6. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Giai đoạn thế kỷ XVIII – cuối thế kỷ XIX
Bước sang thời kỳ này, truyện truyền kỳ bắt đầu có những “bước lùi” trong nghệ thuật biểu hiện khi yếu tố kỳ ảo dần bị thu hẹp lại, yếu tố thực được các tác giả coi trọng hơn. ây được xem như một sự “canh tân”, một hướng đi mới cho thể loại truyền kỳ trong một giai đoạn lịch sử mới. Thời kỳ này nổi bật lên với những tác phẩm truyền kỳ của các tác giả oàn Thị iểm (Truyền kỳ tân phả), Vũ Trinh (Lan Trì kiến văn lục), Phạm Quý Thích (Công dư tiệp ký)…
Nếu như giai đoạn trước, truyện truyền kỳ đã đạt tới đỉnh cao thì sang giai đoạn này, các tác giả muốn có hướng đi mới cho truyện truyền kỳ, cố gắng để thể loại này tiếp tục tồn tại và được đón nhận. Xu hướng của các tác giả thời kỳ này đó là cố gắng đưa các yếu tố của cuộc sống hiện thực vào tác phẩm để thể hiện rằng câu chuyện được viết ra rất gần với đời sống, tạo sự tin tưởng nơi người đọc. hính điều này đã làm “mai một” nét đặc sắc nhất của truyện truyền kỳ là yếu tố kỳ ảo. Cái ảo dần giảm đi tức bản chất của truyện truyền kỳ đã đổi khác, nếu như câu chuyện không còn nhuốm màu kỳ ảo nữa tức là truyện truyền kỳ không còn giữ đúng bản chất của nó. Tác giả muốn đưa đời sống thực vào tác phẩm, thể hiện đầu tiên và nhìn thấy rõ nhất là ở nhan đề tác phẩm, như Vũ Trinh đặt tên cho sáng tác của mình là Lan Trì kiến
văn lục, từ “kiến văn” cho thấy rõ điều đó, Vũ Trinh muốn kể về những điều chính mắt ông nhìn thấy để từ đó tạo dựng niềm tin nơi người đọc. iều này một phần có thể hiểu được là do bối cảnh lịch sử, văn học quyết định sáng tác của các tác giả truyền kỳ. Thế kỷ XVIII, thế kỷ của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, mà nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ. Truyền kỳ tân phả của oàn Thị iểm ra đời trong bối cảnh ấy, vì vậy, trong sáng tác của bà, nhân vật người phụ nữ là trung tâm phản ánh ở đa số truyện, họ đều là những người phụ nữ có xuất thân cao sang, quyền quý, không là con nhà quan thì cũng là tiên trên trời giáng thế. Những hành động, việc làm của họ càng thể hiện vai trò của người nữ trong xã hội như là khuyên bảo chồng phải làm theo lẽ đúng (Bích Câu kỳ ngộ, Vân Cát thần nữ lục), tài văn thơ không thua kém gì bậc nam nhân (Vân Cát thần nữ lục). Không chỉ vậy, Truyền kỳ tân phả của oàn Thị iểm được đưa vào rất nhiều thơ phú, thậm chí dung lượng tác phẩm dành cho thơ chiếm phần lớn, khiến cho kết cấu câu chuyện trở nên lỏng lẻo. ây là một hướng sáng tác, hướng khác là tuyệt nhiên rất hiếm thơ ca như trong sáng tác của Vũ Trinh, dung lượng mỗi truyện ngắn gọn và có phần lời bình, thêm vào của tác giả thể hiện rằng câu chuyện đó có người chứng kiến, tạo thêm niềm tin nơi người đọc.
Những câu chuyện trong đời sống thực tại đi vào trong tác phẩm truyền kỳ làm cho yếu tố kỳ ảo trong nhiều câu chuyện rất ít như Long hổ đấu kỳ - có duy nhất yếu tố kỳ ảo là con hổ và con rồng biết nói tiếng người và cùng đấu khẩu hay gần như yếu tố kỳ ảo bị ẩn đi như Tùng bách thuyết thoại… Thể loại truyền kỳ giai đoạn này dần được sáng tác theo một xu hướng mới làm cho những câu chuyện kỳ không còn thật sự kỳ, tạo ra một lối sáng tác mới, mở đường cho văn học giai đoạn tiếp theo phát triển, đó là sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết.
Bước sang thế kỷ XIX khi có thực dân Pháp xâm lược nước ta, những đòi hỏi mới về sáng tác văn chương phục vụ cho công cuộc bảo vệ đất nước khiến cho những thể loại văn học mới dần ra đời phù hợp với nhu cầu của thời đại. Chữ viết mới ra đời đó là chữ quốc ngữ, mục đích chính của văn học thời kỳ này cũng khác, đó là đề cao sự hào hiệp, tinh thần yêu nước mà tiêu biểu là sáng tác của Nguyễn ình hiểu. Từ đây, văn học chữ Hán, chữ Nôm dần khép lại vai trò của mình; thể loại truyền kỳ sáng tác bằng chữ Hán cáo chung, mở ra một thời kỳ văn học mới với sự lên ngôi của truyện ngắn cận hiện đại.
Tiểu kết: Như vậy, ở chương , với những khái lược về thể loại truyền kỳ, từ khái niệm đến đặc trưng của thể loại về nội dung, nghệ thuật và các giai đoạn phát triển của thể loại truyền kỳ, chúng ta đã có những cái nhìn chung nhất về thể loại này ở Việt Nam. Thể loại truyền kỳ trải qua gần mười thế kỷ với ba giai đoạn, đã đi hết con đường từ hình thành, phát sinh, phát triển, suy thoái và tiêu vong theo quy luật vốn có của mọi hiện tượng. iai đoạn đầu là những manh nha đầu tiên cho sự hình thành của thể loại truyền kỳ, đến giai đoạn thứ hai là sự phát triển huy hoàng nhất của thể loại với điểm sáng là
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Bước sang giai đoạn thứ ba, truyền kỳ dần đi vào con đường tàn lụi, nhưng ở đầu giai đoạn ba, vẫn có những tác phẩm truyền kỳ được coi là đặc sắc, tiêu biểu là Truyền kỳ tân phả của bà oàn Thị iểm. Dù đến nay thể loại truyền kỳ không còn nữa nhưng nó đã khẳng định được những giá trị nhất định trong thời gian tồn tại và tạo nên được nét đặc trưng, là một thành tựu của nền văn học trung đại Việt Nam.
hương 2:THÀNH TỰU CỦA TRUYỀN KỲ VIỆ N M ẾN
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC