Sự tích hợp trong kỹ xảo xây dựng nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của thể loại truyền kỳ từ truyền kỳ mạn lục đến truyền kỳ tân phả​ (Trang 39 - 45)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Sự tích hợp trong kỹ xảo xây dựng nghệ thuật

Kỹ xảo nghệ thuật, ngôn ngữ văn tự thanh tân, điển nhã của cả hai tác phẩm có sức truyền cảm, đó là một trong những nguyên nhân khiến cho sách được lưu truyền sâu rộng và được nhiều người biết đến và ngày càng lan tỏa. Mặc dù nhân vật của Truyền kỳ mạn lụcTiễn đăng tân thoại chưa được khắc họa một cách tỉ mỉ, hình tượng không mấy nổi bật, kết cấu sắp xếp còn thiếu mới mẻ, song cả hai đều có những điểm khả quan nhất định, tiêu biểu là có nhiều tình tiết xuất hiện biến ảo, cuốn hút người đọc. Ở điểm này, Nguyễn Dữ và Cù Hựu đều bỏ ra nhiều công sức, trí tuệ và tạo nên những nét độc đáo riêng có ở mỗi kiệt tác.

Truyền kỳ mạn lụcTiễn đăng tân thoại đều có nhiều đặc trưng và quy luật chung khác tương đồng, điều này chứng tỏ văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam có mối quan hệ khá mật thiết. Truyền kỳ mạn lục tuy có tích hợp và chịu sự ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại nhưng mặc nhiên không hề là một sự sao chép cứng nhắc, mà đó là sự kết tinh tinh hoa của trí tuệ Nguyễn Dữ, từ đó sáng tạo nên một tác phẩm được gọi là áng “thiên cổ kỳ bút” của Việt Nam.

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đan xen khá nhiều văn vần cùng với văn xuôi dù vậy đã có sự tiết giảm phần văn vần nhiều so với sáng tác của Cù Hựu, khiến cho lời văn, toàn bộ câu chuyện được kể trở nên mềm mại hơn. Lời văn của Nguyễn Dữ trau chuốt, gắn cho những nhân vật của mình tài văn khá chỉn chu khi có thể “xuất khẩu thành thơ”, không chỉ là những nhân vật có tài năng, ngay cả người lái buôn như Trình Trung Ngộ biết ít chữ nghĩa, khi nghe nàng Nhị Khanh làm hai bài thơ cho nghe thì cũng biết khen

rằng “Văn tài của nàng không kém gì Dị An ngày xưa”. Ở thời Nguyễn Dữ sống, mặc dù chế độ Nho giáo đã có những khủng hoảng nhưng vai trò thống trị và sự ảnh hưởng của nó tới đời sống và những quan niệm, tư duy của con người vẫn còn rất mạnh mẽ. Trong ý thức hệ Nho giáo, tầng lớp người lái buôn không hề được coi trọng (sĩ, nông, công, thương), vì thế sự xuất hiện của nhân vật Trình Trung Ngộ trong truyện Mộc miên thụ truyện biết nói những câu hoa mĩ như người học thức là một dụng ý sâu sắc của tác giả Nguyễn Dữ. Dù biết ít chữ, Trung Ngộ cũng biết đến Dị An – một đại thi gia đời Tống, có tài văn thơ, nhất là ở thể từ, cho thấy qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Dữ thì nhân vật của ông cũng trở nên sắc sảo. ay như đứa bé con mới chỉ bốn tuổi trong Nam Xương nữ tử lục, nhưng đã biết nói chuyện, lập luận với cha của mình mạch lạc, gãy gọn: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”… Bằng kinh nghiệm và tài văn của mình, Nguyễn Dữ đã tạo nên một tác phẩm có sự linh hoạt trong bút điệu, xây dựng hình tượng sống động, không chỉ qua ngôn ngữ kể, tả mà còn làm toát lên thông qua việc gán những tài văn chương cho nhân vật. Mặc dù là những câu chuyện xoay xung quanh hồn ma bóng quỷ, quanh những chuyện tình yêu nam nữ,… nhưng văn khí của Nguyễn Dữ vẫn phần nào toát lên giọng điệu văn ngôn trang trọng, lịch sự.

