KBNN và vai trò của KBNN trong quản lýthu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 30 - 34)

Sau khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, để thành lập một cơ quan chuyên môn đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ngân sách và tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL về việc thành lập Nha ngân khố thuộc Bộ Tài chính. Sắc lệnh quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Nha Ngân khố: Chức năng chủ yếulà in và phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, quản lý một số tài sản quý của Nhà nƣớc bằng hiện vật nhƣ vàng, bạc, đá quý; nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, giám sát các khoản thu về thuế, các khoản cấp phát theo dự toán; tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thu - chi, quyết toán.

06/5/1951 về việc thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Quốc gia là quản lý NSNN, tổ chức huy động vốn, quản lý ngoại tệ, thanh toán các khoản giao dịch với nƣớc ngoài, quản lý kim cƣơng, vàng bạc và các chứng từ có giá. Do yêu cầu cần cụ thể về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý NSNN nên chỉ 2 tháng sau khi thành lập, đến ngày 20/7/1951, KBNN đã đƣợc thành lập trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc Nhà nƣớc có nhiệm vụ quản lý thu NSNN, chi vốn NSNN cho các Bộ, Ngành, địa phƣơng, đơn vị theo kế hoạch ngân sách đã đƣợc phê duyệt. Đến ngày 27/7/1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ Quản lý quỹ NSNN thuộc Ngân hàng nhà nƣớc, thay thế cơ quan KBNN đặt tại Ngân hàng quốc gia. Trong giai đoạn 1976-1980, Vụ Quản lý quỹ NSNN ở Trung ƣơng phụ trách hệ thống thu, chi tài chính cấp tổng dự toán Trung ƣơng.

Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, đồng thời tổ chức KBNN theo 3 cấp: cấp Trung ƣơng, cấp Tỉnh và cấp Huyện. Ngày 01/01/2000, hệ thống KBNN đƣợc giao thêm nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn NSNN theo Nghị định số 145/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/9/1999 và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC, ngày 26/1/1999của Bộ Tài chính. Do vậy, KBNN có chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật; việc thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, và cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo các quy định,KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực quỹ ngân sách nhà nƣớc, các quỹ tài chính nhà nƣớc và

các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý; quản lý ngân quỹ;tổng kế toán nhà nƣớc; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

KBNN có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN. Nhiệm vụ chính trị chủ yếu của KBNN là quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc. KBNN có những chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:

Thứ nhất, chức năng quản lý ngân quỹ quốc gia: Đó là việc quản lý các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc. Nếu thực hiện đầy đủ chức năng này, KBNN sẽ có chức năng quản lý toàn bộ Ngân quỹ quốc gia.

Thứ hai, chức năng kế toán Nhà nước: Việc thực hiện các chức năng này, mục tiêu cuối cùng mà KBNN cần đạt đƣợc, đó là thống nhất, đảm nhiệm toàn bộ hoạt động của kế toán Nhà nƣớc, nhằm tập trung việc thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin về tất cả các quỹ tài chính và có thể là các tài sản quốc gia khác.

Thứ ba, chức năng dịch vụ tín dụng Nhà nước: Chức năng này KBNN là ngƣời thực hiện việc huy động vốn nhằm tài trợ thiếu hụt Ngân sách và cho đầu tƣ phát triển; thực hiện cho vay theo ủy nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng; tiếp nhận nguồn vốn viện trợ và vay nợ nƣớc ngoài, phân phối theo chỉ định, thanh toán nợ vay, lãi vay... Nhƣ vậy, KBNN thay mặt Nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ về tín dụng. Ngoài ra còn thêm chức năng làm dịch vụ thanh toán cho Chính phủ ngoài việc huy động và cho vay.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, KBNN còn có vai trò làm trung gian “cầu nối” về mặt Tài chính nhƣ là một định chế trung gian liên kết chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng (ngân hàng nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại) và các tổ chức tiền tệ thực hiện nhiều hoạt động đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc

Khi xuất hiện khái niệm kinh tế thị trƣờng, vai trò của NSNN nói chung, KBNN nói riêng đã ngày càng đƣợc khẳng định là công cụ quan trọng

trong hệ thống tài chính quốc gia. Ở một số nƣớc, KBNN còn có một số chức năng đặc thù nhƣ là cơ quan Tài chính.

Nhƣ trên đã phân tích, KBNN là công cụ sắc bén để thực hiện chính sách tài chính quốc gia. Đối với NSNN, KBNN là công cụ để quản lý, điều hành NSNN. Đối với quá trình thu NSNN, gồm 2 giai đoạn chính: Quản lý thu (Lập bộ, tính thuế) và tổ chức thực hiện thu. Thu NSNN chỉ đƣợc coi là kết thúc khi tiền đã đƣợc nộp vào tài khoản tiền gửi của NSNN ở KBNN.

KBNN đồng thời là cơ quan đôn đốc các khoản thu vào NSNN. Ở Cộng hòa Pháp, khi đến hạn nộp thuế mà ngƣời chịu thuế không nộp thuế, KBNN gửi giấy nhắc nhở, phạt tiền hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị KBNN kê biên tài sản.

Trong quản lý thu NSNN qua KBNN, KBNN có vai trò chủ yếu sau: - KBNN tham gia vào trong quá trình xây dựng kế hoạch NSNN, lập và cụ thể hóa thu NSNN các cấp trên địa bàn:

- KBNN Là cơ quan ngành dọc đóng tại các địa phƣơng,vì vậy KBNN phải có trách nhiệm tham gia với cơ quan tài chính, tổ chức cùng cấp trong thu NSNN hàng quý, năm. Căn cứ số liệu tổng hợp về thu NSNN quý của các kỳ trƣớc tại KBNN đồng thời tập trung số liệu thống kê phân tích thu NSNN theo các chỉ tiêu chủ yếu, tình hình số liệu thu NSNN của các cơ quan chủ quản, các địa phƣơng để phân tích khả năng tiến độ thu tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoàn thành hay chƣa đạt chỉ tiêu kế hoạch thu NSNN. Ngoài ra căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ giai đoạn tới để dự kiến khả năng tiến độ thu của kỳ kế hoạch. Từ đó kiến nghị với cơ quan Tài chính sắp xếp, bố trí kế hoạch thu trên địa bàn cho phù hợp. Và xác định các biện pháp khai thác nguồn thu sử dụng nguồn vốn của KBNN để tạm ứng cho ngân sách địa phƣơng.

- KBNN thực hiện quản lý tập trung các nguồn thu NSNN:Tất cả các khoản thu NSNN đều phảiđƣợc nộp vào KBNN. KBNN thực hiện việc tiếp

nhận, tập trung các khoản thu vào KBNN theo lệnh của ngƣời chuẩn thu là cơ quan Thuế, cơ quan Tài chính và phối hợp với cơ quan Tài chính đồng cấp, cơ quan Thuế tổ chức tập trung nhanh nhất các khoản thu cho NSNN bằng tiền mặt và bằng chuyển khoản; sau đó thực hiện đối chiếu với cơ quan Thuế về số tiền thực nộp. KBNN thực hiện tổ chức các điểm thu cố định và thu lƣu động trực tiếp vào KBNN.

Giấy nộp tiền vào NSNN (có thể bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản do Bộ tài chính (Tổng cục thuế) in, quản lý thống nhất trong cả nƣớc theo mẫu quy định tại theo Mẫu số C1-02 ban hành kèm theo Thông tƣ 84/2016/TT- BTC, ngày 17/6/2019 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nƣớc đối với các khoản thuế và thu nội địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tam dương, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)