3.1.1. Tổng quan về huyện Tam Dương
Tam Dƣơng là huyện trung du thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích đất tự nhiên 107,18 km2. Huyện nằm ở vị trí chiến lực quan trọng: phía Bắc giáp huyện Lập Thạch, tam Đảo, Sông Lô; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc, phía Tây giáp huyện Vĩnh Tƣờng.
Trải qua quá trình lịch sử, huyện Tam Dƣơng nhiều lần thay đổi địa giới hành chính.Ngày 09/6/1998, Chính phủ ra Nghị định số 36/1998/NĐ-CP chia tách huyện Tam Đảo thành hai huyện Tam Dƣơng và Bình Xuyên. Huyện Tam Dƣơng tái lập gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 01 thị trấn. Tiếp đó, ngày 18/8/1999, Chính phủ ra Nghị định số 72/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Tam Dƣơng còn 17 xã, thị trấn. Ngày 09/12/2003, Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Phú Yên và huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; địa giới hành chính huyện Tam Dƣơng có sự điều chỉnh để thành lập huyện Tam Đảo. Hiện nay, huyện Tam Dƣơng có 13 xã, thị trấn với 145 thôn, làng, tổ dân phố.
Khi mới tái lập, huyện Tam Dƣơng là huyện thuần nông với xuất phát điểm thấp, nhiều xã thuộc vùng khó khăn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, nguồn lực đầu tƣ cho phát triển hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng trung
du và miền núi, nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối huyện Sơn Dƣơng (tỉnh Tuyên Quang), thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), các huyện Tam Đảo, Vĩnh Yên, Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và thủ đô Hà Nội; có các tuyến quốc lộ (2A, 2B, 2C),các đƣờng tỉnh lộ (310, 305, 316, 306) và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Đặc biệt, trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội- Lao Cai với 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại xã Kim Long và xã Đạo Tú, tạo điều kiện cho Tam Dƣơng có lợi thế đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội.
Do nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của huyện Tam Dƣơng có thế mạnh về phát triển cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Cùng với những thuận lợi về giao thông, quỹ đất lớn có thể xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tƣ phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Dƣơng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhờ phát huy tối đa những tiền năng, lợi thế, sau hơn 20 năm tái lập, Tam Dƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng và đáng tự hào. Nhiều nghị quyết, chƣơng trình, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành đã và đang đƣợc phát huy hiệu quả tại địa phƣơng. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của huyện tiếp tục đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục đƣợc huyện quan tâm chỉ đạo và luôn giữ thứ hạng cao trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 9,7%. Trong đó tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân ngành công nghiệp - xây dựng tăng 14,5%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng 7,0%. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản.
Những năm gần đây, Tam Dƣơng đã tập trung khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế về phát triển công nghiệp. Từ chỗ gần nhƣ huyện gần nhƣ không có các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, đến nay, trên địa bàn đã có cụm kinh tế - xã hội Hợp Thịnh với 32 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hai khu công nghiệp Tam Dƣơng I, Tam Dƣơng II với tổng diện tích trên 1.400 ha đã thu hút đƣợc các doanh nghiệp vào đầu tƣ, sản xuất. Trong đó, tại khu công nghiệp Tam Dƣơng I, tháng 5 năm 2015, Công ty TNHH VITTO - VP triển khai xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát với số vốn đầu tƣ trên 3.300 tỷ đồng, công suất đạt 36 triệu sản phẩm/năm. Hiện nhà máy đang sản xuất ổn định với sản lƣợng gần 20 triệu m2/năm, doanh thu ƣớc đạt 1.500 tỷ đồng, nộp NSNN bình quân trên 300 tỷ đồng/năm. Một số doanh nghiệp trên địa bàn đã sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lƣợng cao, có chỗ đứng trên địa trƣờng, đóng góp quan trọng vào thu NSNN trên địa bàn huyện.
Sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển cả về năng suất và chất lƣợng. Với thế mạnh về sản xuất rau quả, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung xây dựng các vùng chuyên canh rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, trên địa bàn đã có 551ha rau quả sản xuất theo hƣớng VietGAP. Huyện đã xây dựng đƣợc nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhƣ mô hình trồng hoa ly, ớt ngọt ở xã Hoàng Lâu và mô hình trồng dƣa lƣới, dƣa lê, cà chua ở xã Kim Long cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng/năm. Mới đây,Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với Công ty TNHH dịch vụ nông nghiệp Trung Kiên xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thị trấn Hợp Hoà với diện tích hơn 10.000 m2, xây dựng 34 nhà lƣới sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP. Hiện có 10 nhà lƣới đã đƣợc doanh nghiệp hoàn thiện và đƣa vào sản xuất với các giống cây trồng
chủ yếu là ớt ngọt, dƣa chuột, dƣa lƣới, cà chua trái vụ. Việc nhân rộng mô hình sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã tạo sự thay đổi trong kỹ thuật canh tác, từ đó tạo ra ra các sản phẩm có chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Tam Dƣơng đã đạt nhiều kết quả quan trọng về văn hoá - xã hội. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện có những bƣớc tiến mới. Toàn huyện có 48/51 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 94,1%. Công tác phổ cập giáo dục các cấp học đều đƣợc duy trì và nâng cao chất lƣợng. Ngành giáo dục Tam Dƣơng đạt đƣợc nhiều thành tích cao tại nhiều cuộc thi, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn, UBND huyện đã đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa.Hiện nay, có 11/13 xã, thị trấn đã có Trung tâm văn hóa thể thao; 137/145 thôn, làng có nhà văn hóa. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao càng ngày thu hút nhiều ngƣời dân tham gia. Cùng với đó, công tác an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc huyện triển khai thực hiện có hiệu quả. Hằng năm, tạo việc làm mới cho khoảng 3.100 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,66%. Tình hình Quốc phòng đƣợc củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, tạo môi trƣờng ổn định thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.
Những kết quả đạt đƣợc qua hơn 20 năm tái lập và nhất là những nỗ lực to lớn của các cấp, các ngành, các địa phƣơng đã tạo nền móng vững chắc để Tam Dƣơng tiếp tục giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo thế và lực mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
3.1.2. Tổng quan về KBNN Tam Dƣơng
Địa chỉ: Thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại: (0211).3895209 - Fax: (0211).3895209
Kho bạc Nhà nƣớc Tam Dƣơngđƣợc thành lập theo Quyết định số 1104/1998/QĐ-BTC ngày 26/8/1998 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 9 năm 1998.KBNN Tam Dƣơng trực thuộc KBNN Vĩnh Phúc, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ ngân sách Nhà nƣớc, các quỹ tài chính Nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo KBNN Tam Dƣơng gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc, 01 kế toán Trƣởng, 07 chuyên viên và 02 nhân viên hành chính. KBNN Tam Dƣơng tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên.
* Về nhiệm vụ:
- KBNN huyện đƣợc Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình, đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- KBNN huyện Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, …theo quy định của pháp luật.Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN;
- Thực hiện giao dịch thu - chi tiền bằng tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc.
- Thực hiện công tác kế toán NSNN
- Thực hiện công tác điện báo, thống kêvề thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định; xác nhận đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc. Thực hiện tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc.
- Quản lý ngân quỹ nhà nƣớc tại Kho bạc theo chế độ quy định nhƣ việc mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc.
- Thực hiện tiếp công dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc theo quy định.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc
-. Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thƣ, lƣu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại kho bạc theo quy định.
- Tổ chức thực hiện các chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nƣớc; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nƣớcVĩnh Phúc giao.
*Quyền hạn:
Kho bạc Nhà nƣớc Tam Dƣơng có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; đƣợc phép từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng tiêu chuẩn, định mức, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
* Quá trình xây dựng và phát triển KBNN Tam Dương
Những năm qua, đƣợc sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Tam Dƣơng, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phƣơng, cơ quan trong khối Tài chính, KBNN Tam Dƣơng đã liên tục phấn đấu, góp phần cùng với toàn ngành tài chính đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực trong quản lý quỹ NSNN, phân phối nguồn lực của địa phƣơng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy
nền kinh tế của huyện đạt và duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao, đóng góp quan trọng trong việc tạo ra sự lành mạnh hóa nền tài chính, kết quả đó đƣợc thể hiện trên các mặt công tác:
Ba năm (2016-2018), KBNN Tam Dƣơng phối hợp chặt chẽ với Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Chi cục Thuế huyện tổ chức thu NSNN đạt 634.366 triệu đồng (trong đó: năm 2016 đạt 129.904 triệu đồng, năm 2017 đạt 199.565 triệu đồng,năm 2018 đạt hơn 304.897 triệu đồng). Thực hiện chi NSNN đạt 48.190 tỷ đồng. Qua công tác kiểm soát chi, đã từ chối thanh toán và yêu cầu một số đơn vị phải hoàn chỉnh hồ sơ, chứng từ 46 món với tổng số tiền 3.591 triệu đồng, góp phần tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến năm 2020, với mục tiêu xây dựng Kho bạc điện tử, KBNN Tam Dƣơng cùng Kho bạc Nhà nƣớc các cấp tham gia tích cực, chủ động vào công cuộc cải cách bộ máy hành chính, hiện đại hóa quy trình nhiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành nhằm quản lý NSNN theo hƣớng đơn giản, công khai, minh bạch và hiệu quả. Hiện KBNN Tam Dƣơng đang thực hiện 13 thủ tục hành chính thuộc các nhóm lĩnh vực, gồm thu ngân sách Nhà nƣớc, chi ngân sách Nhà nƣớc, huy động vốn; trƣớc đó, năm 2014 thực hiện 24 thủ tục hành chính theo Quyết định số 26/QĐ-BTC ngày 03/01/2014 của Bộ Tài Chính; đến năm 2016, thực hiện 22 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1848/QĐ-BTC ngày 29/8/2016 của Bộ Tài chính. Nhƣ vậy, thủ tục hành chính đã đƣợc giảm đi đáng kể, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí thực hiện thủ tục cho các đơn vị dự toán ngân sách, chủ đầu tƣ và ngƣời dân trong giao dịch với hệ thống KBNN.
Việc tiếp nhận, giải quyết thanh toán chi ngân sách nhà nƣớc công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo cơ chế 1 cửa. Nếu nhƣ trƣớc đây, bình quân 1 hồ sơ thanh toán mất 7 ngày làm việc, nay giảm còn
tối đa 3 ngày. Đặc biệt, kể từ khi thực hiện cơ chế “một cửa, một giao dịch viên”, khách hàng đến giao dịch với KBNN chỉ gặp một cán bộ trong giải quyết hồ sơ kiểm soát chi, việc yêu cầu, bổ sung hồ sơ đƣợc thực hiện không quá 1 lần trong suốt quá trình giải quyết. Cán bộ kiểm soát chi trực tiếp hƣớng dẫn, giao dịch, trả kết quả, đây chính là một bƣớc đột phá trong công tác kiểm soát chi khi xử lý kịp thời những vƣớng mắc về hồ sơ, thủ tục trong quan hệ giao dịch. Từ đó, giảm bớt khâu trung gian giữa cán bộ kiểm soát chi và chủ đầu tƣ (đơn vị sử dụng ngân sách), tăng cƣờng cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục, rút ngắn thời gian thanh toán, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, trách nhiệm kiểm soát và đơn giản hóa thủ tục.
Là Chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ huyện Tam Dƣơng, những năm qua, Chi bộ KBNN Tam Dƣơng luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng Đảng; nhiều năm liền đƣợc đánh gia là Chi bộ Đảngtrong sạch vững mạnh. Trong 4 năm (2015-2019), Chi bộ đã giới thiệu 04 quần chúng ƣu tú đi học các lớp bồi dƣỡng đối tƣợng kết nạp Đảng và đã kết nạp đƣợc 03 đảng viên mới nâng tổng số đảng viên trong Chi bộ lên 9 đồng chí, chiếm 82% số cán bộ công chức của KBNN huyện. Chất lƣợng đảng viên ngày càng tăng (100% đảng viên trình độ đại học, 18% cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 36% cán bộ có trình độ trung cấp LLCT). Các mặt công tác khác nhƣ: bảo vệ chính trị nội bộ; kiểm tra, giám sát xây dựng Đảng, dân vận, các đoàn thể thực hiện đạt kết quả cao. Đồng thời, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quan tâm, hàng năm đều cử cán bộ tham gia các lớp bồi dƣỡng, tập huấn do Tỉnh, Trung ƣơng tổ chức. KBNN huyện có 3 cán bộ, nhân viên tốt nghiệp Thạc sĩ, 01 đồng chí tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
Ngày từ đầu nhiệm kỳ, huyện Tam Dƣơng đã xây dựng chƣơng trình hành động, tích cực triển khai, cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, Huyện ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; UBND huyện tích cực, chủ