Không chỉ trong giọng văn, ngôn từ được sử dụng, để cho khéo và việc sử dụng từ ngữ trở nên hợp lý, ta lại phải xem xét đến một cái tài nữa của Nguyễn Dữ đó chính là nghệ thuật sắp đặt, xây dựng tình huống truyện sao cho hợp lý, làm đà để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn, không bị đơn điệu. Trong Nam Xương nữ tử lục, nàng Vũ Thị Thiết phải dẫn đến một cái chết oan uổng và rồi sau đó là sự hối hận của người chồng trở thành rất hợp lý. Nguyễn Dữ xây dựng nhân vật nàng Vũ Thị Thiết là một người phụ nữ thùy mị, nết na, hiếu thảo, hết lòng vì chồng vì con. áng lý, với một thân phận

như vậy, nàng xứng đáng được hưởng một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc sum vầy. Tuy vậy, trớ trêu là chồng nàng lại phải đi chiến trận, để lại nàng ở nhà cùng mẹ già, con nhỏ, lo toan tất cả mọi việc. Nàng vẫn giữ nguyên vẹn nét nết na, hết lòng vì gia đình của mình, và đáng lý khi chồng trở về, điều này nàng phải được chồng ghi nhận. Nhưng nếu phát triển câu chuyện theo hướng đó thì thật nhàm chán, Nguyễn Dữ đã tạo ra một tình huống là người chồng trở về trò chuyện cùng con và rồi phát hiện ra, khi mình đi vắng, có một người đàn ông khác đêm đêm vẫn đến đây. Vốn dĩ chuyện cũng có thể sẽ không có gì nếu như chàng Trương là một người bình tĩnh và điềm đạm. Nhưng Nguyễn Dữ lại xây dựng nên chàng là một người tính tình hay ghen, đa nghi. Vậy là nàng Vũ Thị Thiết không có cơ hội để làm sáng tỏ sự thật. Với một người thủy chung như nàng, nhất định sẽ không chịu hàm oan một điều xấu xa đến thế, nhất định không thể nào chịu đựng được nỗi giày vò chỉ vì một lý do không có thật từ chồng. Nàng đã phải chọn lựa cái chết. Cái chết ấy cực đau đớn, tủi hờn, gây nên nỗi đáng tiếc, tiếc thương cho nàng nơi người đọc. Nhưng để câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì nàng Vũ Thị Thiết cũng sẽ mãi mãi bị chôn vùi nơi đáy nước cùng với nỗi oan khuất đó. Nguyễn Dữ đã cho chàng Trương nhận ra sự mù quáng của mình khi trò chuyện cùng cậu con trai nhỏ. Sự bình tĩnh lúc này của chàng đã quá muộn màng, vợ chàng đã không còn nữa. Xây dựng tình huống này là Nguyễn Dữ tạo cơ hội để cho nhân vật nhỏ của mình được lên tiếng, cậu bé ản đóng vai trò là người tháo nút thắt trong câu chuyện đầy mâu thuẫn và bi kịch của cha mẹ mình. Kết cục, nàng Vũ Thị Thiết được giải oan, nhưng cuối cùng vẫn là gia đình không được đoàn tụ, chàng Trương vẫn là mất vợ, bé ản vẫn là mồ côi mẹ. Câu chuyện khi vào tay Nguyễn Dữ đã trở nên ly kỳ, hấp dẫn rất nhiều lần, khiến cho người đọc phải trải qua, thấy đáng tiếc hết lần này tới lần khác.

