Một số khuyến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 58 - 62)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố kinh tế vĩ mô thật sự có tác động đến thị trường chứng khoán, trong đó lạm phát và cung tiền là hai yếu tố tác động rõ rệt nhất đến chỉ số giá chứng khoán. Do đó việc ban hành các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô phù hợp và hiệu quả của Chính phủ sẽ là nền tảng để phát triển thị trường chứng khoán, và thị

trường chứng khoán sẽ là bàn đạp để nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Từ đó, Chính phủ cần quan tâm đến cách điều hành những chính sách như:

Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và lành mạnh là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giải pháp phát triển TTCK. Các nhà hoạch định chính sách nên định hướng phát triển nền kinh tế bền vững, ổn định và dài hạn. Tiếp tục đổi mới cơchế quản lý điều hành theo hướng kinh tế thị trường, hạn chế can thiệp bằng những biện pháp hành chính.

Kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải để tạo điều kiện phát triển kinh tế

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy trong giai đoạn 2006 – 2015, sự biến động thất thường của lạm phát đã có tác động đáng kể đến TTCK, và những biểu hiện trên TTCK chính là thể hiện những bất ổn trong nền kinh tế. Vì vậy, nhiệm vụ kiểm soát lạm phát luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Vẫn biết rằng tăng trưởng thường song hành cùng với lạm phát, tuy nhiên lạm phát quá cao tại Việt Nam như các năm 2008, 2010, 2011 (lạm phát lên đến 2 con số) đã gây ra những khó khăn cho nền kinh tế, và tăng trưởng cũng không tăng cao như kỳ vọng. Hiện nay Chính phủ đã kiểm soát tốt tình trạng lạm phát cao và đưa về mức lạm phát thấp, lạm phát các năm 2013 và 2014 lần lượt là 6,6% và 4,09%, và năm 2015 lạm phát chỉ ở mức là 0,63% so với năm 2014 – thấp nhất 14 năm trở lại đây. Tuy nhiên, duy trì mức lạm phát thấp thì nền kinh tế có thể tăng trưởng dưới mức tiềm năng, tương lai sẽ gây mất cân bằng cung - cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu nguồn cung, từ đó làm cho các hoạt động kinh tế ngưng trệ theo. Ngoài ra, lạm phát thấp ảnh hưởng đến thu ngân sách, Chính phủ sẽ thiếu hụt tiền cho hoạt động đầu tư, trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, để thực hiện kiểm soát tốt lạm phát và tăng trưởng kinh tế như kỳ vọng cần thực hiện tốt một số nội dung như:

Thứ nhất, thực hiện kiểm soát lạm phát cần đặt trong mối tương quan với các chính sách điều hành kinh tế khác. Đồng thời, tạo sự tăng trưởng bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô để làm cơsở chống lạm phát cao.

áp dụng, lúc này NHNN sẽ ấn định một mức lạm phát cụ thể trong trung hạn, các nước phát triển đang ấn định mức lạm phát 2 – 3%, tại Việt Nam nên ấn định mức cao hơn 5 – 6% để đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện tại. Để thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, Việt Nam cần chuẩn bị một số điều kiện sau:

- Xây dựng bộ dữ liệu về các biến số kinh tế vĩ mô, mô hình dự báo, dự đoán tình hình kinh tế vĩ mô, hoạch định các chính sách để đối phó với rủi ro hệthống. - Xây dựng hệthống tài chính lành mạnh, nâng cao năng lực tài chính và chất lượng

hoạt động của các tổ chức tín dụng, sử dụng hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ.

- Ngân hàng nhà nước phải độc lập: chủ động sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn và tự chủ trong công việc của Ban lãnh đạo NHNN, phối hợp linh hoạt và chặt chẽ với các chính sách tài khóa.

- Cơcấu kinh tế phù hợp với nguyên tắc: kiểm soát giá cả một số các mặt hàng thiết yếu, chống độc quyền, lũng đoạn thị trường, nền kinh tế không quá nhạy với diễn biến giá cả và tỷ giá.

Tóm lại, với chính sách lạm phát mục tiêu, có thể coi đây là cam kết duy trì ổn định giá cả trong trung và dài hạn, tạo niềm tin cho người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước đối với chính sách tiền tệ.

Điều hành tỷ giá thận trọng và ổn định

Chính sách tỷ giá sẽ có tác động khác nhau đến các chủ thể trong nền kinh tế, vì vậy khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cũng cần đặt trong mối tương quan với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế nhằm đảm bảo sự phù hợp trong quá trình điều chỉnh, đáp ứng sự cân bằng trong tổng thể của nền kinh tế. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, NHNN cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Điều hành chính sách tỷ giá cần xem xét giá trị đồng tiền của các nước mà Việt Nam có tỷ trọng thương mại lớn, nếu đồng tiền những nước này mất giá mạnh so với USD thì hoạt động xuất khẩu của chúng ta sẽ ảnh hưởng nếu như tỷ giá VND/USD không thay đổi hoặc giảm xuống.

xem xét nhiều yếu tố như: xem xét khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam một cách toàn diện, phân tích tác động của việc tăng tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu, xem xét mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của chính sách và những hệquả đi kèm.

- Việc điều chỉnh tỷ giá nên đi theo lộ trình cam kết, những điều chỉnh tạo ra “cú sốc” cho thị trường có thể làm tăng nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ cũng nhưdoanh nghiệp và tạo ra làn sóng di chuyển nguồn vốn không mong muốn trên thị trường tài chính.

Chính sách cung tiền tăng trưởng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và lạm phát mục tiêu

Khi thực hiện chính sách cung tiền cần hướng tới mục tiêu cụ thể và phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Vì mỗi động thái nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ đều ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản trên TTCK nên NHNN cần hết sức thận trọng để tránh những “biến cố” bất ngờ cho nhà đầu tưvà thị trường.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là công cụ điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông NHNN thông qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ cũng như các phương tiện có giá khác. Để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả và linh hoạt, các cơ quan ban ngành cần hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển thêm các công cụ , kết hợp hài hòa giữa công cụ dự trữ bắt buộc và OMO để kiểm soát lượng tiền lưu thông.

Chính sách lãi suất ưu tiên kiểm soát lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp

Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn kiểm soát và ổn định lạm phát nên việc thực hiện chính sách tiền tệ, cụ thể lãi suất cần ưu tiên nhiệm vụ hàng đầu là kiểm soát lạm phát.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế hiện nay, giải pháp hạ lãi suất được xem nhưlà giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên hạ lãi suất đồng nghĩa với nới lỏng chính sách tiền tệ và đồng thời tạo áp lực tăng tỷ giá. Trong khi đó, tỷ giá tăng sẽ tạo áp lực hoạt động nhập khẩu (chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa nhập khẩu tăng cao) và vô tình sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để thực

hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, các cơ quan ban ngành phải tính toán cân nhắc lựa chọn biện pháp hữu hiệu hơn để hỗ trợ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán vn index​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)