là người chết trước, cũng vì một nỗi ốm tương tư. âu chuyện của Vũ Trinh tuy cũng có một người phải chết vì tình nhưng tình tiết nhỏ lẻ thì được cải biên đôi chút, một phần là thể hiện sự sáng tạo mới mẻ của ông, một phần là để gần với cuộc sống hiện thực thời kỳ ông sống.
Trong Lan Trì kiến văn lục, tác giả Vũ Trinh cũng dựng lên nhiều chuyện khai thác đề tài từ truyện cổ tích như là truyện Sống lại, ta thấy motip trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như truyện Anh chàng họ Đào,
Chuyện tình ở Thanh Trì giống với cốt truyện Trương Chi, Mị Nương, truyện Ông tiên ăn mày giống với cốt truyện Hai anh em…
Câu chuyện thường gây ra các xung đột và giải quyết các xung đột từng bước, từ đó dẫn đến một ý nghĩa phản ánh, thường là phản ánh giá trị nhân đạo, khuyến thiện trừng ác, hoặc làm ơn được trả ơn hoặc có công thì sẽ được đền đáp. Tuy nhiên, khi bước sang tác phẩm truyền kỳ được các tác giả sáng tác, nó không còn mang ý nghĩa đơn thuần như truyện kể dân gian nữa mà có ý nghĩa đối với xã hội, thực tiễn sâu sắc hơn.
3.2.3.2. “Bác học hóa” những văn liệu từ dân gian
Mặc dù những truyện truyền kỳ sau Truyền kỳ mạn lục như là Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục, Công dư tiệp ký… đều mang khá đậm nét yếu tố của văn học dân gian trong đó. Tuy vậy, làm nên giá trị tác phẩm, khẳng định khả năng sáng tạo của các tác giả, không thể không nói đến những cái mới, những cái thuộc về sự phát triển câu chuyện của các tác giả viết truyện truyền kỳ. Truyền kỳ tân phả được sáng tác vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, thời kỳ này, những khuôn mẫu về lễ giáo, nề nếp nho giáo đã đi vào
quỹ đạo và dần trở thành một lối mòn, có tác động sâu sắc tới tiềm thức của con người, nhất là những người làm văn, những người sáng tác nghệ thuật. hính để phù hợp với những quy chuẩn ấy và cả xu hướng phát triển chung của văn học thời kỳ này, các sáng tác văn học nói chung, truyện truyền kỳ nói riêng cần có quá trình “bác học hóa”. iều này thể hiện rõ nét nhất trước hết ở các nhân vật trong Truyền kỳ tân phả. Vốn dĩ là một tác giả nữ, những câu chuyện bà sáng tác cũng đều liên quan đến giới nữ, nhân vật chính là nữ giới. Vai trò của người phụ nữ cũng vì thế mà được đẩy lên cao. Khác với truyện truyền kỳ trước đó là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, nhân vật của oàn Thị iểm có phần được “chọn lọc” kỹ lưỡng hơn. Nếu như ở Truyền kỳ mạn lục, nhân vật nữ có thể là những cô gái có xuất thân bình thường, những cô gái là ma nữ, yêu quái, hồn hoa, bóng quỷ… thì nhân vật nữ của oàn Thị iểm thường có xuất thân danh giá, không phải con nhà quan, con của quân vương thì cũng là tiên giáng trần, thần tiên trên trời. Câu chuyện kỳ ảo xoay quanh các nhân vật này cũng không tạo nên một sự quá rùng rợn như ở
Truyền kỳ mạn lục, bởi lẽ họ đều là những nhân vật mang đến điều lành cho những người xung quanh, chứ không phải những bóng ma chuyên đi trêu ghẹo dân lành như trong Đào thị nghiệp oan ký hay Mộc miên thụ truyện… trong Truyền kỳ mạn lục.
Bên cạnh xuất thân quý phái, những người phụ nữ này còn có một đặc điểm là rất tài hoa, có học thức và thậm chí còn đóng vai trò định hướng,