Xây dựng câu chuyện tình yêu phi chính nghĩa của đôi àn Than và sư Vô Kỷ trong Đào thị nghiệp oan ký là một chuỗi những tình tiết ly kỳ hấp dẫn, từ khi Hàn Than là một cung nữ được trả về cuộc sống đời thường, sau đó thường đi lại nhà quan Hành Khiển rồi bị vợ quan nghi ngờ có tình cảm bất chính mà gây nên nỗi oán hận muốn trả thù. Trả thù không thành bèn đi tu ở chùa, rồi cũng vì kiêu ngạo mà biết thân phận trước đây đành bỏ trốn một lần nữa. Nàng có duyên gặp sư Vô Kỷ, dù cùng ở chốn cửa Phật nhưng hai người vẫn ngày ngày quấn quýt, tư thông, quên hết việc kinh kệ. Chuyện làm sai trái đến lúc phải trả giá, Hàn Than có mang rồi ốm lay lắt, Vô Kỷ dù là sư bác lại không biết thuốc, không làm cách nào cứu chữa được cho người yêu khiến nàng phải chết đau thương. Vô Kỷ vì thương nhớ quá mấy tháng sau cũng chết. ai người hóa kiếp làm con của quan Hành Khiển. Câu chuyện ngày càng trở nên ly kỳ khi một vị thầy tu nghèo nhìn ra là những yêu quái bèn báo cho quan Hành Khiển biết mà liệu. Rồi chặng đường gian nan quan Hành Khiển đi tìm đại sư Pháp Vân – bởi chỉ có ngài mới giúp được gia đình trị nạn yêu quái kia. Quả như lời nói của hai cậu con trai là tinh biến thành, đại sư Pháp Vân đã tiêu diệt được hai kẻ yêu nghiệt. Hai kẻ biến thành hai con rắn, nhờ thuật của sư Pháp Vân mà bị biến ra tro cả.

Trong cách tả, các tác giả rất chú ý miêu tả, diễn tả và lồng ghép các yếu tố kỳ ảo để tạo nên nỗi ghê sợ nơi người đọc. Tuy vậy, thay vì đưa yếu tố kỳ ảo vào để được người đọc tin tưởng là chuyện có thật, coi là chuyện có thật vì được kể như một câu chuyện xảy ra ngoài đời như trong văn học dân gian, thì Nguyễn Dữ đưa yếu tố kỳ ảo vào Truyền kỳ mạn lục là có một ý thức về sự hư cấu của tác giả, ít nhiều mang yếu tố mô tả, không đơn thuần chỉ là kể ra câu chuyện. iều này khẳng định sự sáng tạo của tác giả, chứ không chỉ là kể lại, tóm lược lại những điều đã có trong quá khứ như những truyện kỳ ảo ở giai đoạn trước đó như là Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục

Yếu tố kỳ ảo được dùng như là một phương tiện nghệ thuật để diễn tả ý nghĩa sâu sắc về hiện thực cuộc sống. ó là sự so sánh giữa trần gian với âm phủ, cho rằng trần gian mới có nạn mua quan bán quyền chứ ở âm phủ không thể mất quy củ như vậy để khẳng định rằng ở trần gian đang chính là một nơi nhũng loạn, không ở đâu lại bất ổn như vậy. Nguyễn Dữ đưa yếu tố kỳ ảo, xây dựng lên khung cảnh ở một chốn âm phủ, cũng có người đứng đầu là Diêm vương giống như vị vua trên trần gian, có đội ngũ quan quân binh lính, có các hình luật rõ ràng. Cấu trúc ấy giống như một bộ máy cai trị trên trần gian. Nhưng, điểm khác biệt là trên trần gian, người ta mua quan bán chức, cứ có tiền là được, không có sự công lý, công bằng, không được xét trên những quy chuẩn ban đầu được tạo ra. Chứ không phải như ở dưới âm phủ, nếu anh mắc tội này thì bị xử theo khung hình này, nếu mắc tội khác thì xử theo khung khác cho phù hợp. Như việc muốn nhận chức ở một địa vị nào đó phải có tài năng thực sự, là con người đức hạnh và được tiến cử đề bạt mới được chấp thuận, giống như cái cách mà Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên vậy. ây hay chính là mong mỏi của Nguyễn Dữ về một xã hội có trước có sau, tuân thủ theo quy định đã đề ra, và đặc biệt là có lương tâm con người đối với con người, không phải là sự bóc lột, chèn ép như cuộc sống mà ông đang sống và như những gì mà chính mắt ông nhìn, tai ông nghe thấy.

Mỗi một yếu tố kỳ ảo có trong tác phẩm, mỗi một tình huống truyện xảy ra hay con người của mỗi nhân vật và cách mà họ xuất hiện đều là có chứa dụng ý của tác giả ở trong đó. Vì có cái tâm nên mới sáng tác, vì có lòng lương thiện nên mới viết ra những lời lẽ, ý tứ muốn lên án, phê phán xã hội, khóc tiếng khóc cảm thương. Nguyễn Dữ mặc dù có học hỏi, tiếp nhận từ những thành tựu đi trước trong thể loại, nhưng đó là nguyên liệu để ông quy tụ lại, hòa trộn cùng với chất xám, sự sáng tạo của mình làm nên một tác

phẩm riêng biệt, phù hợp với nhân tình thế thái và qua đó phản ánh được dụng tâm của tác giả đối với chính lòng mình, cũng như đối với bạn đọc đương thời.

2.2. Bàn về khả năng thâu hóa thành tựu của văn học dân gian Việt Nam trong Truyền kỳ mạn lục

Làm nên thể loại truyện truyền kỳ ở Việt Nam, mà đặc biệt là tác phẩm đặc sắc Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ ở sự tích hợp từ thể loại truyền kỳ trong khu vực, mà điều quan trọng là nó thâu hóa, tiếp thu được từ nền văn học dân gian đồ sộ của dân tộc. Văn học dân gian là một từ chỉ chung cho nhiều thể loại khác nhau được nhân dân ta truyền cho nhau từ đời này sang đời khác bằng phương thức truyền miệng. iều đáng nói, văn học dân gian được chia ra làm nhiều thể loại khác nhau như truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện ngụ ngôn… Và, trong một số thể loại cụ thể như truyện cổ tích, truyền thuyết, yếu tố kỳ ảo, ly kỳ cũng đã được dân gian sử dụng rất nhiều khiến cho câu chuyện trở nên thần bí và lôi cuốn người nghe. Chính từ những điểm này, chúng ta xét đến sự thâu hóa vào trong truyện truyền kỳ, mà ở đây ta xét về tác phẩm tiêu biểu nhất, được xem là xuất sắc nhất của thể loại là Truyền kỳ mạn lục.

Trước hết, để hiểu về khái niệm “thâu hóa”, thâu có nghĩa là từ đầu đến cuối, thâu còn có nghĩa là thu; hóa có nghĩa là biến đổi, thay đổi, chuyển sang một cái khác. Ta có thể hiểu đơn giản thâu hóa có nghĩa là sự thu tóm lại từ đầu đến cuối rồi biến chuyển thành một cái khác. Ở đây, chúng ta xét đến đối tượng là truyện Truyền kỳ mạn lục trong mối quan hệ với các truyện thuộc thể loại truyền kỳ nói riêng và với văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học viết nói chung, mà ở đó tác giả tích góp từ những cái có sẵn, biến hóa, sáng tạo để trở thành sản phẩm của riêng mình. Truyền kỳ mạn lục bên cạnh

việc tích hợp từ truyện truyền kỳ Trung Quốc, bên cạnh việc sáng tạo của tác giả Nguyễn Dữ còn có một hàm lượng là sự thâu hóa từ chính nền văn học trong nước, cô đọng, chắt lọc để trở thành một tác phẩm vừa mang âm hưởng, màu sắc của quê hương, dân tộc, vừa mang nét cá tính sáng tạo riêng của tác giả Nguyễn Dữ. Sự thâu hóa đó được nhìn nhận, đánh giá dựa trên một số tiêu chí tiêu biểu đó là về chủ đề, đề tài, cốt truyện và cách trình bày nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của thể loại truyền kỳ từ truyền kỳ mạn lục đến truyền kỳ tân phả​ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)